Nghị lực của nữ sinh có biệt danh 'Thị Nở'
Với một mẫu xe gia đình tầm giá khoảng 700 triệu đồng, Honda BR-V cũng được trang bị tiện nghi ở mức đủ dùng. Phiên bản L cao nhất có vô lăng 3 chấu thể thao bố trí khá vừa tầm, được bọc da toàn bộ cho cảm giác cầm khá chắc tay. Ngoài ra, hãng cũng tích hợp đủ các nút bấm chức năng cần thiết. Phía sau vô lăng trang bị cả lẫy chuyển số khá tiện lợi.Giải golf hữu nghị hướng đến cộng đồng bền vững của Suntory PepsiCo
Trải qua gần 1 tháng tổ chức giải đấu, đêm 8.7, WOWSIS of SPLENDOR đã tìm ra chủ nhân của chiếc cúp vô địch là đội: Trường Quốc tế - IS; giải nhì là UEB Team - UEB; đồng giải ba là BDZTELLMEWHY - UEB và ULNO1 - UL; đội được yêu thích nhất: Sáu mươi lăm - SIS; giải cổ vũ cuồng nhiệt: Khoa Các khoa học liên ngành.
Hãng xe điện lớn nhất thế giới đang xem xét đầu tư nhà máy tại Phú Thọ
Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao với diện tích hơn 70 hecta tọa lạc giữa rừng tràm vừa được Công ty cổ phần Mebi Farm chính thức khánh thành vào cuối tuần qua tại thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thắng, H.Hàm Tân. Được khởi công từ năm 2021, dự án được đầu tư với quy mô 1,2 triệu gà đẻ trứng và 400.000 gà hậu bị, cung cấp hơn 375 triệu quả trứng/năm. Hệ thống chuồng gà được thiết kế và vận hành hoàn toàn tự động, kết nối đồng bộ với các hệ thống công năng khác, tạo nên chuỗi sản xuất khép kín và sản phẩm chất lượng cao.Khu vực chăn nuôi gồm 2 khu riêng biệt: khu nuôi gà mái giai đoạn hậu bị và khu nuôi gà giai đoạn đẻ trứng thương phẩm. Ngoài ra, một khu sơ chế, phân loại và đóng gói trứng được trang bị hệ thống máy móc tự động, kết nối liên hoàn với khu chuồng gà.Theo bà Lâm Thúy Ái, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mebi Farm, yếu tố sạch của quả trứng gà Mebi Farm được đảm bảo người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người đầu tiên chạm vào quả trứng, còn lại tất cả quy trình được vận hành hoàn toàn tự động, khép kín. Toàn bộ quy trình được truy xuất nguồn gốc chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu vào đến khâu hoàn thiện sản phẩm.Ông Huỳnh Công Tuấn - Chủ tịch HĐQT Mebi Farm cho biết, mục tiêu của dự án là hướng tới việc cung cấp những quả trứng đạt tiêu chuẩn cao nhất về dinh dưỡng, an toàn và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Để giải quyết triệt để vấn đề môi trường, hệ thống thu gom phân tự động chuyển phân gà tươi thành phân hữu cơ theo công nghệ compo của Nhật Bản. Dự án là hướng tới việc cung cấp những quả trứng đạt tiêu chuẩn cao nhất về dinh dưỡng, dự kiến trong hơn 4 tháng tới, mỗi ngày sẽ cung ứng 1,2 triệu trứng gà sạch cho thị trường.
Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh theo chuẩn mực thực hành của Ủy ban Quốc tế về an toàn người bệnh (Tổ chức JCI).Chương trình PRIME được triển khai tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 7.2024, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia từ Tổ chức JCI Mỹ và Công ty BD, nhằm chuẩn hóa thực hành tiêm truyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 10 tháng triển khai, gần 1.000 điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đã được đào tạo, với gần 200 huấn luyện viên nòng cốt nhận chứng nhận PRIME Champions. BV ĐHYD TP.HCM là đơn vị hoàn thành chương trình trong thời gian ngắn nhất so với các bệnh viện khác tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện trân trọng cảm ơn các cố vấn từ Tổ chức JCI và các chuyên gia của Công ty BD đã đồng hành trong chương trình PRIME. Thành quả đạt được là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể bệnh viện trong việc duy trì, cải tiến và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh. Chúng tôi cam kết tiếp tục đổi mới, hướng đến mô hình chăm sóc chuẩn mực, tiên tiến và khác biệt, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh".Theo TS ĐD Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đại học đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á triển khai thành công chương trình PRIME JCI với quy mô 1.000 điều dưỡng tham gia. Đây cũng là bệnh viện tiên phong với quy mô triển khai lớn nhất toàn quốc, gần như đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của Tổ chức JCI. Thành công này chính là nhờ vào sự quyết tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đồng lòng của lãnh đạo các phòng/khoa/đơn vị và sự nỗ lực từ mỗi viên chức bệnh viện.TS Jeannell M. Mansur, Cố vấn cao cấp của Tổ chức JCI, Giám đốc chương trình PRIME JCI, gửi lời chúc mừng đến BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu triển khai, bệnh viện đã khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong việc tuân thủ và hiện thực hóa các tiêu chuẩn JCI vào thực tiễn chăm sóc. Tôi tin tưởng rằng bệnh viện sẽ không chỉ duy trì mà còn liên tục cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường y tế an toàn, chất lượng và bền vững".TS Monnie Abraha, Cố vấn Tổ chức JCI, chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định kết quả hàng tháng về chương trình PRIME JCI tại BV ĐHYD TP.HCM, nhận định: "Bệnh viện không chỉ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chương trình mà còn chủ động đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn để liên tục cải tiến. Với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và chuyên môn vững vàng, đây chính là nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bệnh viện trong chương trình này".Việc thực hiện chương trình PRIME theo tiêu chuẩn của Tổ chức JCI là một chứng nhận quốc tế quan trọng, khẳng định chất lượng chăm sóc người bệnh an toàn và chuyên nghiệp tại BV ĐHYD TP.HCM. Chương trình PRIME được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn khởi đầu liệu pháp tiêm truyền, bao gồm lựa chọn thiết bị phù hợp, kỹ thuật tiếp cận mạch máu như xác định vị trí, chuẩn bị da, đặt catheter, cố định, khóa và duy trì đường truyền. Đồng thời, chương trình đảm bảo quy trình chuẩn bị thuốc đạt tiêu chuẩn, từ môi trường, kỹ thuật chuyên môn, tính toán liều lượng đến an toàn khi xử lý thuốc độc hại. Việc quản lý sử dụng thuốc được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu kiểm duyệt chỉ định bởi dược sĩ, tính toán tốc độ truyền đến trách nhiệm theo dõi sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung kiểm soát các hệ quả không mong muốn như phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và sai sót trong sử dụng thuốc, nhằm nâng cao an toàn cho người bệnh.Chương trình được triển khai tại hơn 50 bệnh viện trên toàn cầu, PRIME đã trở thành một chuẩn mực y tế quốc tế, và BV ĐHYD TP.HCM tự hào khi đạt được chứng nhận danh giá này. Thành công này tiếp tục khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả.
Bộ GD-ĐT lưu ý về xét tuyển sớm và lựa chọn ngành nghề
Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Trong số khoảng 30 xe của đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiêu rụi tại Thái Lan, tay đua Nguyễn Tuấn Vũ là một trong những tuyển thủ bị thiệt hại nặng nề nhất. Anh mang 2 chiếc xe đạp đua tham dự giải châu Á lần này gồm 1 chiếc chuyên dụng hiệu Cervelo dùng đua nội dung cá nhân tính giờ, chiếc này có giá hơn 400 triệu đồng. Trong đó riêng cặp bánh xe hiệu Scope có giá 107 triệu đồng. Bên cạnh đó Nguyễn Tuấn Vũ còn mang thêm 1 xe hiệu Giant để đua đường trường có giá trị khoảng 400 triệu đồng. Đây là 2 chiếc xe mà đơn vị TP.HCM đầu tư cho VĐV chủ lực Nguyễn Tuấn Vũ và anh dùng thi đấu khi lên đội tuyển. Tổn thất không kém so với Nguyễn Tuấn Vũ là tài năng trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội) khi anh mang đến Thái Lan 2 chiếc hiệu Cervelo, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Đội tập đoàn Lộc Trời An Giang đầu tư 8 chiếc xe cho Nguyễn Thị Thật, Thu Mai...đều là tuyển thủ xe đạp Việt Nam lần này. Theo ông Trần Hải Triều - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô An Giang trị giá của 8 chiếc xe này phải hơn 2 tỉ đồng. Dàn xe còn lại của các tuyển thủ Việt Nam cũng từ 150 triệu đồng/chiếc. Tính ra tổng thiệt hại trong vụ cháy xe đạp đua của đội tuyển xe đạp Việt Nam rất lớn. "Ban huấn luyện đang thống kê cụ thể từng trang thiết bị có trên xe bị cháy để gửi đến ban tổ chức giải quyết bồi thường. Đây là trách nhiệm của ban tổ chức bởi họ phụ trách toàn bộ việc di chuyển khi chúng ta đến Thái Lan", ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam tham dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết. Theo tìm hiểu, tất cả các xe đạp đua của đội tuyển Việt Nam đều không mua bảo hiểm mà chỉ áp dụng chính sách bảo hành từ các hãng, do đó khi xảy ra sự cố bị cháy như vừa rồi sẽ không được đền bù.