Tư vấn sức khỏe: Phát hiện sớm ung thư phổi để điều trị kịp thời
Tại sự kiện, Shinhan Life Việt Nam đã trao tặng 100 triệu đồng chi phí cải tạo sân thể thao cho Làng trẻ em SOS Bến Tre. Đây là năm thứ ba liên tiếp Shinhan Life đồng hành cùng Làng trẻ em SOS Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện. Nhân dịp này, DXC Việt Nam cũng trao tặng 8 bộ máy tính học tập cho trẻ em tại Làng SOS Bến Tre.Chương trình tập trung cải thiện cơ sở vật chất nhằm tạo dựng một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, giúp trẻ em tại Làng phát triển kỹ năng tin học công nghệ cần thiết, cải thiện sức khỏe thể chất, hướng tới sự phát triển toàn diện cho tương lai.Tổng Giám đốc DXC Việt Nam, ông Ngô Hùng Phương nói: "Chúng tôi rất vui khi đồng hành cùng Shinhan Life mang đến cơ hội phát triển cho các em học sinh tại Làng SOS Bến Tre. Hy vọng rằng, với sự hỗ trợ này các em có điều kiện tốt hơn để trau dồi kỹ năng trong thời đại số hóa".Chương trình trao tặng và hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất tại Làng trẻ em SOS Bến Tre là sự kiện mở đầu cho những dự án lan tỏa tinh thần nhân ái "One Shinhan" trong năm 2025.Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.
Kết quả xổ số hôm nay - KQXS - Xổ số trực tiếp thứ tư ngày 19.3.2025
Út Lan: Oán linh giữ của hé lộ tạo hình quỷ dữ trong trang phục áo gấm đỏ của cô dâu thời xưa cùng một chiếc bướu lớn trên lưng, tái hiện nghi thức kết hôn - một phần trong nghi thức hiến tế "thần giữ của" được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, thân phận thật sự của ác quỷ trong phim vẫn được giữ kín, hứa hẹn tạo bất ngờ lớn cho khán giả khi phim chính thức ra mắt. Trong văn hóa tâm linh dân gian của người Việt, truyền thuyết về "thần giữ của" (hay còn gọi là thần giữ kho, thần tài, hoặc các vị thần liên quan đến việc bảo vệ tài sản) thường gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh và những câu chuyện mang tính chất siêu nhiên. Hình tượng "thần giữ của" thường xuất hiện dưới dạng các vị thần hoặc linh hồn có nhiệm vụ trông coi tài sản, kho báu, hoặc gia sản của con người.Truyền thuyết cho rằng nếu một người chôn giấu vàng bạc, tài sản ở một nơi bí mật rồi qua đời mà không kịp tiết lộ, linh hồn họ sẽ bị "trói buộc" ở đó để canh giữ. Những ai mạo phạm hoặc cố ý đào bới kho báu mà không có sự cho phép (thông qua cúng bái, xin phép thần linh) có thể gặp tai họa, bị thần hoặc linh hồn trừng phạt.Út Lan: Oán linh giữ của do Trần Trọng Dần đạo diễn. Anh là nhà sản xuất phim kinh dị Ngôi nhà trong hẻm (Ngô Thanh Vân và Trần Bảo Sơn đóng chính, ra rạp 2012) và phim tâm lý Dịu dàng (Dustin Nguyễn, Thanh Tú đóng chính, ra rạp 2014). Năm 2023, Trần Trọng Dần đạo diễn phim hành động Kẻ ẩn danh (Kiều Minh Tuấn, Quốc Trường, Mạc Văn Khoa đóng chính).Hai diễn viên nam chính của Út Lan: Oán linh giữ của (dự kiến ra rạp ngày 20.6 tới) vừa được đoàn phim công bố là Quốc Trường và Mạc Văn Khoa.
CLB Hanoi Buffaloes nhanh chóng có đối sách mới nhằm hạn chế sức tấn công của đối thủ. Đinh Tiến Công, Phạm Đức Kiên và Trần Minh Hiếu thay phiên vào sân làm nhiệm vụ phòng ngự và sẵn sàng nhận trọng trách ghi điểm. Sự thay đổi này giúp Hanoi Buffaloes kịp thu ngắn khoảng cách về 10 điểm (37-47) khi hiệp hai khép lại.
Giấc mơ của tôi là một doanh nghiệp Việt Nam danh tiếng toàn cầu về dinh dưỡng
Từ trăn trở thường ngày của những người đam mê thời trang, thích mua sắm, bất ngờ trước số liệu về rác thải thời trang, 15 nữ sinh viên năm cuối ngành Quản trị thương hiệu, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (KHLN&NT), ĐH Quốc gia Hà Nội, đã quyết định xây dựng dự án RE:FABRIC - Tái dệt khuyến khích ưu tiên sản phẩm tái chế, chọn thương hiệu cam kết bảo vệ môi trường thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn.Sinh viên Lê Thị Hồng Anh (21 tuổi, trưởng ban tổ chức dự án) nói: "Dự án thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm mới từ vật liệu cũ giúp kéo dài vòng đời món đồ, giảm rác thải thời trang. Qua đó, chúng tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo, tìm kiếm giải pháp bền vững cho thời trang Việt, hướng tới tương lai, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Đây vốn là bài tập trong môn thực hành triển khai dự án truyền thông, nhưng chúng tôi mong nó được mở rộng qua nhiều hoạt động khác để nâng cao nhận thức của giới trẻ về thời trang tái chế, bền vững".Hồng Anh cũng cho biết, RE:FABRIC tổ chức các buổi trò chuyện chuyên sâu với các diễn giả, chuyên gia nhằm thu hút nhà thiết kế (NTK), truyền cảm hứng, lan tỏa thông điệp thời trang bền vững tới giới trẻ. Đồng thời, tổ chức show diễn thời trang chứng minh tiềm năng sáng tạo của thời trang tái chế, khơi nguồn cảm hứng cho các NTK trẻ biến vật liệu tái chế thành tác phẩm độc đáo. Sắp tới, RE:FABRIC sẽ kết hợp để tổ chức trải nghiệm thực tế về sản xuất vải bền vững, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và phát triển đam mê, định hướng nghề nghiệp theo hướng này.Là những người trẻ từng mua sắm quần áo, giày dép một cách thiếu kiểm soát, Hồng Anh cũng như các thành viên của dự án hiểu rõ cảm giác bị cuốn theo xu hướng thời trang nhanh, liên tục săn sale và tích trữ những món đồ mà đôi khi chỉ mặc vài lần rồi bỏ xó. Khi phải đối mặt với việc xử lý những món đồ thừa thãi, những nữ sinh viên này mới thực sự nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.Sinh viên Lê Đặng Thục Hân (trưởng ban đối ngoại của dự án) chia sẻ: "Bắt tay vào tìm hiểu, thu thập số liệu, chúng tôi mới thấy giật mình và nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường".Dự án nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng, đặc biệt là các bạn gen Z. Các bài viết, hình ảnh về dự án trên các nền tảng nhận được lượng tương tác tốt và nhiều bình luận tích cực. Các hoạt động trong chuỗi dự án thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và thể hiện đa dạng sự sáng tạo.Đinh Thị Như Quỳnh (20 tuổi, sinh viên Trường KHLN&NT), cho biết: "Tham gia workshop tái chế vải vụn, tôi rất ấn tượng. Tôi học được cách tận dụng những vật liệu cũ, đồng thời nhận ra sức mạnh của sáng tạo trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng"."Tôi vốn nghĩ việc tái chế là một hoạt động thủ công, nhưng khi được trải nghiệm các workshop, tôi thấy nó có thể trở thành một hình thức nghệ thuật. Các sản phẩm từ vải vụn rất sáng tạo và ẩn chứa những câu chuyện riêng", Ngô Thị Thu Huyền nói tiếp.Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh, một trong những diễn giả của dự án, chia sẻ chị rất vui khi được nói về thời trang bền vững và chứng kiến sự năng động, toàn diện của các bạn gen Z. Chị Ngọc Anh cũng hy vọng trải nghiệm và các kinh nghiệm tốt, xấu sau nhiều năm du học, làm việc của ở nước ngoài của mình sẽ giúp các bạn có hành trang vững vàng hơn.