'Kỳ vọng học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn đời là bất khả thi'
Như Thanh Niên đã thông tin từ tháng 10.2024, hoạt động đạp pedalo (đạp vịt) ngắm cảnh, thư giãn trên thắng cảnh hồ Xuân Hương mang tính biểu tượng của du lịch Đà Lạt tồn tại suốt 30 năm qua, phải dừng hoạt động.Vì thế, từ Festival Hoa Đà Lạt 2024 đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đến nay, du khách đến với phố núi Đà Lạt cảm thấy… hụt hẫng khi trên hồ Xuân Hương không còn dịch vụ đạp vịt để trải nghiệm. Hàng chục chiếc pedalo xếp hàng ngay ngắn, đậu dọc bến thuyền (đầu đường Đinh Tiên Hoàng) và ở ven hồ bên nhà hàng Thủy Tạ vẫn đang chờ được hoạt động trở lại.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, khi nào hoạt động đạp pedalo trên hồ Xuân Hương được hoạt động trở lại?Ngày 25.2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết căn cứ Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ, thì hoạt động pedalo trên hồ Xuân Hương chỉ được hoạt động trở lại khi đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý được phê duyệt. Hồ sơ cấp phép khai thác dịch vụ thủy lợi do đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ (sau khi đề án được duyệt), tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp tỉnh). Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay cơ quan được giao trực tiếp quản lý các hồ đập trên địa bàn TP.Đà Lạt là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt. Đơn vị này đã xây dựng và hoàn thiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý (Tờ trình số 05/TTr-TTQLĐTKTCTTL ngày 19.2.2025). Do đó, UBND TP.Đà Lạt đang giao cho Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt nghiên cứu các quy định và tình hình thực tế để thẩm định trình UBND TP.Đà Lạt xem xét phê duyệt theo quy định và thẩm quyền trong tháng 3.2025.Tương tự, tại hồ Tuyền Lâm (KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm), TP.Đà Lạt, từ đầu năm 2024, dịch vụ du thuyền và đạp pedalo cũng bị "cấm cửa". Du khách đến đây chỉ biết ngắm cảnh, chụp hình, viếng Chùa (Thiền viện Trúc Lâm) rồi về. Nhiều đoàn du khách muốn trải nghiệm du thuyền để khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của mây trời, non nước của KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm như trước cũng không thể thực hiện.Theo Ban quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm, vì chủ trương thay đổi cơ chế quản lý và khai thác mặt nước của chính quyền địa phương. Do đó, tháng 4.2024, Ban có thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động của HTX du thuyền vì tỉnh Lâm Đồng chưa có đề án và cơ chế về loại hình cho thuê mặt nước nên đành phải chờ làm đề án, đấu thầu thì mới có thể hoạt động du thuyền trên mặt hồ Tuyền Lâm trở lại.Xin nói thêm dịch vụ đạp pedalo trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm được hình thành và tồn tại từ những năm 90 thế kỷ trước. Hơn 30 năm hoạt động chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. Thiết nghĩ để du lịch Đà Lạt hấp dẫn du khách, đa dạng các sản phẩm du lịch, các cấp chính quyền cần sớm tạo điều kiện để các dịch vụ phục vụ du khách như nói trên sớm hoạt động trở lại.Cách đưa Task Manager 'cổ điển' trở lại với Windows 11
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Những tấm lòng vàng
Ngày 17.1, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại Nghị định 178/2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025.Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.Sau thời hạn quy định trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.Theo thông tư ban hành, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).Công thức tính như sau: Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu. Còn số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Bộ Nội vụ lưu ý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.Trong đó, Bộ Nội vụ yêu cầu tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.Chính sách, chế độ đối với cán bộ quy định tại Thông tư số 01/2025 được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.Tại thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Chữa lành là gì và vì sao người ta thích đi chữa lành?
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.