Phó chánh án bị đâm ở Quảng Trị từng làm chủ tọa phiên tòa xét xử nghi phạm
Ngày 20.1, Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Ngọc Diệu Huyền (55 tuổi, ngụ phòng 501 nhà B2 chung cư Phước Lý, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cơ quan điều tra đồng thời thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nữ bị can này, thu giữ các tài liệu phục vụ mở rộng vụ án.Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 1.2022, thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, Huyền nắm được thông tin một số người dân có nhu cầu thuê căn hộ chung cư thuộc diện chính sách nhà ở xã hội nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Dù không có việc làm ổn định, nhưng Huyền vẫn "nổ" có nhiều mối quan hệ cá nhân với cán bộ nhà nước, nhất là những lãnh đạo cấp cao, có khả năng giải quyết, bố trí việc "chạy" thủ tục được thuê chung cư nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Đà Nẵng.Để bị hại tin tưởng, Huyền tự dựng chuyện căn hộ 501 nhà B2 chung cư Phước Lý mà Huyền đang ở nhà do nhà nước cấp.Huyền tự đặt ra các chi phí xin thuê căn hộ chung cư nhà ở xã hội là 40 triệu đồng/căn, thời hạn giải quyết 6 tháng. Tin lời Huyền hướng dẫn cách làm hồ sơ, thủ tục, nhiều người đã đưa tiền nhờ Huyền giúp đỡ.Không chỉ nhận đăng ký thuê chung cư nhà ở xã hội từ những người này, Huyền còn nói các nạn nhân giới thiệu nhiều người thân, bạn bè.Thống kê ban đầu xác định, từ tháng 1.2022 đến tháng 1.2024, Phạm Ngọc Diệu Huyền đã lừa đảo 14 vụ, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng của nhiều nạn nhân.Đáng chú ý, dù số tiền mỗi bị hại chỉ vài chục triệu đồng, nhưng hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, không có nơi ở ổn định, đã dành tiền tích cóp để đưa cho Huyền với hy vọng an cư.Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu đang tiếp tục mở rộng vụ án, đồng thời đề nghị các nạn nhân của Phạm Ngọc Diệu Huyền liên hệ Công an Q.Hải Châu (16 Phan Đình Phùng, Q.Hải Châu, gặp đại úy Đặng Nguyễn Phú - điều tra viên, điện thoại 0937.774.343) để được hỗ trợ.Hành trình theo đuổi ước mơ của Nguyễn Vũ Linh
Oppo A5 Pro được giới thiệu là một trong những smartphone tầm trung bền bỉ nhất hiện nay, với khả năng chống nước, chống va đập và hoạt động tốt trong các điều kiện khắc nghiệt. Để kiểm chứng những tuyên bố từ nhà sản xuất, thiết bị đã trải qua một loạt thử nghiệm thực tế nhằm đánh giá khả năng chịu đựng trong môi trường sử dụng khắc nghiệt.Oppo A5 Pro đạt ba tiêu chuẩn chống nước cùng lúc: IP66, IP68 và IP69. Theo thông số kỹ thuật, thiết bị có thể chịu được ngâm nước ở độ sâu 1,5 mét trong 30 phút (IP68), chống tia nước áp lực cao (IP69) và chống bụi hoàn toàn (IP66). Để kiểm chứng, Oppo A5 Pro được đặt trong nước trong khoảng 30 phút, đồng thời thử nghiệm dùng vòi nước áp lực mạnh để mô phỏng các tình huống như trời mưa lớn hoặc vô tình bị đổ nước lên máy.Kết quả cho thấy, Oppo A5 Pro vẫn hoạt động trơn tru sau thử nghiệm. Màn hình cảm ứng phản hồi chính xác, camera không bị hơi nước làm mờ, các cổng kết nối không bị ảnh hưởng. Tiếp tục thử nghiệm với nước nóng 60°C để mô phỏng điều kiện khắc nghiệt hơn, máy vẫn không có dấu hiệu hư hại, đúng như những gì nhà sản xuất công bố.Oppo A5 Pro sở hữu khung máy đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810H, có khả năng chống chịu rung lắc, sốc nhiệt, độ ẩm cao, bão cát và áp suất thấp. Để kiểm tra độ bền trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, thiết bị đã được đặt vào tủ lạnh trong 12 tiếng. Dù trong điều kiện đông đá, điện thoại vẫn có thể nhận được cuộc gọi, nhiệt độ máy đo được là khoảng 1,5 độ C, chứng minh khả năng hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường lạnh.Tiếp theo, thử nghiệm thả rơi từ độ cao 1,5 mét xuống nền bê tông được thực hiện để mô phỏng tình huống sử dụng thực tế. Nhờ thiết kế gia cố 360°, Oppo A5 Pro hấp thụ lực va đập tốt, không có vết nứt lớn trên màn hình. Mặt kính Gorilla Glass 7i đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màn hình khỏi trầy xước và nứt vỡ. Theo OPPO, kính 7i có khả năng chống va đập cao hơn 160% so với thế hệ trước, giúp tăng đáng kể độ bền của màn hình.Bên cạnh đó, điện thoại cũng được thử nghiệm trong môi trường nhiều cát và bụi nhỏ. Sau nhiều giờ tiếp xúc với điều kiện này, các cổng kết nối và loa vẫn không bị bám bụi, âm thanh phát ra không bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy Oppo A5 Pro phù hợp với những ai thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.Một trong những tính năng đáng chú ý trên Oppo A5 Pro là công nghệ cảm ứng tiên tiến, giúp màn hình vẫn hoạt động chính xác ngay cả khi bị ướt hoặc khi người dùng đeo găng tay. Thử nghiệm thực tế với nhiều điều kiện khác nhau, từ màn hình dính nước, dính dầu mỡ cho đến việc sử dụng với găng tay vẫn có phản hồi nhanh và chính xác, không có hiện tượng loạn cảm ứng.Đây là một điểm cộng lớn, đặc biệt hữu ích cho những ai thường xuyên di chuyển, làm việc ngoài trời hoặc cần sử dụng điện thoại trong môi trường công nghiệp.Qua những thử nghiệm thực tế, có thể khẳng định Oppo A5 Pro là một trong những smartphone có độ bền cao hiện nay. Với khả năng chống nước, chống bụi, chịu va đập tốt và hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần một thiết bị mạnh mẽ để đồng hành trong mọi hoàn cảnh.
Cà Mau: Doanh nghiệp thưởng tết cao nhất là 200 triệu đồng
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.
Tính đến 15.12, địa phương đã thực hiện chuyển đổi hơn 3 triệu quả phao xốp; số còn lại chỉ còn khoảng vài nghìn quả và sẽ phấn đấu hoàn thành đến hết tháng 12.2024.
Mở rộng di tích Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.