Phòng khám thẩm mỹ Sài Gòn Gen Z- địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Hàng trăm người cùng tham gia thi gói, nấu bánh tét
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An báo cáo tại cuộc họp về tình hình giao thông trên địa bàn và công tác phối hợp phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số khu vực trọng điểm diễn ra sáng 13.1.Ông An cho biết khu vực trung tâm hiện thường xuyên tổ chức sự kiện, nhu cầu đi lại cuối năm tăng trong khi hạ tầng giao thông, đường phố nhỏ hẹp lại có nhiều nút giao gần nhau.Theo dữ liệu của Sở GTVT TP.HCM từ ngày 1 - 13.1, lưu lượng xe tăng 2,8 - 11,4% so với những ngày trước, khu vực trung tâm ùn ứ gia tăng. Nhu cầu đi lại từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, tập trung ở các đầu mối vận tải lớn như sân bay, bến xe…Về giải pháp, ông An cho biết Sở GTVT đang phối hợp Công an TP.HCM lắp đặt bảng chỉ dẫn cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại nhiều giao lộ khu vực trung tâm, đến trưa nay đã lắp hơn 130 vị trí. Sắp tới, 2 đơn vị tiếp tục phối hợp để thống nhất tiêu chí lắp đặt.Ngoài ra, Sở GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp khác bao gồm điều chỉnh đèn tín hiệu cho phù hợp, cập nhật tình hình giao thông liên tục cũng như phối hợp các lực lượng phân luồng, xử lý các điểm ùn tắc.Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá việc tuân thủ quy định của người dân được nâng cao sau khi Nghị định 168/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.1.Qua khảo sát của đơn vị này, trước đây vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân không chấp hành đèn tín hiệu, đa số rẽ phải khi đèn đỏ hoặc lấn trái để dừng. Đến nay, người dân tuân thủ tốt hơn do mức phạt theo Nghị định 168/2024 khá cao cùng với việc lực lượng CSGT mở đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát nhiều hơn.Dù vậy, ông Lợi cũng nhìn nhận thực tế còn nhiều người, nhất là shipper vẫn còn lưu thông trên vỉa hè, taxi dừng đón trả khách bất chấp quy tắc gây mất an toàn và gây ùn tắc. Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá tình trạng phương tiện đông đúc đang tăng lên, nhất là giờ cao điểm, ở những tuyến đường hẹp. Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM đề nghị Sở GTVT tiếp tục khắc phục một số bất cập liên quan đến tổ chức giao thông, thời lượng đèn tín hiệu; bố trí làn rẽ phải hoặc đưa ra những tiêu chí cụ thể của việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn."Cần hạn chế lắp đặt tràn lan dẫn đến người dân tiếp tục thói quen tiếp tục rẽ phải khi đèn đỏ", ông Lợi khuyến nghị, đồng thời lưu ý lái xe khi rẽ phải cần tuyệt đối tuân thủ, ưu tiên cho người đi bộ, khuyết tật đang qua đường.Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đình Dương, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết người dân gần tới giao lộ hiện có xu hướng khi đèn xanh còn khoảng 5 giây là bắt đầu dừng. Do bề rộng mặt đường so với lưu lượng xe không đủ dẫn đến ùn ứ ở gần giao lộ.Đại tá Dương nêu điểm tích cực từ đầu năm đến nay là số vụ tai nạn giao thông giảm hẳn, giảm 24% so với cùng kỳ. Công an TP.HCM đang tập trung bố trí lực lượng phân luồng từ xa, điều tiết thông qua hệ thống camera, tập trung xử lý sự cố tai nạn giao thông...
Top 10 kem trị sẹo lâu năm được chuyên gia da liễu tin dùng
Anh Lê Trường Vũ, huấn luyện viên dạy trượt patin tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), kể: "Tôi mua xe cũ ủy quyền đã khá lâu rồi, đến nay kiểm tra cập nhật trên ứng dụng thì mới phát hiện ra bị phạt nguội. Tôi liên hệ lại chủ cũ thì họ không hợp tác giải quyết, giờ sắp đến thời hạn đăng kiểm không biết làm sao?". Cùng cảnh ngộ, anh P.T.H, một hướng dẫn viên đang làm việc tại TP.HCM, chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Trước đây, tôi cũng mua lại xe của một chủ khác mang biển số Đà Nẵng. Tôi sơ ý không kiểm tra lỗi phạt nguội, sau này mới phát hiện ra bị dính 5 lỗi và phải tự đi đóng".Nhiều người khi biết câu chuyện này đã tỏ ra bức xúc. Anh Nguyễn Nghiệp, quản trị viên một diễn đàn chuyên hỏi đáp về phạt nguội, cho biết: "Những xe mua bán ủy quyền có ghi rõ ngày mua bán, nên chủ xe cũ phải có trách nhiệm xử lý chứ không nên đùn đẩy cho người mua sau. Theo tôi, trong trường hợp này, người mua (chưa sang tên) cần tỏ thái độ dứt khoát, có thể tìm mua xe khác chứ không cần phải mua chiếc xe đó".Đối với những trường hợp trên, một lãnh đạo trung tâm đăng kiểm tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Có nhiều trường hợp tra cứu trên hệ thống của Cục Đăng kiểm thì không thấy lỗi, nhưng trên hệ thống của Cục CSGT thì lại có, cho nên nhiều trường hợp người mua lại ô tô của chủ trước thường chỉ để ý thời hạn đăng kiểm mà không kiểm tra lỗi phạt nguội. Do đó hiện nay, các chủ xe khi mua lại cần tra cứu kỹ và có thể nhờ trung tâm đăng kiểm "check" giùm để chính xác hơn". Chiều 24.2, khi chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát tra cứu phạt nguội nhỏ tại khu vực bãi đậu xe trên địa bàn Q.Bình Thạnh (TP.HCM), khá nhiều xe dính lỗi phạt nguội, trong đó cá biệt có trường hợp xe mang biển số 30H 481.xx bị phạt nguội đến 5 lỗi do cùng hành vi đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ" lặp lại liên tục và bị phạt nguội từ năm 2022. Người điều khiển chiếc xe này cho biết, anh chỉ là tài xế và những lỗi này do ai gây ra không rõ vì đã qua nhiều năm. Chủ xe cũng đã biết những thông báo phạt nguội này nhưng vì hạn đăng kiểm còn đến cuối năm 2026 nên chưa thực hiện xử lý đóng phạt. Trên nhiều diễn đàn, các tài xế đều rất lo lắng vì những hành vi vô tình vi phạm có thể lọt vào ống kính camera phạt nguội của CSGT. Anh Phạm Kiên, làm nghề tài xế tự do tại Thái Nguyên, thắc mắc: "Đa phần tài xế hiện nay đều sử dụng điện thoại trong lúc lái xe vì tích hợp nhiều tính năng định vị, hay tìm đường. Còn đối với việc thắt dây an toàn thì thật ra tôi không cố ý, nhưng đôi lúc hay quên. Những lỗi này đều tăng mức phạt theo Nghị định 168, nhưng không biết có bị camera ghi hình và phạt nguội hay không?". Anh Cao Minh Cường, nhân viên lái xe của một công ty giao nhận tại TP.HCM cũng băn khoăn: "Trong quá trình vận chuyển tôi không thể không sử dụng điện thoại được, vừa khách hàng gọi, vừa quản lý gọi, như vậy liệu rằng tôi có bị camera ghi hình phạt nguội không?".Chủ đề này cũng thu hút khá nhiều ý kiến bình luận của các diễn đàn. Theo đa số góp ý, việc sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông. Còn đối với việc thắt dây an toàn trên ô tô sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình. Theo quy định, người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Một lãnh đạo đội CSGT TP.HCM cho biết: Căn cứ khoản 3, điều 6 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe và người được chở trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. So với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn đã được điều chỉnh tăng. Trước đây, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe không thắt dây an toàn, còn hiện tại đều chung mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo quy định, bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã tăng mức xử phạt vi phạm giao thông với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe. Cụ thể, theo điểm h, khoản 5 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại. Đồng thời, người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Trong trường hợp người lái ô tô sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. Người điều khiển ô tô dùng điện thoại gây tai nạn còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Trước đây, lỗi sử dụng điện thoại khi lái ô tô bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.Theo thống kê, các lỗi bị phạt nguội nhiều nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy trong thời gian qua là lỗi vượt quá tốc độ quy định. Việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cũng là một trong các lỗi phạt nguội phổ biến khiến nhiều tài xế ô tô bị xử phạt. Bên cạnh đó là các lỗi đi không đúng làn đường quy định; dừng đỗ xe không đúng nơi quy định... Những lỗi như không thắt dây an toàn, sử dụng điện thoại khi lái xe... chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Ngày 10.1, người dân lưu thông trên một số tuyến đường ở khu trung tâm TP.HCM đã thấy các đơn vị liên quan đang lắp thêm đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ ở một số giao lộ như: Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ, Pasteur - Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch - Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Điện Biên Phủ...Theo ghi nhận tại các giao lộ trên, mũi tên xanh cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ bằng hộp đèn điện tử, tích hợp cùng trụ đèn tín hiệu khi chuyển màu. Lúc 15 giờ 30 phút, các hộp đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ ở các giao lộ trên đã hoạt động bình thường. Dưới lòng đường xe cộ chật kín, nhiều người đã tuân thủ đúng luật giao thông, dừng đèn đỏ đúng vạch. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ái ngại, dừng đèn đỏ chưa dám rẽ phải dù đèn tín hiệu cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ đã lắp đặt. Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM cho hay, dự kiến trước mắt, Sở sẽ lắp đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ ở 50 giao lộ. Tuy nhiên, hiện đơn vị này đang phối hợp Phòng CSGT Công an TP.HCM để chốt phương án lắp tại các giao lộ nào cho bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cũng thông tin, sau khi nhận danh sách từ Sở GTVT về các giao lộ đề xuất lắp thêm đèn cho máy rẽ phải khi đèn đỏ, CSGT sẽ rà soát, đánh giá... Sau đó, Sở GTVT và Phòng CSGT sẽ cùng đánh giá để chốt lắp đèn tại giao lộ nào cần thiết."Không phải giao lộ nào cũng lắp thêm đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, các đơn vị sẽ khảo sát, lắp đèn này ở các giao lộ có lưu lượng xe đông, nhưng bảo đảm an toàn cho xe máy khi rẽ phải. Công tác này đang gấp rút thực hiện để đáp ứng nhu cầu đi lại, mua sắm tăng cao vào dịp cuối năm", lãnh đạo Phòng CSGT nói.Trước đó, từ ngày 1.1.2025, Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Phòng CSGT đánh giá ý thức của người tham gia giao thông ở TP.HCM đã có chuyển biến tích cực. Tại các giao lộ, người dân chủ động dừng đèn đỏ, không leo lề, dừng chờ đèn đúng vạch.Từ đầu năm đến nay, CSGT TP cũng đã tiếp nhận 87 thông tin hình ảnh phản ánh. Các thông tin này đang trong quá trình chuyển cho các đơn vị có liên quan gửi thông báo xác minh, xử lý.Việc chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, hiện nay Phòng PC08 chưa thực hiện việc chi trả do chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Công an.Lãnh đạo Phòng CSGT cho hay, chưa nhận được những thông tin phản ánh hay tố cáo về việc tiêu cực liên quan như tống tiền người vi phạm; bị đánh khi đi quay vi phạm giao thông. CSGT khuyến cáo, người dân cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông phải đảm bảo việc thu thập thông tin không gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân và tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, quyền tự do hình ảnh của công dân nơi công cộng, mặt khác nếu thông tin có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người cung cấp thông tin sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.