Các ông lớn thua kinh ngạc: Những sự sụp đổ tất yếu
Toàn thắng cả 2 trận, CLB Hoop Dreams dẫn đầu bảng B của Cúp bóng rổ VPrime 3x3. Ở bảng A, CLB MCFASolver Tech của Philippines tạm dẫn đầu bảng xếp hạng với 2 chiến thắng trước GG Basketball (Việt Nam) và Minakami Town (Nhật Bản).Nhận định PSG vs Man City (2g ngày 29.4): Chờ đợi một trận cầu kinh điển
Chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện kinh doanh vàng năm qua, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết kinh tế khó khăn nên buôn bán cũng ảnh hưởng. Dịp gần tết tình hình khả quan hơn, song không có nhiều đơn hàng lớn như mọi năm. Số lượng đơn hàng vàng trang sức tăng lên nhưng giá trị từng đơn cũng như tổng giá trị thu về lại giảm đi."Năm nay, doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hơn 10 mẫu vàng linh vật, ít hơn khá nhiều con số khoảng 30 mẫu của mọi năm. Chúng tôi cũng không sản xuất vàng miếng mới", bà Tâm nói.Một trong những vấn đề được bà Tâm và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác rất trăn trở là khan hiếm vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân cũng không dồi dào.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, hiện nguồn vàng nguyên liệu đầu vào rất căng thẳng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)... làm đúng quy trình thủ tục, có đầu vào mới có vàng cung ứng đầu ra.Trước đây, khi chưa siết chặt các quy định, doanh nghiệp có thể mua các loại vàng trôi nổi trên thị trường, nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường mua vào vàng của chính họ hoặc các loại vàng thương hiệu khác mà người dân đem bán có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng."Thời gian qua, người dân cũng chủ yếu mua vào chứ không nhiều người bán ra. Các yếu tố này làm cho vàng nguyên liệu ngày càng khan hiếm", ông Phương lý giải.Trao đổi với Thanh Niên, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết gần đây ông đến thăm PNJ, một trong những công ty trang sức lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy sản xuất, sẽ có nhà máy thứ ba trong tương lai gần. "Đại diện PNJ chia sẻ, công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến các khách hàng từ 15 quốc gia trên thế giới. Nhưng vì không thể mua đủ vàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng sản phẩm trang sức dành cho xuất khẩu của PNJ rất ít", ông Shaokai Fan nói.Dẫn thông tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và nghiên cứu từ Metal Focus, ông Shaokai Fan nhận định, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam dao động từ 15 - 20 tấn mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất số trang sức này."Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi kiến nghị về việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tới Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời, hy vọng rằng kiến nghị sẽ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm nay", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Shaokai Fan tính toán: năm 2024, xuất siêu của Việt Nam là 24 tỉ USD, tổng vốn FDI là 25 tỉ USD và kiều hối là 16 tỉ USD. Do đó, năm ngoái Việt Nam đã thu về lượng ngoại tệ là 65 tỉ USD .Nếu ngành thương mại Việt Nam yêu cầu nhập khẩu vàng thì nhu cầu vàng nguyên liệu thô tối đa chỉ khoảng 20 tấn vàng, trị giá khoảng 1,7 tỉ USD. Với thu ngoại tệ 65 tỉ USD, Việt Nam chi gần 2 tỉ USD nhập 20 tấn vàng là hợp lý.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tới tính thanh khoản của nền kinh tế. Phải đảm bảo có đủ dự trữ quốc gia, trong đó có vàng, ngoại tệ, những tài sản định nghĩa bằng đồng ngoại tệ, ít nhất dự trữ phải bằng số tiền quốc gia chi để nhập khẩu trong 3 tháng. Bởi vậy, lo ngại đổ quá nhiều tiền để nhập khẩu vàng cũng dễ hiểu.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, cả năm chi khoảng 1,7 - 2 tỉ USD để nhập vàng và chia ra thành nhiều đợt khác nhau thì không đáng lo ngại. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để nguồn cung vàng dồi dào hơn, cho phép nhập khẩu vàng ở mức phù hợp.Nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết vấn đề vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Phương nói, mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần "cơn khát" vàng nguyên liệu."Nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể", ông Phương nhìn nhận.
Liên Quân Mobile AIC 2023 quy tụ 18 đội tuyển hàng đầu
Theo Sở TN-MT, dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng làng Vân (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Quyết định 1432/QĐ-TTg ngày 20.11.2024, với quy mô khoảng 512,2 ha (giảm khoảng 50% so với ban đầu); tổng vốn đầu tư gần 44.000 tỉ đồng.Đây là khu phức hợp các công trình thương mại dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái kết hợp để ở có mật độ lưu trú thấp gắn với bảo tồn thiên nhiên phục vụ nhu cầu du lịch, sinh sống của người dân TP.Đà Nẵng, du khách trong và ngoài nước với không gian kiến trúc văn minh, hiện đại.Dự án đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất tại Quyết định số 8175/QĐ-UBND ngày 6.10.2008; điều chỉnh quy hoạch 1/500 tại các quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 22.3.2014, số 9043/QĐ-UBND ngày 15.12.2014 và số 5462/QĐ-UBND ngày 15.8.2016.Công ty CP Vinpearl được UBND TP.Đà Nẵng chấp thuận nhà đầu tư dự án tại quyết định số 5805/QĐ-UBND ngày 27.8.2016 và đã được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất theo Quyết định số 6566/QĐ-UBND ngày 27.9.2016 để triển khai giai đoạn 1.Đối với phần diện tích còn lại của dự án đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đủ điều kiện để thu hồi đất, giao đất, thuê đất theo quy định sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.Qua thống kê, phần diện tích của giai đoạn 2 có 679 hồ sơ cần giải phóng mặt bằng, gồm 38 hồ sơ đất có nhà ở, 641 hồ sơ đất nông nghiệp và đất khác. Sở TN-MT cho biết về cơ bản, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để triển khai dự án. Tính đến ngày 20.2, hội đồng giải phóng mặt bằng đã hoàn thành xử lý 510/679 hồ sơ (75,1%), còn 169 hồ sơ (24,9%). Hiện nay, UBND Q.Liên Chiểu tập trung giải phóng mặt bằng dứt điểm, theo cam kết về tiến độ mặt bằng sạch chậm nhất vào đầu tháng 4.2025 để đảm bảo dự án sớm triển khai.Đây là siêu dự án của Tập đoàn Vin Group, được đánh giá là thuộc nhóm các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
66 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Ấn Độ và Đắk Lắk
Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ.