Dân số Hàn Quốc giảm năm thứ 3 liên tiếp
Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên cả nước được nhận xét có chuyển biến tích cực, người dân chấp hành luật kể cả khi không có CSGT. Cơ quan chức năng cũng ra mắt ứng dụng để người dân tra cứu phạt nguội, đồng thời gửi thông tin xe vi phạm giao thông đến CSGT. Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về thông tin xóa lỗi phạt nguội. Cụ thể, tài khoản Thành Long viết: "Tin vui cuối năm các bác ơi! Những lỗi phạt nguội từ 2022 trở về trước đã được xóa". Phía dưới bài đăng, một số người vào chúc mừng, còn khẳng định thêm lỗi phạt nguội sau 1 năm không ra được quyết định xử phạt (người nhận thông báo vi phạm qua hình ảnh không đến phối hợp xác minh) thì lỗi vi phạm được xóa.Một số người khác nhắc nhở chủ bài đăng cẩn thận bị phạt 7,5 triệu đồng, đề nghị không đăng tin tào lao.Trên nhóm khác, tài khoản Hùng O. cũng viết: "Tin vui cuối năm. Những lỗi phạt nguội mà từ 2022 về trước đều đã được xóa khỏi hệ thống. Trước đây có những xe đi đăng kiểm bình thường nhưng đi sang tên thì lòi ra phạt nguội từ vài năm trước đây thì nay được chính thức xóa. Đúng là tin vui". Để chứng minh lỗi phạt nguội được xóa, người này đăng ảnh chụp màn hình tra cứu lỗi qua hình ảnh trước đó và hiện tại.Gần đây nhất, tài khoản Nguyễn Văn D. đăng trên nhóm về giao thông: "Mấy ngày trước tết tra phạt nguội mấy lỗi cũ thấy xóa hết rồi. Giờ ăn tết xong tra thấy còn nguyên là sao các bác nhỉ?". Nhiều người vào bình luận hài hước: "Cho bác ăn tết vui đó".Trao đổi với PV, đại diện Cục CSGT khẳng định: "Không có chuyện tất cả lỗi phạt nguội từ năm 2022 đổ về trước được xóa phạt nguội". Theo CSGT, thời điểm trước tết, nhiều người cùng tra cứu phạt nguội nên có thể hệ thống bị quá tải, không hiển thị đầy đủ các lỗi vi phạm của giai đoạn từ năm 2022 trở về trước. Hiện nay, hệ thống đã tra cứu phạt nguội đã ổn định, người dân có thể tra bình thường. Về nguyên tắc, nếu chưa nộp phạt thì lỗi vi phạm qua hình ảnh trên hệ thống không thể tự xóa.Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khi nhận được thông báo vi phạm giao thông đường bộ, thì đến trụ sở đơn vị CSGT gửi thông báo vi phạm hoặc như hướng dẫn trên thông báo vi phạm để phối hợp giải quyết hoặc thực hiện nộp phạt trực tuyến.Trước đó, CSGT TP.HCM cũng thông tin người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn giả danh CSGT TP.HCM gọi điện thoại báo phạt nguội để chiếm đoạt tài sản. Người dân TP.HCM cần lưu ý, tất cả trường hợp bị phạt nguội liên quan đến giao thông thì đều có thông báo vi phạm của cơ quan chức năng đến chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện.Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an để làm việc.EU níu chân đối tác ngoài
Trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội ngày 9.3, người phát ngôn đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc Ngô Khiêm cho rằng việc Đài Loan nhận thêm nhiều vũ khí từ Mỹ sẽ không làm thay đổi sự sụp đổ không thể tránh khỏi của lực lượng đòi "độc lập cho Đài Loan"."Những ai ly khai đòi độc lập cho Đài Loan càng hung hăng thì sợi dây thòng lọng quanh cổ càng siết chặt", Tân Hoa xã trích lời ông Ngô Khiêm.Vị này khẳng định vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc và việc thống nhất là xu hướng chủ đạo. Ông Ngô cảnh báo phe đòi ly khai nên lùi khỏi "vách đá" hoặc có nguy cơ lâm vào đường cùng nếu tiếp tục đi sai đường. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và để ngỏ khả năng dùng biện pháp quân sự để thống nhất. Những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuần tra và tập trận xung quanh hòn đảo.Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo đã phát hiện 9 máy bay quân sự, 7 tàu hải quân và 2 quả khinh khí cầu của Trung Quốc quanh hòn đảo từ sáng 8.3 đến sáng 9.3. Theo tờ Taiwan News, Đài Loan đã điều máy bay và tàu chiến cùng các hệ thống tên lửa bờ biển theo dõi các hoạt động của Trung Quốc."Quân đội Trung Quốc là lực lượng hành động chống lại chủ nghĩa ly khai và thúc đẩy thống nhất", ông Ngô Khiêm nói.Tại phiên họp quốc hội trong tuần này, Trung Quốc thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay thêm 7,2% so với năm ngoái, tương đương mức tăng của 2 năm liên tiếp trước đó. Cụ thể, mức ngân sách quốc phòng được đề xuất cho năm 2025 là 1.780 tỉ nhân dân tệ (khoảng 245 tỉ USD).
Hà Lan trả lại hiện vật thời thuộc địa cho Sri Lanka
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án khai thác và bán trái phép quặng đất hiếm sang Trung Quốc.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố 27 bị can ở 6 tội danh. Trong đó, ông Bùi Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương), bị đề nghị truy tố 3 tội: vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.Kết luận điều tra cáo buộc Công ty Thái Dương đã khai thác, bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20%, trị giá 403 tỉ đồng và 280.846 tấn quặng sắt, trị giá 333 tỉ đồng tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), qua đó hưởng lợi bất chính 736 tỉ đồng.Theo kết luận, một trong số khách hàng mua đất hiếm của Công ty Thái Dương là ông Lưu Đức Hoa (người Trung Quốc).Ông Hoa kinh doanh tự do, từng thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng và chỉ đạo sản xuất, trộn tinh quặng đất hiếm để xuất khẩu sang Trung Quốc.Ông Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14 - 17% (chưa được chế biến sâu) của ông Huấn. Sau đó, ông Huấn chỉ đạo bị can Nguyễn Thanh Đoàn (Phó giám đốc Công ty CP Thương Bình Trường Sơn; bị đề nghị truy tố về tội buôn lậu) vận chuyển số hàng này từ mỏ Yên Phú về các xưởng, thuê công nhân tinh chế lên hàm lượng từ 20 - 30%.Do nguồn gốc quặng của ông Huấn không hợp pháp và hàm lượng 30% chưa đủ điều kiện xuất khẩu nên ông Hoa chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục.Đất hiếm sau đó được đóng gói trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu "Bảo Khang Rice, Chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. NET WEIGHT: 50kg" nhằm ngụy trang, che giấu quặng đất hiếm. Đồng thời, thuê Khâu Vỹ Bung, Giám đốc Công ty GUANGZHOU (trụ sở tại Trung Quốc), làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "Hỗn hợp chất Oxalate" nhưng thực chất là đất hiếm, từ Việt Nam sang Trung Quốc để hợp thức.Khâu Vỹ Bung sau đó liên hệ và thuê Trần Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics (bị đề nghị truy tố tội buôn lâu), làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng "Hỗn hợp chất Oxalate" theo yêu cầu của Lưu Đức Hoa.Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, do hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên ông Đức sử dụng pháp nhân công ty của mình để khai báo đất hiếm là chủ hàng, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc cho hàng hóa mở tờ khai xuất khẩu. Việc này vi phạm quy định của luật Hải quan.Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 5.5 - 2.9.2023, ông Đức đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (TP.Hải Phòng) để xuất khẩu mặt hàng là "Hỗn hợp chất Oxalate" tổng khối lượng 200,78 tấn, trị giá 501.950 USD.Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng TREO 14-20%, cảnh sát cáo buộc Hoa buôn lậu 200,78 tấn với trị giá 341.326 USD (tương đương hơn 7,8 tỉ đồng).Ông Hoa xuất cảnh về Trung Quốc ngày 24.9.2023 nên C03 đã gửi văn bản sang Cục Đối ngoại (Bộ Công an), đề nghị phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc xác minh lý lịch, quá trình chấp hành pháp luật nhưng không có kết quả. Ngày 14.12.2024, cảnh sát ra quyết định truy nã trong nước và đề nghị truy nã quốc tế với ông Lưu Đức Hoa về tội buôn lậu.Ngoài ông Hoa, C03 cũng xác định ông Lưu Vũ (Liu Yu, 52 tuổi, quốc tịch Trung Quốc; bị đề nghị truy tố tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) đã mua 1.953 tấn đất hiếm với tổng giá trị hơn 70 tỉ đồng của ông Đoàn Văn Huấn và đã thanh toán gần 60 tỉ đồng, còn nợ 10,9 tỉ đồng, dù biết rõ quặng đất hiếm đang mua bán là vi phạm pháp luật.
Giới trẻ thi nhau diện trào lưu outfit nhân vật hoạt hình gây sốt cộng đồng mạng
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.