Giá cà phê 'rơi', Chủ tịch VICOFA nói gì?
Ngày 17.3, Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cho biết đang xin ý kiến tham vấn đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (KCN Dốc Đá Trắng).Dự án KCN Dốc Đá Trắng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 18.3.2024, chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỉ đồng, quy mô khoảng 288 ha (trong đó 242 ha tại xã Vạn Hưng, H.Vạn Ninh và 46 ha tại xã Ninh Thọ, TX.Ninh Hòa).Theo chủ đầu tư, hiện trạng sử dụng đất của dự án gồm đất rừng sản xuất (không phải rừng tự nhiên, nằm ngoài quy hoạch của đất 3 loại rừng) với hơn 101 ha; cùng hơn 61 ha đất trồng cây lâu năm; hơn 16 ha đất nuôi trồng thủy sản; khoảng 33 ha đất trồng cây hàng năm; hơn 7 ha đất làm muối và các loại đất khác.Trong đó, đất rừng sản xuất chủ yếu trồng cây keo, bạch đàn, quế. Việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất công nghiệp sẽ làm giảm diện tích rừng cũng như thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường gây ảnh đến cảnh quan môi trường và khí hậu khu vực.Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cũng thông tin sẽ dành khoảng 280 tỉ đồng (bao gồm chi phí cải tạo và phát triển đất trồng lúa cho dự án, chi phí trồng rừng thay thế) để giảm nhẹ tác động đến sinh kế người dân, giảm tác động về an ninh lương thực cũng như tác động về mặt an toàn trật tự xã hội. Hiện toàn bộ diện tích rừng sản xuất đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Chủ dự án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xác nhận.Ngoài ra, trong khu vực thực hiện dự án có khoảng 58 hộ dân đang sinh sống và nhà ở phần lớn là nhà cấp 4 với diện tích khoảng 8,4 ha. Quỹ đất tái định cư để bố trí cho các hộ, gia đình cá nhân bị thu hồi đất đã được xác định trong Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 KCN Dốc Đá Trắng.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 30.4.2024
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Tương lai Haaland, Pogba đi về đâu sau cái chết của ‘siêu đại diện’ Mino Raiola?
Có 12 đội lọt vào vòng chung kết (VCK) futsal nữ châu Á 2025, gồm chủ nhà Trung Quốc, đương kim vô địch Iran, Thái Lan (nhóm hạt giống số 1); Nhật Bản, Việt Nam, Uzbekistan (nhóm 2); Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông (nhóm hạt giống số 3); Bahrain, Philippines và Úc (nhóm 4).Việc phân nhóm hạt giống dựa trên xếp hạng của các đội theo bảng xếp hạng FIFA. Nguyên tắc bốc thăm vòng đấu bảng thuộc VCK giải futsal vô địch châu Á 2025: sẽ có tổng cộng 3 bảng, mỗi bảng có 4 đội, các đội trong từng bảng đến từ các nhóm hạt giống khác nhau, sao cho từng bảng có đủ đại diện của cả 4 nhóm hạt giống. Chiếu theo nguyên tắc này, về lý thuyết, cả 4 đội Đông Nam Á có thể rơi vào cùng 1 bảng đấu tại VCK. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là trường hợp hy hữu trong lịch sử bóng đá trong khu vực.Đặt trường hợp 4 đội Đông Nam Á gồm Thái Lan (hạng 6 FIFA), Việt Nam (hạng 11), Indonesia (24) và Philippines (59) cùng bảng tại VCK giải châu Á, cơ hội vượt qua vòng bảng của đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Thái Lan dù là đội futsal nữ tại Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng FIFA, nhưng đội tuyển futsal nữ Việt Nam mới là đội đương kim vô địch giải futsal nữ khu vực. Theo điều lệ của VCK giải futsal nữ vô địch châu Á 2025, các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt ở vòng bảng, tính điểm, xếp hạng. 2 đội đứng đầu mỗi bảng, cùng 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết, các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức loại trực tiếp sau 1 lượt trận.VCK giải futsal vô địch châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7-18.5, tại Trung Quốc. 3 đội có thứ hạng cao nhất giải châu Á năm nay (không tính chủ nhà của World Cup là Philippines), sẽ tham dự World Cup futsal nữ 2025, diễn ra cuối năm nay.
Nhóm 6 của vòng loại khu vực TP.HCM có đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM. Đây được đánh giá là bảng đấu "tử thân", khi có 2 đến 3 đội bóng có thực lực.Trong đó, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dưới sự dẫn dắt của cựu tuyển thủ Cảng Sài Gòn Nguyễn Văn Tuấn (biệt danh Tuấn đen) đang có tham vọng rất lớn. Ông Tuấn cho biết: "Sau một năm, kể từ ngày chia tay đầy đáng tiếc ở giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam 2024, các cầu thủ của chúng tôi vẫn miệt mài tập luyện, thi đấu giao hữu, tham gia các giải đấu nội bộ và phong trào. Các bạn đã tiến bộ về chuyên mộn, đề án, chiến lược mà ban huấn luyện đưa ra đều được hoàn thành tốt. Bằng chứng là tại giải bóng đá sinh viên ĐHQG TP.HCM 2024 ở Bình Dương vừa qua, các cầu thủ đã thi đấu rất tốt, tạo cảm hứng động lực tràn trề cho các cầu thủ cống hiến tại mùa giải năm nay. Đội Trường ĐH Bách khoa TP,HCM sẽ cố gắng, tập luyện cật lực để có một phong độ tốt nhất ở giải đấu lần này. Chúng tôi sẽ cố gắng ở từng trận, để có mặt ở vòng chung kết".Ở nhóm 6, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phải cạnh tranh trực tiếp với đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Đội Trường ĐH Nông Lâm luôn là cái tên đáng gờm và được xem là sáng giá nhất cho ngôi nhất của nhóm 6 để giành vé vào vòng play-off.Trước khi hai đội đụng độ nhau, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần phải giành chiến thắng ở các trận đấu còn lại nhằm tích lũy điểm số. Đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM bị đánh giá yếu hơn, đội bóng của HLV Tuấn đen có sự chuẩn bị kỹ càng hứa hẹn sẽ giành 3 điểm trận ra quân.
Như Huỳnh: Không đòi hỏi cát sê sau khi được NSƯT
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung".