Anh hùng lao động Thái Hương: Top 50 phụ nữ châu Á có ảnh hưởng lớn
Theo hãng tin Yonhap, Tòa thượng thẩm Seoul (Hàn Quốc) ngày 3.2 giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, cho rằng Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phạm tội trong vụ sáp nhập công ty Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.Trước đó, các công tố viên nghi ngờ vụ sáp nhập được tiến hành nhằm giúp ông Lee thâu tóm quyền kiểm soát Samsung với mức giá thấp hơn. Năm 2020, ông Lee bị truy tố tội liên quan hành vi thao túng giá cổ phiếu, gian lận kiểm toán và các vi phạm khác.Trước vụ sáp nhập vào năm 2015, cả hai công ty trên đều hoạt động độc lập nhưng đều là công ty con của Samsung. Theo tờ The Korea Herald, Samsung C&T là công ty xây dựng và kỹ thuật trong khi Cheil Industries là công ty chuyên về dệt may. Theo thỏa thuận, 3 cổ phiếu của Samsung C&T được bán để đổi 1 cổ phiếu Cheil Industries.Ông Lee khi đó là Phó chủ tịch tập đoàn Samsung và là cổ đông lớn nhất của Cheil với 23,2% cổ phần nhưng không trực tiếp sở hữu cổ phần nào của Samsung C&T. Các công tố viên cáo buộc ông Lee và các lãnh đạo Samsung đã thao túng giá cổ phiếu, nâng giá của Cheil và hạ giá Samsung C&T để tạo ra tỷ lệ sáp nhập có lợi.Sau khi sáp nhập, ông Lee trở thành cổ đông lớn nhất của công ty mới cũng lấy tên là Samsung C&T, trong khi công ty này lại là cổ đông lớn của tập đoàn Samsung.Qua quá trình sáp nhập, Cheil Industries đã thâu tóm Samsung C&T, qua đó củng cố quyền kiểm soát của ông Lee Jae-yong đối với tập đoàn Samsung, sau đó cho phép ông tiếp quản quyền lãnh đạo tập đoàn từ người cha Lee Kun-hee.Các công tố viên còn cho rằng ông Lee liên quan việc kiểm toán gian lận tại Samsung Biologics, công ty con của Cheil, nhằm tăng giá trị của Cheil trước vụ sáp nhập.Tháng 2.2024, Tòa án quận trung tâm Seoul tuyên bố trắng án đối với ông Lee và các quan chức khác của Samsung, cho rằng việc kế thừa của ông Lee không phải là mục đích chính của vụ sáp nhập. Tòa án cũng nói không có bằng chứng để cho rằng tỷ lệ sáp nhập không công bằng hay gây thiệt hại tài chính cho các cổ đông.Bên công tố kháng án và đề nghị mức án 5 năm tù giam, phạt 500 triệu won nhưng thất bại theo phán quyết mới. Chưa rõ cơ quan công tố có kháng án lên tòa án tối cao hay không.Tháng 11 năm ngoái, ông Lee Jae-yong tuyên bố trước tòa rằng chưa từng có ý định lừa dối hay gây thiệt hại cho các nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân.Tuy nhiên, ông Lee từng thụ án 18 tháng tù vào năm 2017 vì tội hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thân tín của bà để có được sự ủng hộ của chính phủ cho vụ sáp nhập. Năm 2021, ông được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá.Lính nhà giàn DK1 đón xuân
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Tuyên dương 'Gương mặt trẻ Công an TP.HCM tiêu biểu'
Chính sách học phí đặc biệt này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển đại học vào HUTECH năm 2025 cũng như tất cả sinh viên các khóa đang theo học tại trường.Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (26.4.1995 - 26.4.2025), Trường còn thực hiện xét tặng Học bổng HUTECH trị giá 25% học phí toàn khóa cho tất cả thí sinh trên cả nước có tổng điểm trung bình 3 môn của học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 20 điểm trở lên. Để nắm bắt cơ hội, thí sinh có thể thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến ngay tại website Trường: hutech.edu.vn/hoc-bong-tuyen-sinh đến hết 31.5.2025.Sau khi áp dụng Học bổng HUTECH, mức học phí của khóa 2025 đối với các ngành đào tạo Cử nhân (3.5 năm, 14 học kỳ) là 11 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 154 triệu đồng; các ngành đào tạo Kỹ sư (4 năm, 16 học kỳ) là 10 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 160 triệu đồng; các ngành đào tạo đặc thù gồm Kiến trúc, Dược học, Thú y (4.5 năm, 18 học kỳ) là 12 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 216 triệu đồng. Học bổng giá trị này cùng chính sách học phí đặc biệt giúp giảm áp lực tài chính đáng kể, tạo động lực để sinh viên yên tâm học tập, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong trong việc tạo dựng môi trường giáo dục tiên tiến, nhân văn và bền vững.Trúng tuyển vào HUTECH năm 2025, sinh viên sẽ thụ hưởng chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại mỗi năm có 4 học kỳ (mỗi học kỳ khoảng 10 tuần), đảm bảo cung cấp chất lượng đào tạo vượt trội với chi phí học tập hợp lý. Học phí được thu theo từng học kỳ. Học phí mỗi học kỳ được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó (khoảng 9 tín chỉ), giúp giảm áp lực tài chính cho mỗi lần đóng, yên tâm trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong môi trường hiện đại.Được biết, năm nay HUTECH dự kiến tuyển sinh 61 ngành nghề ở đa dạng lĩnh vực đào tạo theo 03 phương thức gồm xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12 và xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG TP.HCM hoặc kỳ thi VSAT 2025. Trong đó có những ngành hot thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Digital Marketing, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật,…Xuất phát từ chiến lược đào tạo gắn liền với thực tiễn, ở từng ngành cụ thể, HUTECH đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để sinh viên thực hành, làm quen và làm chủ nghề nghiệp. Như ngành Truyền thông đa phương tiện có HUTECH Studio với phòng điều khiển trung tâm, phim trường phông xanh, phòng dựng với thiết bị, kho đạo cụ quay - dựng hình; khối ngành ô tô có xưởng thực hành động cơ, khung gầm, xưởng diesel, điện - điện tử ô tô, phòng thí nghiệm hệ thống điều khiển ô tô;…Trong quá trình học, ngay từ năm nhất, sinh viên được tham gia các chuyến kiến tập, thực tập thực tế tại những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực để tìm hiểu về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng nghề, yêu cầu nhân sự,... Sự tham gia của chuyên gia đến từ doanh nghiệp tại những hội thảo chuyên đề, chương trình đối thoại cùng CEO, các cuộc thi khởi nghiệp, cũng là dịp để sinh viên tiếp cận kiến thức giá trị, bài học kinh nghiệm sâu sắc và đón đầu nhiều cơ hội hấp dẫn. Từ những kiểu học thú vị giàu tính ứng dụng này, sinh viên sẵn sàng ứng tuyển và săn việc tốt tại các ngày hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau được tổ chức quy mô lớn ngay tại trường.Song song đó, HUTECH còn kiến tạo môi trường "Đại học Gen Z" năng động, sáng tạo với đa dạng hoạt động ngoại khóa sôi nổi để sinh viên phát triển toàn diện. Hơn 60 câu lạc bộ, đội nhóm từ học thuật, văn hóa, nghệ thuật, thể thao đến các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các sân chơi lớn như Miss HUTECH, HUTECH's Got Talent, HUTECH Startup Wings, lễ hội văn hóa đa quốc gia, giao lưu quốc tế là môi trường để những bạn trẻ phát huy năng khiếu, rèn kỹ năng mềm, khả năng hội nhập, phát triển toàn diện.
Ngày 6.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước phát thông báo tìm bị hại liên quan vụ án hình sự xảy ra tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ viễn thông Mạnh Cường (Công ty Mạnh Cường, địa chỉ tại KP.3, P.Thác Mơ, TX.Phước Long) do Trần Thị Thoa (34 tuổi) thực hiện.Theo đó, quá trình điều tra xác định từ cuối năm 2019 đến tháng 8.2022, Trần Thị Thoa sử dụng pháp nhân là Giám đốc Công ty Mạnh Cường nhiều lần đưa ra thông tin gian dối huy động vốn kinh doanh để chiếm đoạt tài sản của nhiều người.Cụ thể, quá trình huy động vốn của nhiều người, Thoa có mời gọi chị L.T.L.P (44 tuổi, ngụ TX.Phước Long) góp gần 29,6 tỉ đồng. Số tiền này, Thoa sử dụng trả nợ và hoa hồng cho những người đầu tư góp vốn trước. Sau đó, Thoa lại vay tiền và huy động vốn của nhiều người khác để trả cho chị L.T.L.P gần 25 tỉ đồng.Tiền huy động vốn thực tế Thoa không đầu tư, kinh doanh như đã cam kết mà dùng để chơi chứng khoán, tiền ảo.Ngày 9.2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam (4 tháng) đối với Trần Thị Thoa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Để phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án, Công an tỉnh Bình Phước thông báo những ai là bị hại có liên quan đến Thoa, liên hệ với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước tại TP.Đồng Xoài hoặc điều tra viên Đinh Vũ Quý qua số điện thoại 0987.996.599 để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Chồng mất vì tai nạn giao thông, vợ thu nhập bấp bênh nuôi 3 con
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.