Bị tai nạn đúng cao điểm ôn thi, nam sinh nói 'quyết tâm nhiều hơn'
Ngày 3.3, theo nguồn tin của Thanh Niên, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai dự thảo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công tác cán bộ về việc nghỉ hưu trước tuổi cho 11 người theo quy định tại Nghị định số 178/2024-NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 11 cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, Phó giám đốc Sở KH-CN), bà Rcom Sa Duyên (54 tuổi, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Đặng Phan Chung (54 tuổi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Tùng Khánh (61 tuổi, Giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Đỗ Lê Nam (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Nguyễn Đình Tiến (60 tuổi, Giám đốc Sở Nội vụ), ông Đặng Công Lâm (60 tuổi, Phó giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Văn Hạnh (58 tuổi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL), ông Kpă Đô (58 tuổi, Trưởng ban Dân tộc), ông Huỳnh Kim Đồng (58 tuổi, Phó trưởng ban Dân tộc), ông Nguyễn Kim Đại (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Xây dựng).Trước đó, ngày 22.2, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng có văn bản và danh sách gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc 134 công chức, viên chức và người lao động thuộc sở này tự nguyện đăng ký nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo chính sách, chế độ được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, trong tổng số 134 người xin nghỉ, có 92 công chức (trong đó 83 người nghỉ hưu trước tuổi, 9 người thôi việc), 35 viên chức (31 nghỉ hưu trước tuổi, 4 thôi việc) và 7 người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi.Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý giáo viên tiểu học vi phạm dạy thêm, học thêm
Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó, ngày 28.2, ông H.T không thấy vợ là bà N.T.T (47 tuổi, ngụ ở P.Phủ Hà, chuyên đi nhặt ve chai) trở về nhà nên gia đình tổ chức tìm kiếm.Đến sáng 1.3, gia đình ông T. đến khu vực KP.12, P.Phủ Hà tìm kiếm thì phát hiện chiếc xe đạp của vợ dựng ở công viên trước căn nhà nằm trong con hẻm thuộc đường Đoàn Thị Điểm, liền trình báo cơ quan chức năng.Nhận được tin báo, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra căn nhà trên thì phát hiện bà T. tử vong trong nhà với nhiều vết thương ở cổ.Cơ quan chức năng xác định Đặng Võ Duy Tuấn (23 tuổi) là người ở trong căn nhà này nhưng vắng mặt tại thời điểm cơ quan chức năng vào làm việc.Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tổ chức truy tìm nghi phạm của vụ án. Đến chiều cùng ngày (1.3), lực lượng trinh sát Công an Ninh Thuận đã bắt giữ nghi phạm Đặng Võ Duy Tuấn để điều tra.Theo người dân địa phương, Đặng Võ Duy Tuấn sống một mình trong căn nhà trên và là người sống khép kín, ít tiếp xúc với người xung quanh. "Trước đây, Đặng Võ Duy Tuấn sinh sống cùng mẹ trong ngôi nhà này nhưng sau đó bà đến nhà con gái ở", một người dân cho biết.
David Beckham lo lắng thời hậu ‘cơn sốt vàng’ Messi: ‘Chuyện gì sẽ xảy ra?’
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Cụ thể theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, thời gian qua, Cục đã nhận được nhiều cảnh báo và yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tình trạng vi phạm các quy định của nghị định thư từ cơ sở trồng đến đóng gói. Thậm chí nhiều tỉnh diện tích trồng sầu riêng lớn nhưng vi phạm quy định nhiều lần. Cụ thể có 115 mã số vùng trồng và 72 cơ sở đóng gói vi phạm quy định, trong số này có 35 mã số vùng trồng và 29 cơ sở đóng gói vi phạm nhiều lần, nguy cơ đối diện việc tạm ngừng xuất khẩu. Việc theo dõi quản lý cấp mã số cũng như giám sát các cơ sở này sau khi được cấp mã số đã được phân cấp về địa phương cấp tỉnh nhưng một số nơi buông lỏng quản lý.
Bí quyết giảm liền 15 kg của vợ thứ 4 đại gia Đức An Phan Như Thảo
Chiều 10.1, ông Tạ Hồ Nam, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, đến chúc mừng và trao bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho Công an TP.Đà Nẵng về thành tích triệt phá tổ chức tội phạm do người Trung Quốc cầm đầu hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen".Trước đó, ngày 11.1.2024, Công an TP.Đà Nẵng chủ công, phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và công an một số địa phương đấu tranh chuyên án, triệt xóa toàn bộ đường dây cho vay nặng lãi do Wang YunTao (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu, cùng với 192 người liên quan.Chuyên án này xác lập từ tháng 11.2023, sau khi Công an TP.Đà Nẵng phát hiện một số người vay tiền trực tuyến qua các ứng dụng (app) với lãi suất lên đến hơn 500%/năm. Người vay không trả lãi đúng hạn thì bị cắt ghép hình ảnh, nhắn tin, gọi điện để đe dọa, khủng bố tinh thần con nợ và người thân.Băng nhóm tội phạm do người Trung Quốc cầm đầu này hoạt động quy mô lớn, trên nhiều tỉnh thành nên Bộ Công an và các địa phương đã chi viện.Ngày 11.1.2024, có 250 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động 29 tại TP.HCM, Công an TP.HCM và Bình Dương đồng loạt đột kích 9 địa điểm hoạt động tại TP.HCM và Bình Dương.Wang YunTao và các bị can chủ chốt trong đường dây tội phạm bị di lý về TP.Đà Nẵng để khởi tố.Đến nay, Công an TP.Đà Nẵng xác định Wang YunTao và đồng bọn đã cho gần 2 triệu lượt vay với số tiền 9.000 tỉ đồng, thu lợi bất chính 2.500 tỉ đồng. Ban chuyên án tạm giữ 68 tỉ đồng tiền mặt cùng nhiều vật chứng, khởi tố 34 bị can về tội cho vay nặng lãi.Cùng ngày, Công an Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) ra thông báo tìm kiếm các bị hại của nhóm cho vay nặng lãi do Tạ Xuân Bửu (26 tuổi), Lê Kim Long (40 tuổi, cùng ngụ P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) và Tiêu Minh Chương (33 tuổi, ngụ P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, cùng TP.Đà Nẵng) cầm đầu.Đây là nhóm cho vay nặng lãi với mức lãi suất từ 183% đến 218%/năm. Quá trình điều tra thu thập chứng cứ ban đầu xác định, chỉ từ tháng 10 đến tháng 12.2024, nhóm này đã cho hàng trăm lượt vay tiền với số tiền hơn 1 tỉ đồng. Hiện vụ án tiếp tục được mở rộng.Công an Q.Sơn Trà đề nghị các nạn nhân cung cấp thông tin cho Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế và ma túy Công an Q.Sơn Trà (01 Huy Du, P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, điện thoại: 0236.3844529 hoặc điều tra viên Phan Thanh Vũ, điện thoại 0917.303.159).