Láng giềng ra đòn
Lấy cảm hứng từ hình ảnh những bông hoa nở trên cát - biểu tượng của sự kiên cường và khát vọng vươn lên giữa nghịch cảnh, Gala Trạm yêu thương 2024 tôn vinh những con người giàu nghị lực, không khuất phục trước khó khăn. Dù cuộc sống đầy thử thách, họ vẫn mạnh mẽ đối diện, biến gian nan thành động lực, để rồi tỏa sáng rực rỡ như những đóa hoa vươn lên từ vùng đất khô cằn. Tinh thần "điều gì không thể khiến bạn gục ngã thì sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" sẽ được thể hiện đậm nét qua 52 câu chuyện đầy xúc động của Trạm yêu thương 2024.Bên cạnh những câu chuyện xúc động của năm 2024, Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát cũng sẽ giới thiệu những nhân vật mới - những con người đã biến khó khăn thành động lực, biến đau thương thành sức mạnh để tiếp tục hành trình. Khán giả cũng sẽ có cơ hội nhìn lại hành trình nỗ lực vươn lên của những nhân vật gặp biến cố ở thời điểm đẹp nhất của cuộc đời qua những cuộc trò chuyện chân thành và truyền cảm hứng, giao lưu với những nhân vật tiêu biểu như cô giáo Minh Tâm, vận động viên cờ vua Trần Ngọc Điệp, chị Nguyễn Thị Hương - Phó giám đốc Trung tâm "Vì ngày mai"; những người thầy thầm lặng đã nâng đỡ ước mơ của trẻ em khuyết tật, như cô giáo Quỳnh Trang và học trò Thanh Thư; những cặp đôi nên duyên từ Trạm yêu thương; những gia đình đã "đơm hoa kết trái"...Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát hứa hẹn sẽ chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc với tiết mục của của Rapper Ngô Tuấn Đạt nghệ danh "7dnight" - bị ảnh hưởng từ chất độc da cam khiến anh sinh ra chỉ có một bàn tay phải lành lặn. Bàn tay trái có hai mẩu ngón nhỏ xíu nhú lên như hai chồi non. Cuộc đời của anh gắn với số 7 từ đó. Trong hành trình cuộc sống, không phải lúc nào 7dnight cũng kiên cường. Lòng kiêu hãnh và hy vọng của anh nhiều lần bị quật ngã, song chưa từng bị nản chí.Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát là câu chuyện về niềm tin, nghị lực và sự yêu thương, mong muốn góp phần thay đổi nhận thức xã hội về những con người đặc biệt, tiếp thêm động lực để mỗi người có thể vươn lên và "nở hoa trong chính cuộc đời mình".Giá heo hơi hôm nay 3.5.2024: Tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Sữa đậu nành - giải pháp dinh dưỡng thời hiện đại
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Bước sang tuổi 26, Á hậu Thanh Ngân ngày càng trân quý giá trị của gia đình, cô cảm thấy may mắn vì vẫn còn được đón năm mới bên bố mẹ. Người đẹp sinh năm 1999 cho biết bố mẹ mong cô có cuộc sống ổn định và yên bề thất. Vì trước đó, cả hai không ủng hộ cô theo đuổi con đường nghệ thuật. Theo Á hậu Đặng Thanh Ngân, bố mẹ sợ con gái sẽ chịu cực khổ và mải mê với công việc mà không chịu lấy chồng. Bên cạnh đó, họ cũng lo lắng rằng môi trường showbiz khiến cô bị cám dỗ và đánh mất bản thân. Tuy nhiên, sau khi giành được ngôi vị Á hậu 4 Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 và chinh phục được một số cột mốc quan trọng trong sự nghiệp, bố mẹ của cô đã yên tâm hơn. Hiện tại, bố mẹ chính là nguồn động lực lớn của cô trong cuộc sống và hành trình phát triển nghệ thuật. Tuy nhiên, người ảnh hưởng đến sự nghiệp diễn xuất của Đặng Thanh Ngân nhiều nhất không phải là bố mẹ mà chính là cố nghệ sĩ Chí Tài. Cô tâm sự: "Người ảnh hưởng đến Ngân trong công việc và sự nghiệp chính là nghệ sĩ Chí Tài. Chú là người đã định hướng và dẫn dắt tôi đi theo nghệ thuật, cụ thể là diễn xuất. Và tôi tin là hiện tại chú vẫn luôn dõi theo hành trình phát triển của tôi và phần nào đó sẽ tự hào về đứa cháu của chú".Bên cạnh đó, Đặng Thanh Ngân mong muốn dành thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn. "Với tôi việc báo hiếu với bố mẹ luôn là điều tôi mong muốn và việc mà tôi luôn làm kể cả trước khi đạt được những thành tựu lớn. Sau khi có được những thành công thì tôi lại càng có thêm những cơ hội để chăm lo cho gia đình ngày một tốt hơn. Có lẽ vì mải mê lo cho gia đình nên mãi tôi vẫn chưa nghĩ đến việc phải san sẻ tình thương cho người khác. Nên đôi khi cũng bị bố mẹ thúc giục chuyện lấy chồng". Vài năm trước, Đặng Thanh Ngân từng có ý định làm mẹ đơn thân nhưng sau đó cô không giữ suy nghĩ đến nữa vì cô biết mình cần người bên cạnh. Á hậu 4 Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 hiểu rằng tình cảm phụ thuộc vào duyên số nên khi duyên tới cô sẵn sàng đón nhận.
Anh em cưới vợ, dạm ngõ cùng ngày rồi đón con đầu lòng cùng ngày
AFP ngày 7.1 đưa tin Tencent và CATL đã bị đưa vào danh sách các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Quyết định sẽ được công bố chính thức vào ngày 7.1 (giờ Mỹ).Tencent là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, điều hành "siêu ứng dụng" WeChat cùng với các dịch vụ khác như trò chơi điện tử, phát sóng trực tuyến nội dung và dịch vụ đám mây.CATL cũng là một công ty lớn của Trung Quốc, sản xuất hơn một phần ba pin xe điện được bán trên thế giới. Các loại pin của CATL được sử dụng trong các mẫu xe từ nhiều nhà sản xuất nước ngoài bao gồm Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Honda và Hyundai.Một phát ngôn viên của Tencent cho biết việc công ty này bị đưa vào danh sách "rõ ràng là một sai lầm" và "chúng tôi không phải là công ty hoặc nhà cung cấp quân sự"."Không giống như các lệnh trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu, danh sách này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết mọi hiểu lầm", người phát ngôn này nói thêm.Đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia cho năm tài chính 2021 yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải xác định các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Mỹ và nộp danh sách lên quốc hội. Trong đó, phần danh sách không thuộc dạng thông tin mật sẽ được công bố trên Công báo Liên bang.Danh sách này không có tác động pháp lý trực tiếp đến các công ty đang bị nghi ngờ, nhưng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và các công ty niêm yết đã từng khởi kiện về việc bị liệt vào danh sách.Chính phủ Trung Quốc chưa phản ứng về động thái mới nhất đối với Tencent và CATL. Trong những năm qua, Mỹ đã triển khai các biện pháp nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại rằng công nghệ có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.