Gỡ vướng cho dự án ngàn tỉ kéo dài 8 năm ở khu đất vàng sông Hàn
Nhắc đến ca sĩ Như Hảo, khán giả nhớ đến loạt ca khúc như Hỏi nàng xuân, Hương xưa… Với hơn hai thập kỷ hoạt động nghệ thuật cùng kinh nghiệm ngồi “ghế nóng” tại các sân chơi âm nhạc, giọng ca gốc Tây Ninh mang đến nhiều góc nhìn khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình. Chia sẻ về vai trò này, Như Hảo nói khi nhìn các thí sinh, cô bồi hồi nhớ về quãng thời gian là thí sinh của Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1992. Thời điểm đó, nữ ca sĩ thừa nhận bản thân vừa nhiệt huyết nhưng cũng không khỏi bỡ ngỡ. “Nhìn các bạn dự thi, tôi nhớ đến hình ảnh của bản thân ngày trước, cũng lo lắng, căng thẳng khi lên sân khấu vì lo tập trung nhớ bài thi. Tuy nhiên, hiện tại các bạn thí sinh vững chãi, có nhiều kinh nghiệm sân khấu hơn so với tôi ngày trước”.Nhắc đến thời điểm tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP.HCM 1992, ca sĩ Như Hảo bày tỏ: “Tôi thấy những cuộc thi âm nhạc ở thời điểm hiện tại sinh động hơn, có nhiều đất để các thí sinh thể hiện tài năng của mình. Nói thế không có nghĩa là so sánh vì mỗi thời điểm mỗi cuộc thi sẽ có cách tổ chức khác nhau. Và tôi biết ơn vì Tiếng hát Truyền hình TP.HCM đã đưa tôi đến gần với công chúng”.Bước ra từ một sân chơi âm nhạc với giải thưởng cao nhất, ca sĩ Như Hảo nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca được yêu mến. Thế nhưng khi ở “đỉnh cao” của sự nghiệp, giọng ca gốc Tây Ninh để lại nhiều tiếc nuối khi lui về hậu phương vun vén tổ ấm. Từng là nữ ca sĩ được “săn đón” tại khắp các sân khấu, khi trở thành người phụ nữ của gia đình, Như Hảo chưa bao giờ ngừng nghĩ về ca hát và luôn chất chứa khát khao trở lại sân khấu.Chọn cách tạm dừng sự nghiệp ca hát để chăm lo gia đình, Như Hảo ngậm ngùi khi hai cuộc hôn nhân đều có kết quả không như mong muốn. Hậu đổ vỡ, giọng ca gốc Tây Ninh “nương tựa” vào âm nhạc. Với chị, âm nhạc chính là “liều thuốc” chữa lành cho trái tim của mình: “Với nhiều người, âm nhạc chính là liều thuốc chữa lành cho trái tim nhưng với tôi, không những chữa lành cho trái tim mà còn là động lực để tôi cố gắng trong mọi hoàn cảnh, vấn đề trong cuộc sống. Khoảng thời gian đó, phần lớn tôi dựa dẫm vào bản thân mình”.Trải qua một thời gian lấy lại tinh thần sau những đổ vỡ trong đời sống tình cảm, ca sĩ Như Hảo quyết tìm lại “hào quang” của chính mình. Trong ngày đầu trở lại sân khấu sau hơn 10 năm gián đoạn, giọng ca 7X vỡ òa khi vẫn được khán giả đón nhận. Ca sĩ quê Tây Ninh hạnh phúc nói: “Khi tôi xuất hiện trên sân khấu sau nhiều năm gián đoạn, tôi bất ngờ khi khán giả vẫn còn nhớ đến mình, thậm chí họ còn gửi tin nhắn động viên tôi. Rồi tôi nhận ra đó chính là động lực để tôi tiếp tục duy trì sự nghiệp ca hát cho đến nay”.Nhiều năm “vắng bóng” ở thị trường nhạc Việt, ca sĩ Như Hảo có màn trở lại tương đối khiêm tốn. Không quảng bá rầm rộ hay xuất hiện tại các sân khấu lớn nhỏ, cô chọn cách tham gia một vài gameshow về ca nhạc hay xuất hiện trên các đài truyền hình với vai trò giám khảo cuộc thi và thu âm băng đĩa. Bên cạnh đó, cô còn sắp xếp thời gian để gần gũi với con gái của mình.Sự kiện khó thành công
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.
Những điểm mới trên Hyundai Tucson 2021 so với bản đang bán tại Việt Nam
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.
Có phải nhân viên xinh đẹp thì luôn được ưu ái?
Theo kế hoạch của T.Ư Đoàn, Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025, được tổ chức vào 14 giờ ngày 13.3 có chủ đề: "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".4 nội dung trọng tâm của diễn đàn gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Bên cạnh đó, diễn đàn trao đổi, chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2025.Chương trình được tổ chức trực tuyến và trực tiếp ở điểm cầu trung tâm tại TP.Hà Nội; điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc mở điểm cầu nối tới tất cả Đoàn cấp huyện, khuyến khích mở điểm cầu để Đoàn cơ sở theo dõi diễn đàn; điểm cầu tại nước ngoài (kết nối trực tuyến với các tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước).T.Ư Đoàn vận hành website để tiếp nhận thông tin, đặt câu hỏi của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa chỉ: http://doithoai.doanthanhnien.vn. Thời gian bắt đầu tiếp nhận câu hỏi từ nay đến hết diễn đàn. Các câu hỏi, ý kiến, bình luận của đoàn viên, thanh niên được hiển thị trên website của diễn đàn. Đoàn viên, thanh niên có thể thảo luận, bình luận về các nội dung, chủ đề trực tiếp trên website.Diễn đàn được phát sóng trực tiếp tại các báo điện tử, trang cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, YouTube của Đoàn, Hội, Đội và ứng dụng Thanh niên Việt Nam; các báo điện tử: Tiền Phong, Thanh Niên; các trang mạng xã hội Facebook: Cổng thông tin T.Ư Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, Thông tin Chính phủ. Các kênh YouTube của Báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong, Công tác Tuyên giáo; kênh Tiktok Công tác Tuyên giáo.Trong diễn đàn đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi có thể đặt câu hỏi qua website của diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội phát trực tiếp; ứng dụng Thanh niên Việt Nam. Các thông tin, giải đáp của Ban Bí thư T.Ư Đoàn đồng thời được trao đổi trực tiếp và trên website.Những câu hỏi chưa được trả lời trong diễn đàn sẽ tiếp tục được trả lời qua website http://doithoai.doanthanhnien.vn.