Lan tỏa trên mạng xã hội: Anh tài xế hát rap để động viên khách
Nhìn chung, kích thước, trang bị giữa hai mẫu xe này không có sự chênh lệch quá lớn. Trong khi đó, để đánh giá xấu, đẹp còn phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ, sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, nếu Air Blade 160 không có nhiều thay đổi đột phá về thiết kế so với bản 150 trước đây, thì Honda Vario 160 lột xác theo hướng hiện đại, thanh lịch hơn bản cũ.Taxi Lado mua, thuê hàng ngàn ô tô điện VinFast
Ngày 17.2, tin từ Công an tỉnh Hậu Giang, Cơ quan CSĐT Công an H.Châu Thành A vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Huyền (58 tuổi) và Trương Thị Diệu (vợ Huyền, 59 tuổi, cùng ngụ xã Tân Hòa, H.Châu Thành A, Hậu Giang) để điều tra về hành vi dùng ảnh nhạy cảm đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, giữa năm 2024, Trương Thị Diệu (lúc này làm nghề bán vé số) cùng một người đàn ông vào nhà trọ "tâm sự". Tại đây, theo yêu cầu của chồng, Diệu dùng điện thoại di động chụp hình mình và người đàn ông này. Khi biết sự việc, sợ bại lộ chuyện quan hệ bất chính, người đàn ông vào nhà trọ với Diệu đã nài nỉ, đưa cho Diệu 10 triệu đồng, yêu cầu xóa hình cũng như giữ kín chuyện. Sau khi nhận tiền, Diệu đồng ý theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau đó vợ chồng Diệu nhiều lần sử dụng chuyện cũ để đe dọa, yêu cầu người đàn ông đưa thêm tiền. Khoảng 12 giờ ngày 16.2, khi cả hai đang nhận 30 triệu đồng của bị hại tại quán cà phê ở ấp Nhơn Thuận 1A (TT.Một Ngàn, H.Châu Thành A, Hậu Giang) thì bị Đội điều tra tổng hợp Công an H.Châu Thành A bắt quả tang. Tại cơ quan công an, Huyền và Diệu thừa nhận hành vi phạm tội của mình; đồng thời khai nhận đã nhiều lần cưỡng đoạt tiền của bị hại, mỗi lần từ 5 - 40 triệu đồng, tổng cộng 195 triệu đồng.
Hơn 5.000 VĐV tham gia giải chạy marathon ngắm bình minh biển Vũng Tàu
Xuân Ất Tỵ 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sau trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024, họ đã được chuyển đến khu tái định cư mới trên đồi Sim rộng 10 hecta, với 40 ngôi nhà sàn, một nhà sinh hoạt cộng đồng và một điểm trường. Đến nay, 33 hộ dân đã ổn định cuộc sống tại đây, đón tết trên mảnh đất mới.Dù nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, nhưng không khí tết đã bắt đầu lan tỏa. Chị Hoàng Thị Bóng (người mất chồng trong trận lũ quét sau bão Yagi) đã cùng con trai trồng những luống hoa từ khi chuyển về nhà mới, và nay hoa đã bắt đầu nở, cũng như gia đình chị, bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương."Tất cả mọi miền tổ quốc cùng hướng về đây ủng hộ Làng Nủ thì bây giờ được có căn nhà khang trang và được có chỗ ăn chỗ ở đi lại thì bây giờ chị yên tâm và ổn định. Nhưng mà cái nỗi buồn của chị thì cái mất mát nó ập đến thì quá quá nhanh. Chị cũng cố gắng dần dần để lại phát triển kinh tế về ổn định cuộc sống để làm ăn", chị Bóng chia sẻ. Cũng như chị Bóng, nhiều người ở Làng Nủ cũng khó có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Anh Nguyễn Văn Thinh, người mất 14 người thân trong cơn lũ, trong đó có cha mẹ, vợ, hai con và hai em trai, vẫn đang cố gắng vượt qua nỗi đau. Trong ngày chuyển vào nhà mới, anh được họ hàng và bà con động viên, mong anh sớm ổn định cuộc sống. Tết này, những người còn lại trong gia đình tập trung ở căn nhà mới của anh Thinh để làm cơm cúng cho người đã khuất."Rất cảm ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ để làm được cái nhà ở. Mong những người còn sống vực lại tinh thần, cùng vui trong ngôi nhà mới mà Nhà nước hỗ trợ", ông Hoàng Văn Tiến - cha vợ anh Thinh, tâm sự. Đối với trẻ em Làng Nủ, tết năm nay mang đến hy vọng mới. Tại điểm trường mầm non trong khu tái định cư, các cô giáo đã tổ chức nhiều hoạt động chào xuân như kéo co, nhảy bao bố, biểu diễn văn nghệ và trải nghiệm giã bánh dày – một phong tục truyền thống của người Tày. Những hoạt động này không chỉ giúp các em nhỏ mà cả phụ huynh cảm nhận được không khí tết ấm áp và gắn kết.Chỉ vài tháng trước, thôn Làng Nủ gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau trận lũ quét lịch sử, khiến 158 người dân mất nhà cửa và 56 người tử nạn. Giờ đây, tại khu tái định cư mới, cuộc sống đang dần hồi sinh. Dẫu nỗi đau vẫn còn đó, người dân Làng Nủ khác hiểu rằng, họ cần phải bước tiếp, vì những người đã khuất và vì chính tương lai của mình. Tiếng cười của trẻ thơ Làng Nủ không chỉ báo hiệu một mùa xuân mới mà còn là biểu tượng cho niềm hy vọng, cho một tương lai tươi sáng hơn trên vùng đất đã từng chìm trong đau thương.
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Ngoại hạng Anh: CLB giàu có nhất thế giới đi vay tiền để chiêu mộ cầu thủ
Ngày 10.3, Bệnh viện ĐH Y Dược Shingmark (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết vừa cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị mắc lưỡi câu ở hậu môn.Trước đó nam bệnh nhân (40 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng đau hậu môn, khi sờ vào thấy có vật lạ, nhưng không thể lấy ra được.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện dị vật, đó là một lưỡi câu (lưỡi câu cá) cắm sâu vào hậu môn, cách bờ hậu môn 2-3 cm, không thể nội soi gắp ra. Theo trình bày của bệnh nhân, trước đó có ăn bao tử cá. Các bác sĩ cho biết, có khả năng trong bao tử cá có chứa lưỡi câu trên và đã đi vào người bệnh theo đường ăn.Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu, lấy dị vật thành công ra ngoài, không gây tổn thương cơ thắt hậu môn cũng như không thủng trực tràng.Sau 2 ngày nằm theo dõi, bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.