ĐH Quốc gia Úc tuyển thẳng học sinh Việt Nam dựa trên điểm học bạ
Dệt chiếu cói là nghề truyền thống từ rất lâu đời ở xã Hoài Châu Bắc, TX.Hoài Nhơn (Bình Định). Chiếu dệt có nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa... Chiếu cói Hoài Nhơn nổi tiếng với độ óng mượt, dẻo dai và có màu sắc tươi thắm.Quyền Linh ngỡ ngàng khi chàng trai được cả công ty 'hộ tống' đi tìm người yêu
“Nếu các bạn tự ti, còn ngần ngại điều gì mà chưa đến phòng tập thì hãy nhìn vào mình mà lấy đó làm động lực. Mình từng lạc lối, mất phương hướng đến mức nghĩ những điều tiêu cực. Tuy nhiên, sau cơn mưa trời lại sáng, mình sẽ chẳng biết bản thân mạnh mẽ thế nào nếu không rơi vào nghịch cảnh. Bạn trẻ ơi hãy cố lên!”, chàng trai mất 1/2 cánh tay nhắn nhủ.
“Ngôi nhà Bohemian” - phong cách nội thất mới cho những tín đồ thích tự do
Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tham gia giải đấu và đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để chuẩn bị. Để tuyển chọn cầu thủ, trường đã tổ chức giải bóng đá sinh viên với 52 đội tham gia trong suốt 2 tháng. Sau quá trình tuyển chọn gắt gao, 25 cầu thủ xuất sắc nhất đã được lựa chọn và được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, cho biết nhà trường đã đầu tư 100 triệu đồng cho đội bóng, thể hiện sự quan tâm lớn đến giải đấu.Trong khi đó, Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân của vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II – 2024, quyết tâm bảo vệ ngôi vương. Sau hai mùa giải thành công, với vé vào VCK năm 2024 và vị trí á quân khu vực năm 2023, Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá là "ông kẹ" tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm nay. Mặc dù đã chia tay một số cầu thủ chủ chốt, đội hình của Trường ĐH Trà Vinh vẫn được đánh giá cao với những cây săn bàn như Huỳnh Đăng Khoa, Sơn Ngọc Tâm, Võ Phạm Nhật Duy, Cao Lữ Minh Thuận… HLV Trầm Quốc Nam tự tin vào phong độ của các cầu thủ sẽ đi sâu tại giải. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng tăng, hành trình bảo vệ ngôi vương khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ không dễ dàng.
Hành quân đến sân Tam Kỳ chiều 28.2 tại vòng 14 V-League 2024 - 2025, CLB Hải Phòng của Đình Triệu đặt ra mục tiêu cố gắng có điểm. Thực tế, mọi thứ đã diễn ra rất thuận lợi theo tính toán của thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm.Sau hiệp 1 chơi chặt chẽ và hòa 0-0, CLB Hải Phòng bất ngờ tăng tốc ở đầu hiệp 2 và được tưởng thưởng bởi pha lập công của hậu vệ Đặng Văn Tới ở phút 58.Chỉ 8 phút sau đó, cách biệt đã được nhân đôi thành 2-0 cho đội khách khi Nguyễn Tuấn Anh sút tung lưới thủ môn Văn Công. Kịch tính của trận đấu tăng cao sau tình huống Samson rút ngắn tỷ số còn 1-2.Đây là bàn thắng thứ 3 từ đầu mùa của lão tướng 37 tuổi này, giúp anh tạm thời dẫn đầu danh sách ghi bàn của CLB Quảng Nam. Hy vọng đã thắp sáng khi ngay sau đó tiền vệ Bissainthe nhận thẻ đỏ trực tiếp khiến đội khách chỉ còn 10 người trên sân.Trong phần còn lại của trận đấu, bóng hầu như chỉ lăn trên phần sân của đội khách. Nhưng sự tập trung của hàng thủ đội bóng áo đỏ đã giúp họ bảo toàn chiến thắng sít sao 2-1, rời sân Tam Kỳ với 3 điểm quý như vàng.Với 3 điểm quý giá ở vòng 14 này, CLB Hải Phòng đã có được 17 điểm để tạm thời vươn lên thứ 8 ở bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm xem như đã trải qua được giai đoạn khó khăn để tăng tốc ấn tượng ở đầu giai đoạn lượt về.Điểm lại, các học trò của HLV Chu Đình Nghiêm đã có 2 chiến thắng liên tiếp, giành 7 điểm trong 4 trận gần nhất để tạm thoát khu vực "cầm đèn đỏ" để tiến đến giữa bảng xếp hạng.Thủ môn Đình Triệu cho biết: "Trận đấu diễn ra chặt chẽ vì 2 đội rất hiểu nhau. Mục tiêu của chúng tôi là chắt chiu từng điểm số. Trận đấu rất quan trọng, rất may mắn CLB Hải Phòng đã có được 3 điểm.Tình huống khi đội bạn gỡ 1-2, Bissainthe muốn ôm bóng để làm chậm trận đấu lại một chút. Tôi không quan sát rõ lắm tình huống đó, nhưng phản ứng của bạn ấy là không nên vì tấm thẻ đỏ khiến đội rất khó khăn khi thiếu người.CLB Hải Phòng đang trải qua thời điểm khó khăn. Chúng tôi đặt mục tiêu có điểm để có thể đặt mục tiêu chiến thắng. Từ đó anh em trong đội sẽ tự tin và thăng hoa. CLB Hải Phòng sẽ chắt chiu từng điểm số".FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.