Đội ngũ y tế chuyên môn cao góp phần làm nên chất lượng JCI của FV
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam.Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh nghẹn ngào kể về ngày đầu sang Úc định cư
Ngày 11.2, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Đảng uỷ - UBND xã Thanh Hòa tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa quân – dân cho gia đình tân binh Dương Duy Khánh (19 tuổi, ngụ ấp 9, xã Thanh Hòa), là thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025Theo đó, căn nhà nghĩa tình quân – dân được xây dựng trị giá 126 triệu đồng. Trong đó, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp hỗ trợ 106 triệu đồng và ngày công xây dựng, vốn của gia đình 20 triệu đồng.Gia đình tân binh Dương Duy Khánh có 5 thành viên, là một trong những hộ khó khăn về nhà ở tại địa phương. Bố mẹ không có việc làm ổn định, lại hay đau yếu nên căn nhà xập xệ đã nhiều năm nhưng không đủ điều kiện xây lại. Nhận thức hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Khánh phải nghỉ học sớm phụ giúp gia đình để các em tiếp tục đến trường. Trước khi đi nhập ngũ, Khánh đã có thời gian làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự xã Thanh Hòa.Vì yêu môi trường quân ngũ, ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục, dù được nằm trong diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Khánh đã quyết tâm xung phong lên đường nhập ngũ, hoàn thành ước mơ được làm người lính và mong muốn góp sức trẻ của mình phát huy truyền thống quê hương.Theo đại diện Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, trong chuyến thăm hỏi động viên thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ, thấu hiểu và chia sẻ trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Khánh, phải sống trong ngôi nhà bị xuống cấp, hư hỏng nặng, có thể sập bất cứ lúc nào nên đơn vị cùng địa phương đã quyết tâm, hỗ trợ xây mới ngôi nhà cho gia đình em, để em yên tâm thực hiện nhiệm vụ."Được cùng khởi công căn nhà mơ ước không chỉ của gia đình mà cá nhân nhân em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Cảm ơn sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền và Ban Chỉ huy quân sự huyện. Em hứa sẽ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong quân ngũ", Khánh chia sẻ.Bà Nguyễn Kim Hạnh (mẹ của Khánh) cũng xúc động và tự hào vì trước ngày con nhập ngũ lại được hỗ trợ căn nhà, đồng thời hứa sẽ động viên con an tâm tư tưởng, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, cố gắng lao động, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2,5 triệu ca không qua khỏi do viêm phổi mỗi năm, làm sao để phòng tránh?
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Một trong những câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển quân năm 2025 là anh em sinh 3 Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài, Lý Tiến Lộc (20 tuổi, ngụ xã Thới An Hội, H.Kế Sách, Sóc Trăng) cùng tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Chia sẻ về quyết định của mình, Tiến Tấn cho biết: "Từ nhỏ, chúng em đã yêu thích hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Khi biết có đợt tuyển quân, 3 anh em cùng nhau đăng ký với mong muốn được phục vụ trong quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc. Gia đình rất ủng hộ quyết định này và chúng em sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".Chị Lâm Hồng Thúy Ngân, Bí thư Xã đoàn Thới An Hội, cho biết: "Ba anh em Tấn, Tài, Tiến là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xung kích của thanh niên Sóc Trăng. Tôi tin rằng, với tinh thần kỷ luật, các bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở thành chiến sĩ ưu tú, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước".Tương tự, anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Huy và Nguyễn Quốc Hoàng (ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Tâm, H.Châu Thành, Sóc Trăng) cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Quốc Hoàng cho biết 2 anh em mong muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước nên tình nguyện thực hiện nghĩa vụ công an năm 2025 để góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. "Đây còn là môi trường giúp rèn luyện, cải thiện mình tốt hơn. Chúng em sẽ chấp hành tốt các quy định của đơn vị và nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Hoàng nói.Mùa tuyển quân năm 2025, Nguyễn Phát Huy (24 tuổi), Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn, TT.Huỳnh Hữu Nghĩa, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng) là đảng viên, gương cán bộ đoàn tiêu biểu, cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, Huy tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Với sự năng nổ và luôn tích cực trong các hoạt động Đoàn, năm 2024, Huy được bầu làm Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn.Huy chia sẻ: "Tôi rằng, trong môi trường quân đội, tôi sẽ được rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành hơn, cũng như vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho quân đội. Vì vậy, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Dù biết sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân cảm thấy rất vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ".Một tấm gương đáng chú ý nữa là Trần Minh Khang (ngụ xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên từ nhỏ đến lớn Khang sống với ông bà nội. Khi nghe địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ, với trách nhiệm với quê hương, đất nước, Khang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Không chỉ có các nam thanh niên, năm nay còn ghi nhận sự tham gia của cô gái dân tộc Khmer Tạ Thị Yến Ly (23 tuổi, ngụ xã Hòa Tú 1, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Yến Ly vừa tốt nghiệp ngành luật thương mại Trường ĐH Cần Thơ. "Em luôn ấp ủ ước mơ khoác lên mình bộ quân phục. Khi biết có cơ hội tham gia nghĩa vụ quân sự, em đã đăng ký và may mắn trúng tuyển và hiện đã sẵn sàng tinh thần lên đường nhập ngũ. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", Yến Ly bày tỏ.Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ giao 1.650 quân cho các đơn vị. Để công tác tuyển quân năm 2025 đạt kết quả cao, Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn cũng chủ động nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Song song với công tác tuyển quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng công tác hậu phương quân đội, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình tân binh, giúp thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ.
Lần đầu tiên Việt Nam có tour đêm băng rừng ngắm đom đóm, huyền ảo như cổ tích
Tuần này giá cà phê robusta tăng liên tiếp 3 phiên cuối tuần với tổng mức tăng chỉ có 62 USD/tấn, trước đó là một phiên giảm đến 163 USD/tấn (một phiên nghỉ lễ). Như vậy, kết quả của cả tuần giá cà phê giảm 101 USD/tấn và đây là tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.