Có mẫu xe máy nào dưới 30 triệu đồng trang bị phanh ABS hay không?
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo về những chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo vô cùng tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo tuyển dụng nhân sự online với các chiêu thức lừa đảo phổ biến. Chẳng hạn, sử dụng các trang tin điện tử, trang mạng xã hội facebook giả mạo thương hiệu ngân hàng để phục vụ công tác tuyển dụng. Thủ đoạn lừa đảo vô cùng tinh vi khi sử dụng tên, hình ảnh, thương hiệu của các tổ chức để tạo lập các Fanpage/Website/Email giả mạo, đồng thời trực tiếp sao chép lại các bài viết của các tổ chức để đăng tải nhằm tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, thu hút nhiều người theo dõi và có hành vi lừa đảo những người tham gia.Kẻ gian giả danh là cán bộ tuyển dụng chính thức của bộ phận nhân sự của tổ chức hoặc các đơn vị liên quan để đăng tin tuyển dụng. Sử dụng các kênh thông tin không chính thống như mạng xã hội (Facebook, Zalo, Email), các trang web việc làm không uy tín để mời chào người lao động. Một trong những chiêu trò phổ biến là yêu cầu ứng viên nộp tiền để được tham gia thi tuyển, mua tài liệu ôn tập hoặc đóng các loại phí không rõ ràng. Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu ứng viên chuyển khoản một khoản tiền nhất định, sau đó biến mất hoặc tiếp tục yêu cầu thêm các khoản tiền khác.Những kẻ lừa đảo thường hứa hẹn với ứng viên rằng chỉ cần nộp một khoản tiền thì sẽ đảm bảo trúng tuyển, nhận việc làm sớm. Kẻ lừa đảo có thể gửi cho ứng viên những hợp đồng hoặc giấy tờ giả mạo nhằm tạo sự tin tưởng và lừa ứng viên ký kết các hợp đồng với các điều khoản bất lợi, trong đó có các điều kiện tài chính.Do đó, Co-opBank khuyến cáo một số lưu ý để phòng tránh lừa đảo tuyển dụng giả mạo thương hiệu Co-opBank. Hiện tại, Co-opBank chỉ đăng tải các thông tin tuyển dụng chính thức trên toàn hệ thống tại các địa chỉ chính thống như website (https://www.co-opbank.vn), Fanpage ( https://www.facebook.com/nganhanghoptac/), trang tuyển dụng (https://www.topcv.vn/)... Đồng thời, Co-opBank không yêu cầu nộp bất cứ khoản phí nào trong quá trình tuyển dụng.Các ứng cử viên tuyệt đối không được truy cập theo những đường link, trang mạng xã hội nhận được hoặc được đối tượng lạ giới thiệu. Trường hợp tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ các nguồn không rõ ràng, cần trực tiếp liên hệ với Co-opBank để xác minh.Nghĩa tình miền Tây: Má xuống câu vọng cổ, con về
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
ZingPlay: Ngập tràn tiếng cười từ game đến đời thật
Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines va vào máy bay hãng Delta Air Lines của Mỹ tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma (SEA). Vụ việc hai máy bay đâm nhau xảy ra vào khoảng 10 giờ 17 sáng thứ tư theo giờ Seattle (ngày 5.2 giờ Mỹ), giữa phòng chờ S và nhà chứa máy bay bảo trì sân bay phía nam.Chiếc máy bay của Japan Airlines đang gặp nguy hiểm khi đâm vào phần đuôi của máy bay Mỹ đang đậu. Các hoạt động cứu hỏa, cảnh sát và nhân viên của sân bay Seattle đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường."Không có thương tích nào được báo cáo vào thời điểm này. SEA đang làm việc với cả hai hãng hàng không để đưa hành khách ra khỏi máy bay một cách an toàn và đưa họ đến nhà ga", sân bay cho biết trong một tuyên bố, theo news.com.au."Có tác động tối thiểu đến hoạt động của sân bay vì sự cố này xảy ra trên đường băng. Hành khách được khuyến khích kiểm tra với hãng hàng không của họ nếu họ bay hôm nay", hãng lên tiếng.Một hành khách đã quay video cho thấy cánh trái của máy bay Nhật Bản cắt đứt một nửa phần đuôi máy bay Delta. "Chúng tôi đang ngồi trên đường băng và một chiếc máy bay khác đâm vào chúng tôi, tình cờ cắt vào đuôi máy bay. Rất đáng sợ", hành khách chia sẻ.Trong đoạn phim khác, có thể thấy cảnh hành khách bước xuống chuyến bay của Japan Airlines trên đường băng sau đó được đưa lên các xe buýt.Vụ việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một chiếc máy bay của American Airlines đâm vào một chiếc Black Hawk khi đang hạ cánh ở Washington DC và lao xuống sông Potomac gần sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington.Thảm kịch khiến tất cả những người liên quan thiệt mạng và toàn bộ 67 thi thể hiện đã được vớt lên từ dòng sông.Đây là vụ tai nạn hàng không nguy hiểm nhất ở Mỹ kể từ tháng 11 năm 2001, khi 260 người thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay của American Airlines lao xuống khu phố Queens.Một thảm kịch khác xảy ra vào thứ sáu tuần trước khi một chiếc máy bay y tế rơi xuống khu dân cư đông đúc ở Philadelphia khiến cả 6 người trên máy bay, 1 người trên mặt đất và 24 người khác bị thương.
Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU).Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào tháng 8, Chi hội Siêu Đầu bếp Việt Nam đã có những hoạt động liên tục trong việc giới thiệu, trình diễn các món ăn Việt - Âu với sự gia giảm gia vị Việt tới các doanh nghiệp thực phẩm như: Masan, Lee Kum Kee, ABC... Đồng thời, tổ chức thành công các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; phát động các chiến dịch ý nghĩa như "Cho đi là còn mãi", chương trình từ thiện tại Long An; hỗ trợ quỹ bảo trợ trẻ em khuyết tật tại TP.HCM...Bên cạnh kiện toàn nhân sự nội bộ và hoạt động của các văn phòng, ban, chi hội trực thuộc, các thành viên của VCCA trong năm qua đã tổ chức thành công sự kiện nổi bật. Đơn cử: Chi hội Nhà hàng Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện ARAA trong khuôn khổ sự kiện The Restaurant Leadership 2024; khởi động dự án "Việt Nam, hành trình trở thành "Kinh đô Ẩm thực" mới của thế giới". Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo, nhà quản lý và đại diện các tổ chức quốc tế trong ngành F&B, đồng thời là cơ hội để giới thiệu, kết nối và phát triển nền tảng ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế...Phát huy thế mạnh của VCCA trong việc tập hợp và sử dụng đội ngũ đầu bếp - nghệ nhân ẩm thực trên toàn quốc, VCCA đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành của các địa phương để tư vấn, đồng tổ chức, bảo trợ chuyên môn và hỗ trợ truyền thông các sự kiện văn hóa ẩm thực và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc như: Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Festival Phở Nam Định 2024; Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024; Ngày hội ẩm thực “Mặn mà Đà Nẵng”... Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA nhìn nhận năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam, tạo ra những tác động sâu sắc đến hoạt động của hiệp hội. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, đồng thời ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch quốc tế. Xu hướng này mang đến nhiều cơ hội cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển du lịch, sự thay đổi chính sách và hội nhập quốc tế VCCA đặt mục tiêu tiếp tục phát triển số lượng hội viên mới, dự kiến phát triển hội viên chính thức và hướng dẫn thành lập thêm các Hiệp hội Văn hóa ẩm thực địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ, Tây Bắc…) trong năm 2025; tổ chức sự kiện "Công bố hành trình tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam bộ sưu tập 365 món ăn đặc sắc Việt Nam với nước mắm" và tiếp tục đồng hành cùng các địa phương tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình đưa ẩm thực Việt Nam tiến bước sâu rộng ra thế giới...Đặc biệt, Chủ tịch VCCA và các hội viên đang dành rất nhiều tâm sức hoàn thiện đề án “Tổng tập Ẩm thực Việt Nam kết nối cộng đồng” hướng đến “Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt”.Ông Nguyễn Quốc Kỳ xác định trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và thu hút khách du lịch. Các món ăn Việt Nam, với sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng được quốc tế đánh giá cao. Sự phát triển của ngành ẩm thực du lịch đã góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Những món ăn đặc trưng như phở, bánh mì, bún chả không chỉ ghi dấu ấn trong lòng du khách mà còn được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Do đó, VCCA đặt nhiệm vụ xây dựng được các kinh đô văn hóa ẩm thực, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực Việt Nam, đưa ẩm thực trở thành thương hiệu khi nhắc đến Việt Nam.
Lãi suất tăng, gửi tiết kiệm ở đâu cao nhất?
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.