Những bất ngờ… đau đầu của ông Park Hang-seo!
Góp mặt trong chương trình The Khang Show, "anh tài" Tiến Luật tiết lộ Thu Trang là người khuyên anh nên tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai. Đạo diễn Nụ hôn bạc tỷ cho rằng đây là mùa đầu tiên nên dễ "hot" và cũng là một sân chơi mới đối với ông xã. Trong khi đó, Tiến Luật lại lo lắng vì sợ không kịp lịch quay gameshow 7 Nụ cười xuân và những dự án phim. Ngoài ra, ông xã Thu Trang sợ rằng mình không thể hòa nhập với các anh tài còn lại cũng như vướng những thị phi không đáng có. Đến khi bước vào cuộc thi, Tiến Luật thừa nhận ở tiết mục Tình em là đại dương anh rất nghiêm túc và không cố ý diễn hài nhưng khán giả lại cười. Khoảnh khắc người xem bật cười khiến nam diễn viên 8X bối rối và không còn nhớ những gì giám đốc âm nhạc SlimV dặn dò. Thậm chí, Tiến Luật còn xấu hổ vì người nhà cười quá nhiều. Thu Trang kể lại: "Khi tôi và cả nhà xem ti vi đều mắc cười đến mức anh ấy bị quê. Ngay đêm phát sóng thì chưa bùng nổ, qua mấy hôm sau mới "gây sốt" trên mạng và anh Luật thật sự bị quê". Bên cạnh đó, Tiến Luật cho biết đây là lần hiếm hoi anh cảm thấy lo lắng khi đứng trước khán giả. "Sau 20 năm, tôi mới có lại cảm giác hồi hộp của lần đầu tiên bước lên sân khấu diễn hài. Trước đó, tuy mình là người động viên anh em vì thấy mọi người cũng lo, nhất là Trương Thế Vinh nhưng thật ra mình cũng run", anh nói. Hơn thế nữa, phần biểu diễn của Tiến Luật phải quay lại nhiều lần vì anh quá bối rối. Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Tiến Luật được nhiều bầu show mời đi hát nhưng anh vẫn chưa dám nhận lời. Khi thấy hình ảnh chiếc bánh bao từ MC Nguyên Khang, Tiến Luật nhớ lại thời điểm anh cầu hôn Thu Trang ở một lò gốm bên quận 6. Theo Thu Trang, cô đồng ý lấy Tiến Luật vì cả hai quen nhau được hơn 2 năm và nam diễn viên 8X sẵn sàng đưa hết tiền cho cô. "Chị Mười Ba" tâm sự: "Mới yêu nhau, tiền bạc là anh Luật giao cho tôi giữ hết, tự nhiên mình thấy trách nhiệm nặng nề quá. Tuy nhiên, từ khi anh Luật đưa tiền cho mình giữ thì anh ấy có tiền mang về cho ba mẹ mỗi tháng vì xưa giờ anh ấy chưa làm được điều đó. Lúc mình thấy ba mẹ và cả anh Luật vui thì mình cũng vui. Phụ nữ thấy vui với điều đó là thấy dính kèo rồi, bây giờ không có cái bánh bao thì tôi cũng đồng ý thôi".Mặt khác, Tiến Luật cho biết anh chưa bao giờ chở vợ đi mua bất kỳ món đồ hiệu nào vì tất cả tiền đều do Thu Trang giữ. "Không phải chỉ khán giả của The Khang Show biết mà khán giả cả nước đều biết Trang là người nắm tài chính trong gia đình. Nếu không tin mọi người có thể xét túi của tôi, không có đồng nào cả. Thậm chí, tôi chưa bao giờ hỏi tài khoản ngân hàng có bao nhiêu tiền và nhiều khi vợ nói thì tôi còn quạu nữa", diễn viên phim Vú em tập sự bộc bạch. Thậm chí, khi làm những dự án do Thu Trang sản xuất Tiến Luật cũng không nghĩ đến tiền bạc. Tiếp lời ông xã, Thu Trang nói những ngày lễ ông xã chỉ tặng được những món đồ có giá trị thấp. Còn lại, Tiến Luật chỉ tìm hiểu, gửi hình và thuyết phục bà xã tự mua sắm. "Tôi là người không thích shopping nên không mua những món đồ xa xỉ nhưng anh Luật muốn vợ xài nên cứ gửi hoài. Cho nên, tôi mua cho chồng vui dù người dùng là mình", cô chia sẻ. Câu chuyện tình yêu của Thu Trang và Tiến Luật khiến MC Nguyên Khang ngưỡng mộ vì cả hai tạo động lực cho nhau để sống tích cực hơn mỗi ngày.Những tấm lòng vàng 26.7.2022
Chiều 21.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu".Phiên đối thoại được WEF truyền hình trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến lớn của diễn đàn, và được sắp xếp làm điểm nhấn trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Hội nghị WEF 55.Đây cũng là một trong 5 phiên đối thoại chính sách với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, những người được WEF đánh giá là có tầm nhìn, ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay. Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và người dẫn chương trình nổi tiếng - Trưởng ban biên tập Tạp chí Financial Times Gillian Tett, đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn nhờ vào thành tựu phát triển kinh tế qua 40 năm đổi mới. Ý chí và quyết tâm cùng với các chính sách phát triển đột phá nhằm nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên thông minh để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành nguồn lực để đưa kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Theo Thủ tướng, kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ thông minh, cơ sở dữ liệu. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng cho biết, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết 57 mới ban hành về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng thông tin, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6.2025.Mặc dù là đất nước chịu nhiều thiệt thòi, có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng Thủ tướng cho biết, với những nỗ lực trên, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng về hợp tác nghiên cứu và phát triển, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu như Samsung, NVIDIA… Kết luận phiên đối thoại, bà Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới. Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Sự thành công của phiên đối thoại chính sách năm thứ hai liên tiếp góp phần củng cố vai trò, vị thế quốc tế, lan tỏa những thành tựu to lớn của đất nước trong những năm qua, cũng như tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
5 tiện ích mở rộng Google Chrome cần cho công việc hằng ngày
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Hai anh em, hai nhà thơ nhà văn, hai chuyến đưa hai anh ruột về quê
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.