Du học Pháp bằng tiếng Anh, có bắt buộc phải biết tiếng Pháp?
Đang có công việc ổn định tại một ngân hàng lớn, là mơ ước của nhiều người thế nhưng cô gái Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã quyết định "bỏ lại sau lưng" để nhập ngũ vác lên vai chiếc ba lô màu xanh áo lính.Quỳnh Trang (24 tuổi, nhà ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai), 2 năm trước Quỳnh Trang tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, sau đó vào làm việc Ngân hàng Sacombank - Phòng giao dịch Hố Nai.Chia sẻ về lý do rẽ ngang của mình, Quỳnh Trang cho hay gia đình có truyền thống là bộ đội cụ hồ, nên từ nhỏ đã quen cũng như yêu thích màu áo lính. "Lúc nào cũng tự hào, hãnh diện khi nghe bố mẹ kể về môi trường quân đội, công việc, truyền thống và đồng đội của mình. Đó là những khó khăn, vất vả, những hy sinh thầm lặng, sự mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, anh dũng hy sinh đổi lấy cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Qua những câu chuyện kể đó, không biết từ khi nào, mình đã yêu cái nghề mà bố và các đồng đội của bố đã lựa chọn". Quỳnh Trang nói.Cho nên sau 2 năm trải nghiệm với công việc ngân hàng, trong đợt tuyển quân lần này Quỳnh Trang đã quyết định thử thách môi trường quân ngũ và cũng mong muốn được phục vụ lâu dài như bố và các chú.Một bóng hồng khác ở TP.Biên Hòa cũng tên Trang, cũng tốt nghiệp đại học đã tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự đợt này. Đó là Đào Thị Huyền Trang (23 tuổi), vừa tốt nghiệp cử nhân kế toán tại Trường ĐH Đồng Nai vào giữa 2024, sáng tháng 9.2024 thì có thêm niềm vui lớn khác là vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dù có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường nhưng Huyền Trang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Huyền Trang tâm sự gia đình có truyền thống bộ đội, nên từ nhỏ đã nhận thức và hiểu về lực lượng quân đội Việt Nam. Được sự động viên, khích lệ của gia đình, Trang đã không chần chừ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ và háo hức chờ ngày lên đường.Huyền Trang cũng mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong môi trường quân ngũ để trở thành người kỷ luật, trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Đồng thời đóng góp sức mình góp phần xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh. Huyền Trang nghĩ rằng khi trải nghiệm cuộc sống trong quân ngũ mình sẽ hiểu rõ hơn về các chiến sĩ đang bảo vệ Tổ quốc, từ đó thêm trân trọng những giá trị của hòa bình và độc lập dân tộc.Huyền Trang chia sẻ: "Điều quan trọng là phải có lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý thức cống hiến cho xã hội. Dù là nam hay nữ, nếu có đủ quyết tâm và nỗ lực, chúng ta đều có thể đạt được thành công trên con đường mình đã chọn."Theo Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Đồng Nai, trong số 10 nữ trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025, địa bàn TP.Biên Hòa chiếm đa số với 7 người. 3 nữ công dân còn lại chia đều 3 địa phương khác là: Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và Định Quán.Cụ thể Mai Thị Út (23 tuổi) ở Cẩm Mỹ thì tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng của Trường đại học Y dược TP.HCM. Út nhận định con đường phía trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng đây cũng là cơ hội để em trưởng thành.Lê Kim Ngân (23 tuổi) ở Nhơn Trạch thì tốt nghiệp ngành luật Trường đại học Mở TP.HCM. Ngân nhận định: "Là nữ thì sẽ có một vài khó khăn hơn so với các bạn nam, nhưng tôi quyết tâm, cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ"."Bóng hồng" cuối cùng là Lê Đoàn Anh Thư (22 tuổi) ở H.Định Quán, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Từ ngày có giấy thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Anh Thư được các trang mạng xã hội chia sẻ thông tin với sự ngưỡng mộ, tự hào, một "bóng hồng" làm rạng ngời vùng cao của tỉnh Đồng Nai.Xe Hàn gầm cao cỡ nhỏ dưới 750 triệu: Chọn Hyundai Creta hay Kia Seltos?
"Khách em đang ‘dí deadline’ cho kịp cuộc thi VF 3 ‘Sáng tạo Chất riêng’. Còn ai dí em nữa thì… dí nốt đi ạ", là chia sẻ hóm hỉnh của anh Tiến Hưng, chủ một xưởng "độ" xe tại Đà Nẵng. Từ khi cuộc thi "Sáng tạo Chất riêng - Độc bản Cá tính" mở cổng đăng ký, vị chủ xưởng này cũng đã tranh thủ khoe những chiếc xe cá tính mà khách hàng đến làm ở các cơ sở của mình. Anh Hưng cũng đồng thời là chủ nhân một chiếc VF 3 cực "chất" sẽ tham dự cuộc thi.Tại các xưởng khác, không khí "chạy deadline" cũng đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Xưởng Dubai Care (Hà Nội) mới đây cũng đã đăng tải một video "Thử thách sáng tạo VF 3 trong 24 giờ" chia sẻ quá trình "tút" lại một chiếc xe theo phong cách tối giản (minimalism) vừa hiện đại vừa sang trọng.Còn trên mạng xã hội, #VF3 cũng đang trở thành từ khóa hot bậc nhất trong các hội, nhóm về xe. Dưới bài đăng kêu gọi các chủ xe nữ tham dự của tài khoản Nguyễn Bích Ngọc trên Hội VinFast VF 3 Việt Nam (nhóm Facebook với hơn 250.000 thành viên), hàng trăm lượt tương tác của các thành viên rủ nhau lập hội cùng đi thi, cùng lập nhóm offline...Trong khi đó, trên trang cá nhân, anh Nguyễn Thanh Hải (Hải Lenxecam) cho biết đã hoàn thành việc nộp bài thi và nhắc mọi người nhanh tay đăng ký trước ngày 15.3 để có cơ hội gặp gỡ tại sự kiện "Ngày hội sáng tạo" ngày 22.3.2025.Không chỉ thu hút sự chú ý của anh em làng xe, cuộc thi còn đang được chia sẻ rộng rãi bởi những nhân vật có sức ảnh hưởng trong ngành giải trí, thời trang, lifestyle… Mới đây, những cái tên nổi bật như Công Phát, Kha Lê, Fabo Nguyễn… đều đăng story thông báo sẽ đi thi và cũng kêu gọi cộng đồng cùng tham gia, cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc thi.Theo thông tin từ fanpage chính thức của VinFast, rất nhiều chiếc VF 3 độc đáo, cá tính với đa dạng phong cách đã sẵn sàng để tham gia sự kiện offline đồng thời tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vào ngày 22.3 sắp tới. Với cộng đồng hàng vạn chủ xe VF 3, sự kiện này được dự đoán sẽ là ngày hội vô cùng sôi động cho người yêu mến "bé ba" từ 3 miền đất nước.Không chỉ trưng bày các mẫu xe tham dự cuộc thi, sự kiện còn mang đến nhiều hoạt động giao lưu, giải trí hấp dẫn. Cũng tại đây, các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế, độ xe… và những nhân vật có ảnh hưởng trong cộng đồng sẽ cùng chấm điểm để tìm ra những mẫu xe ấn tượng nhất để vinh danh và trao giải, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 650 triệu đồng.Cụ thể, tại mỗi khu vực Bắc - Trung - Nam, Ban giám khảo sẽ chọn ra 3 mẫu xe để trao giải "Sáng tạo chất riêng", trị giá 50 triệu đồng mỗi giải. Mẫu xe ấn tượng nhất của cả 3 miền sẽ được trao giải "Ý tưởng sáng tạo đột phá" trị giá 100 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao thêm 10 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, để vinh danh những ý tưởng sáng tạo độc đáo.Để đăng ký dự thi, chủ xe chỉ cần truy cập cổng đăng ký để điền thông tin từ nay đến hết ngày 15.3.2025 tại địa chỉ: https://shop.vinfastauto.com/vi-vn/VF3-sang-tao-chat-rieng-doc-ban-ca-tinh.html?utm_source=PR&utm_medium=post&utm_campaign=VF3sangtaochatrieng và để lại thông tin cá nhân, thông tin xe kèm hình ảnh minh họa cũng như nội dung trình bày về ý tưởng sáng tạo trên chiếc xe của mình.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nam giới tiểu đường nguy cơ rối loạn cương dương
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Ở lượt trận đầu tiên thuộc nhóm 1, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM gặp đội Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM. Nhà đương kim vô địch (ĐKVĐ) Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM dù được đánh giá cao hợn, nhưng đã bất ngờ sảy chân và nhận thất bại với tỷ số 0-2 trước đội Trường ĐH GTVT TP.HCM ngay trận ra quân.Trận thua đầu tiên ở giải trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiến đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM rơi vào thế khó, trong cuộc đua giành vị trí nhất nhóm để vào chơi play-off. Quyền tự quyết cho tấm vé đi tiếp đã không còn nằm trong tay của thầy trò HLV Phạm Thái Vinh. Vòng loại khu vực TP.HCM có 7 nhóm, và chỉ 7 đội nhất nhóm cùng 1 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ vào chơi play-off.Ở lượt trận 2, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM gặp đội Trường ĐH Tài chính - Marketing. Đây là trận đấu là nhà đương kim vô địch không được phép thua. Đoàn quân của HLV Phạm Thái Vinh buộc phải giành trọn 3 điểm, thậm chí thắng với cách biệt càng lớn càng tốt để nuôi hy vọng đi tiếp.Đội Trường ĐH Tài chính - Marketing không được đánh giá quá cao và đã thất bại 1-2 trước đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn ở lượt trận đầu. Nếu thi đấu đúng sức, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hoàn toàn có thể giành chiến thắng.
Cách vệ sinh màn hình TV, máy tính
Những khoảnh khắc về bà Nguyễn Thị Mỹ An (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp) được con trai là anh Trần Thanh Sơn (26 tuổi, hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM) chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tinh thần ham học hỏi của người mẹ nông dân ở miền Tây.Những clip được anh Sơn chia sẻ thường ghi lại khoảnh khắc anh "kiểm tra bài cũ", ôn lại từ vựng tiếng Anh cho mẹ trong lúc mẹ đang làm công việc nội trợ ở nhà. Anh sẽ hỏi mẹ một vật dụng, đồ dùng hay thực phẩm bất kỳ có trong gian bếp bằng tiếng Việt và bà An sẽ đưa ra câu trả lời cho con trai bằng cách dịch chúng sang tiếng Anh.Dù phát âm không quá chuẩn nhưng cách người mẹ cố gắng nhớ lại và trả lời cho con những từ vựng đã học trước đó khiến nhiều người khâm phục. Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng để lại bình luận động viên người mẹ, cũng như bày tỏ sự yêu mến dành cho mẹ con anh Sơn.Người con trai cho biết 4 tháng trước, trong lần anh về thăm nhà, bà Mỹ An ngỏ ý nhờ anh Sơn quay lại những hình ảnh cuộc sống của mình ở vùng quê Lấp Vò và chia sẻ lên mạng xã hội cho bà con xem. Vậy là những khoảnh khắc về bà với cuộc sống thường nhật bình dị bên đồng ruộng, nương rẫy được đăng lên trang cá nhân đều đặn mỗi khi anh Sơn về thăm nhà và được nhiều người yêu thích.Cách đây hơn 1 tháng, anh nảy ra ý tưởng sẽ hướng dẫn tiếng Anh cho mẹ với những từ ngữ thông dụng, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. "Mẹ hay kể ngày nhỏ, mẹ ham học lắm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên việc học của mẹ gãy gánh giữa chừng. Sau này có gia đình, sinh con, mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân để anh em tụi mình thực hiện được ước mơ và rồi mẹ cũng quên mất về ước mơ của mẹ", cậu con trai xúc động.Từ lời kể của mẹ, anh quyết định sẽ hướng dẫn cho mẹ một điều thú vị nào đó mà anh đã được học trong hành trình thực hiện ước mơ của mình và đó là tiếng Anh. Bà Mỹ An cũng rất hào hứng, vui vẻ học tiếng Anh cùng con trai.Mỗi ngày, bà Mỹ An sẽ cùng con học 5 từ vựng tiếng Anh thông dụng như tên các loại thực phẩm, rau củ quả, vật dụng liên quan tới gian bếp để dễ nhớ. Người mẹ tin rằng "tích tiểu thành đại", mỗi ngày học một ít thì sau thời gian dài sẽ tích lũy được nhiều kiến thức.Việc cùng con quay những clip kỷ niệm cũng góp phần giúp gắn kết tình cảm của 2 mẹ con. "Học tiếng Anh thật không dễ nhưng thật vui và thú vị, vui nhất là con trai thường về quê với mình. Có những từ tôi thấy phát âm tiếng Anh khó, nhất là những từ bắt đầu bằng chữ "s" như "spoon" (cái muỗng), "sponge gourd" (trái mướp) nhưng tôi cũng tập làm sao cho phát âm tốt nhất. Tôi cũng vận dụng những từ đã học vào giao tiếp với con để không bị quên", người mẹ hào hứng kể.Với bà An, con trai là người chịu khó, cần cù, biết lắng nghe và suy nghĩ thấu đáo khi làm một việc gì đó. Anh Sơn quan tâm gia đình, hiếu thảo với cha mẹ nên bà vô cùng hạnh phúc và tự hào.Bận rộn với công việc dược sĩ ở Q.Tân Bình (TP.HCM), anh Sơn thường về thăm mẹ 2 - 3 tuần/lần. Làm nông dân, quanh năm bên đồng ruộng, vườn tược để nuôi các con lớn khôn, ăn học thành tài, mẹ trong mắt anh Sơn là người phụ nữ tuyệt vời nhất, là cả cuộc đời của anh.Cậu con trai mong mẹ sẽ sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và anh vẫn nỗ lực mỗi ngày để có thể báo hiếu cho cha mẹ. Anh vẫn sẽ đều đặn về thăm gia đình và những clip cùng mẹ học tiếng Anh vẫn sẽ còn được chia sẻ nhiều thêm.