Được tự ý chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chính thức công bố những nội dung về môn thi lớp 10 và cách thức tuyển sinh lớp 6.Cụ thể, Sở GD-ĐT thông tin về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và các tiêu chí xét tuyển THCS năm học 2025 - 2026 như sau:Thời gian thi: Ngày 6-7.6. Số môn thi, bài thi: ba môn thi gồm toán, ngữ văn (120 phút/môn), ngoại ngữ (90 phút).Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên của thành phố phải dự thi môn thứ tư (môn chuyên) với thời gian 150 phút/môn. Mỗi môn chuyên có một đề thi riêng theo chương trình môn học cấp THCS, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.Tiêu chí xét tuyển như sau:Tuyển sinh lớp 6 Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa và một số trường THCS tại địa phương có thể thực hiện xét tuyển dựa trên kết hợp 2 tiêu chí gồm kết quả rèn luyện, học tập các năm học ở cấp tiểu học và kết quả khảo sát đánh giá năng lực. Trong đó, các trường THCS tại địa phương phải đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu: Có số lượng thí sinh đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm gần đây và được UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện đề xuất.Các trường THCS còn lại thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập ở cấp tiểu học và sử dụng dữ liệu từ bản đồ GIS phục vụ công tác phân bổ học sinh, trong đó khu vực tuyển sinh của các trường do UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, quận, huyện tổ chức triển khai đầy đủ đến các đơn vị và đảm bảo thông tin đến học sinh, phụ huynh học sinh.Đề cập đến phương thức tuyển sinh lớp 6, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, thông tin TP.Thủ Đức đề xuất giữ ổn định như năm trước. Trong đó, sẽ có 3 trường THCS xét tuyển học sinh lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực bao gồm: Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư. Điều kiện dự tuyển là tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học có nguyện vọng vào học lớp 6 trên địa bàn TP.Thủ Đức, có điểm trung bình cuối năm môn toán, tiếng Việt đạt từ 9 trở lên. Học sinh dự khảo sát vào trường nào sẽ liên hệ nộp hồ sơ đăng ký tại trường đó và chỉ được đăng ký, nộp hồ sơ tại một trường THCS.Mỗi học sinh chỉ được đăng ký dự khảo sát đầu vào tại một trường (không có nguyện vọng khác), kết quả điểm khảo sát của trường đó không được lấy để xét tuyển vào 2 trường còn lại. Dự kiến kỳ khảo sát sẽ được Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức tổ chức vào giữa tháng 6.2025 với thời gian 90 phút.Tương tự, tại quận 7, ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận này, cũng cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD-ĐT, năm học 2025-2026, phòng GD-ĐT sẽ tham mưu và đề xuất với UBND quận 7 tiếp tục thực hiện việc tuyển sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ bằng bài khảo sát đánh giá năng lực như năm học 2024-2025.Từ năm học 2024 - 2025, TP.HCM có 6 trường THCS thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển kết hợp bài khảo sát đánh giá năng lực gồm: Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1); Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư (TP.Thủ Đức); Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Q.7); Trường THCS Nguyễn An Khương (H.Hóc Môn). Kỳ khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa do Sở GD-ĐT thực hiện, 5 trường còn lại do phòng GD-ĐT các địa phương tổ chức.Cúp truyền hình hấp dẫn: Không thắng chặng, 'khủng long' Petr Rikunov vẫn soán ngôi áo vàng
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập khủng của 'vị thần đèn cổ' nổi tiếng nhất Việt Nam
Ngày 26.1, tin từ Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Trần Thị Kim Thùy (34 tuổi, ở Hậu Giang) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, Thùy biết một người bạn có phương tiện giao thông vi phạm, bị cơ quan công an ở Hậu Giang tạm giữ. Khoảng giữa năm 2024, Thùy nhắn tin vào số điện thoại di động của người này, mạo danh là Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, hứa giúp đỡ rồi nại lý do để mượn tiền. Tin tưởng bạn, bị hại nhiều lần chuyển tiền cho Thùy, song chỉ nhận được lời hứa nên sinh nghi và quyết định đến công an trình báo. Vào cuộc xác minh, công an xác định Thùy mạo danh danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã đi khỏi địa phương hơn 4 tháng và không rõ tung tích. Đến ngày 25.1.2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang tìm ra Thùy đang lẩn trốn tại P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Tại cơ quan điều tra, Thùy thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội; đồng thời khai nhận từ tháng 6 đến tháng 8.2024, bằng thủ đoạn giả danh lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang, Thùy đã lừa đảo và chiếm đoạt của bị hại tổng số tiền trên 970 triệu đồng, sử dụng hết vào mục đích cá nhân. Công an tỉnh Hậu Giang tiếp tục điều tra, xử lý vụ mạo danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điểm sáng là một số doanh nghiệp cơ khí trong nước đã có mặt trong nhiều dự án lớn, làm tổng thầu EPC các dự án nhiệt điện than, nhiệt điện, điện khí, thủy điện. Trong đó, đã tự chủ trong việc thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công cho hơn 29 công trình thủy điện vừa và lớn trong nước, trong đó có công trình thủy điện Sơn La (2.400 MW) và Lai Châu (1.200 MW).
Tháng Thanh niên: Nhiều phần việc ý nghĩa của người trẻ ở vùng biên giới
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.