Thiết kế váy dáng dài từ hè sang thu được nàng hậu Việt biến hóa đa dạng
Nhạc sĩ Dương Thụ hiện cũng đang đảm nhận vai trò Giám đốc mô hình Salon Văn hóa Cà phê thứ 7 - chuỗi không gian văn hóa phi lợi nhuận, là điểm hẹn của những người có cùng đam mê và mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật nước nhà như âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc..., đã hình thành và phát triển hơn 15 năm qua.Tham quan các địa điểm tổ chức Olympic Paris 2024 qua ảnh
Xuân Son là khách ruột của một cửa hàng bánh chuối chiên ở Nam Định. Nếu không đi thi đấu xa nhà, hàng ngày tiền đạo này vẫn chở vợ con bằng xe máy đến cửa hàng này, mua vài cái bánh chuối chiên mang về nhà, để cả gia đình cùng thưởng thức. Người bạn đời của Xuân Son, cô Marcele Seippel cho biết những chiếc bánh chuối chiên này khiến cô và Xuân Son nhớ đến quê nhà Brazil. Theo cô Marcele Seippel, món bánh chuối chiên này tương tự như một món ăn cũng được làm từ bột và chuối ở Brazil. Một món ăn ngon miệng và hợp túi tiền. Giúp Xuân Son và gia đình được ngon miệng, vơi bớt nỗi nhớ quê nhà Brazil, chủ cửa hàng bánh chuối chiên này, anh Đạt, cảm thấy rất vui. Anh vui hơn nữa khi Xuân Son góp công lớn giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Bản thân anh Đạt chia sẻ, hiệu ứng của Nguyễn Xuân Son cũng giúp cho cửa hàng của anh kinh doanh tốt hơn trước.Người dân địa phương hiện tại đều đã biết cửa hàng của anh Đạt là địa chỉ thường xuyên được Xuân Son lui tới. Trong những ngày qua, người dân đến cửa hàng đông hơn, dân Nam Định cũng muốn biết những chiếc bánh chuối chiên mà Xuân Son và gia đình thường ăn, ngon đến mức nào. Doanh số của cửa hàng bánh chuối chiên này hiện tăng khoảng 150% so với ngày thường. Tất cả đều nhờ hiệu ứng Xuân Son.Cửa hàng bán bánh chuối chiên "mối ruột" của Xuân Son cũng ngỏ ý được miễn phí toàn bộ cho cầu thủ này, từ nay về sau, để được phục vụ tốt hơn khách ruột của mình, cũng là để ghi công Xuân Son, sau khi anh giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup. Muốn bánh chuối chiên và hát Quốc ca Việt Nam ngay sau ca phẫu thuật gãy xương ống đồng, cho thấy Nguyễn Xuân Son hòa nhập quá tốt với đời sống của người Việt, văn hóa Việt. Đấy là một điểm nữa để khẳng định Xuân Son luôn muốn cống hiến hết mình cho bóng đá Việt Nam, cho thể thao Việt Nam.Tuy nhiên, trước mắt Xuân Son sẽ là quá trình hồi phục được kiểm soát kỹ, nhằm giúp cho cầu thủ này sớm trở lại với trạng thái tốt nhất, được trở lại với bóng đá đỉnh cao trong thời gian nhanh nhất có thể. Những gì trải qua tại AFF Cup 2024 vừa rồi thể hiện rõ nét sự khát khao cống hiến đấy của Xuân Son. Cầu thủ này chạy không ngừng, nỗ lực không ngừng. Anh bất chấp nguy cơ chấn thương để tăng tốc, chuyền bóng cho đồng đội, với hy vọng tạo ra cơ hội ghi bàn cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trên sân Rajamangala tối 5.1. Anh bị gãy chân vì tình huống tăng tốc và chuyền bóng đó, nhưng ngay sau khi vượt qua nỗi đau thể xác, việc mà cầu thủ này quan tâm đầu tiên, đó là quan tâm đến tỷ số của trận chung kết, quan tâm đến niềm tự hào của người Việt.Xuân Son hết lòng vì cả nước, cả nước hiện giờ cũng hết lòng vì Xuân Son. Riêng các bác sĩ đang trực tiếp chữa trị cho Xuân Son hết sức tận tâm với cầu thủ này. Giai đoạn phẫu thuật đã qua, và giờ là quá trình hồi phục của Xuân Son trong những ngày tới đây.Bác sĩ Trần Trung Dũng (người trực tiếp mổ cho Xuân Son) của Bệnh viện Vinmec, nơi Xuân Son đang điều trị, dành lời tâm huyết cho cầu thủ của đội tuyển Việt Nam: "Thể trạng của Xuân Son là thể trạng của người phương Tây, rất dễ tăng cân. Vì thế, chỉ cần Xuân Son giảm cường độ tập luyện, anh sẽ tăng cân rất nhanh, từ khoảng 90 kg hiện tại, cầu thủ này có thể vượt qua con số 100 kg khá nhanh.Vì thế, ca phẫu thuật mới chỉ là 1/10 quãng đường trở lại sân cỏ của Xuân Son trong thời gian tới. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Xuân Son ở những ngày phía trước. Xuân Son phải duy trì, kiểm soát cân nặng của bản thân. Cầu thủ này phải kiên trì tập hồi phục. Quá trình tập hồi phục cũng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, gồm giai đoạn chưa liền xương và đã liền xương. Rồi ngay ở giai đoạn liền xương cũng chia ra làm 2 phần khác nhau: giai đoạn mới liền xương, xương chưa chắc chắn và giai đoạn xương đã liền chắc. Mỗi giai đoạn phải có những bài tập khác nhau".Đấy là những lời tâm huyết dành cho cầu thủ đang được cả nước yêu mến. Trong những ngày tới, Xuân Son sẽ nỗ lực rất nhiều để có thể hồi phục nhanh nhất có thể. Anh sẽ phải tuân theo chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học được đội ngũ y học thể thao đưa ra. Một trong những nỗ lực cho việc đó, chính là vấn đề dinh dưỡng của Xuân Son. Cầu thủ này có lẽ phải tạm gác lại một số thói quen ẩm thực hàng ngày ở thời điểm trước chấn thương, để tuân theo chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia y học thể thao tư vấn. Xuân Son sớm hồi phục ngày nào, anh sẽ nhanh chóng trở về Nam Định ngày đó. Sau khi hồi phục, cầu thủ này có thoải mái về với món bánh chuối chiên quen thuộc, về với những người láng giềng dễ thương ở thành Nam vẫn đang chờ anh.
Ba chủ nhân giải VinFuture vào top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới 2024
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Tối 10.2, một đoạn clip gây xôn xao dư luận khi ghi lại vụ va chạm giữa nam shipper và người lái ô tô Lexus. Trong cảnh quay, người lái ô tô đã tấn công nam shipper, đấm liên tiếp vào mặt và đầu anh. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Câu chuyện về vụ va chạm này khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và lo ngại về an toàn giao thông.Thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 11.2 Trung tâm pháp y Hà Nội xác định nạn nhân L.X.H (31 tuổi), quê Thanh Hóa, bị chấn động não, tỉ lệ thương tích 3%. Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và tạm giữ Tống Anh Tuấn (42 tuổi, Hà Nội) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra sau va chạm giao thông, khi một số người "giận quá mất khôn", dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Mặc dù các đối tượng đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng những vụ hành hung này để lại tổn thương cho nạn nhân và nỗi sợ hãi cho người chứng kiến. Nguyễn Quang Thiện (28 tuổi), ngụ ở 131 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng hành vi bạo lực không chỉ gây mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của cộng đồng. Thiện kể rằng bản thân từng trải qua một vụ va quẹt giao thông. Khi đó, bạn đang lưu thông trên đường thì xe của người khác đụng vào, khiến gương bị bể, xe có vài vết trầy. Thay vì phản ứng nóng nảy, Thiện lịch sự xin lỗi người kia trước. "Mình nói rằng không sao, đó là sự cố không ai mong muốn", Thiện nhớ lại. Người kia ban đầu có vẻ bối rối, nhưng sau đó cảm ơn Thiện rối rít."Chiếc gương có giá không bao nhiêu nên mình xử lý sự cố một cách êm đẹp. Bản thân không sao là được rồi. Mình tin rằng nếu mọi người đều có thể giữ được sự bình tĩnh như vậy trong những tình huống căng thẳng thì xã hội sẽ trở nên an toàn hơn", Thiện nói.Thế nhưng, Huỳnh Thảo My (25 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), lại không gặp may mắn như vậy. My kể rằng có lần, khi khi đang di chuyển trên đường, cô bất ngờ bị một người đàn ông lái xe ô tô phía sau thúc giục và bấm còi liên tục. Người này tỏ ra bực tức, lao lên vượt qua My và bắt đầu hăm dọa, quát tháo khi thấy cô chưa kịp phản ứng. My chỉ biết im lặng, giữ bình tĩnh và tiếp tục lái xe."Khi đó, mình rất hoang mang và sợ hãi, nhưng mình quyết định không phản ứng lại, tránh làm người kia căng thẳng thêm, dễ dẫn tới cự cãi, va chạm. Mình nghĩ rằng hành vi hăm dọa và bực tức trên đường không chỉ làm mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người tham gia. Hy vọng mọi người nên thấu hiểu và kiên nhẫn hơn khi lái xe trên đường", cô nói.Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi gặp va chạm giao thông, điều quan trọng là giữ bình tĩnh, không tranh cãi. Nếu không thể thỏa thuận, hãy nhờ cơ quan chức năng giải quyết. Hành vi hành hung sau va chạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ. Người dân cũng cần lên án những hành vi bạo lực để góp phần giữ gìn an ninh trật tự.Luật sư Bình cho biết hiện nay tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông đang ngày càng gia tăng. Một số người thay vì trao đổi, bàn bạc hướng xử lý thì lại ngay lập tức sử dụng vũ lực để giải quyết. Từ đó có thể gây thiệt hại cả về người và của, gây xôn xao dư luận xã hội, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, mọi người cần học cách kiềm chế nóng giận khi tham gia giao thông.Luật sư Bình chỉ ra rằng theo Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo vệ. Hành vi hành hung người khác sau va chạm giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ hành vi. Với hành vi gây thương tích, người vi phạm có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng, có thể bị phạt tiền hoặc tù từ 5.000.000 đồng đến 7 năm (Điều 318 Bộ luật Hình sự).
Đánh giá năng lực đợt 1: Toán, văn 'dễ thở'; đến lý, hóa 'thở không ra hơi'
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.