Công nghệ nâng cao chất lượng cuộc sống theo cách hiện đại
Trường hợp khác, Nguyễn Bảo Long (24 tuổi), làm việc tại TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cũng cho biết vì năm tuổi nên cất xe ô tô trong nhà chứ chẳng dám sử dụng vì lo chuyện không may xảy ra.Bạc Liêu: Đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ liên quan sai phạm tại KDC Thiên Long
Những ngày cuối năm, nghệ nhân thư pháp Võ Dương, Chủ tịch CLB Nghệ nhân Thư pháp Việt, trực thuộc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đang "múa bút" vẽ nét xuân Giáp Thìn qua những tác phẩm thư pháp mà anh ấp ủ hơn cả năm nay. Gặp tôi, anh bảo: "Năm nay, thư pháp liên quan đến rồng có lẽ không chỉ mình tôi thực hiện. Nhưng mình mang danh là kỷ lục gia thư pháp thế giới, châu Á và Việt Nam thì phải làm cho ra hồn những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng từ mùa xuân và rồng Việt".
Khách Hồi giáo thích thú trải nghiệm không gian văn hóa Yên Tử
Theo Bleepingcomputer, một tổ chức phi lợi nhuận có tên "None of Your Business" (Noyb) đã nộp các đơn khiếu nại chống lại TikTok, AliExpress, SHEIN, Temu và WeChat, cáo buộc các công ty này vi phạm Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) bằng cách chuyển dữ liệu người dùng châu Âu sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp.Noyb, do nhà hoạt động quyền riêng tư người Áo mang tên Max Schrems thành lập, đã đệ trình các khiếu nại này lên các cơ quan bảo vệ dữ liệu tại Hy Lạp, Ý, Bỉ, Hà Lan và Áo, đại diện cho người dùng tại các quốc gia này. Tổ chức này nhấn mạnh Trung Quốc thu thập dữ liệu công dân một cách tích cực và xử lý mà không có các hạn chế phù hợp, điều này trái với luật bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu.Theo GDPR, việc chuyển dữ liệu ra ngoài không gian châu Âu chỉ được phép trong những trường hợp ngoại lệ và cần có bằng chứng cho thấy dữ liệu được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự truy cập trái phép từ nhà nước hoặc các bên khác. Noyb cho biết các công ty như AliExpress của Alibaba, SHEIN và TikTok thừa nhận việc chuyển dữ liệu cá nhân của người châu Âu sang Trung Quốc, dựa trên các báo cáo minh bạch và tài liệu khác. Trong khi đó, Temu và ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent chuyển dữ liệu đến các "quốc gia thứ ba" không được tiết lộ, nhiều khả năng là Trung Quốc.Việc chuyển dữ liệu cá nhân ra ngoài EU chỉ được phép nếu quốc gia nhận dữ liệu đảm bảo mức độ bảo vệ dữ liệu tương đương với EU. Noyb lập luận rằng Trung Quốc không đáp ứng tiêu chuẩn này, do đó việc chuyển dữ liệu là bất hợp pháp và phải chấm dứt ngay lập tức.Đây là lần đầu tiên noyb nộp đơn khiếu nại chống lại các công ty Trung Quốc, trước đó tổ chức này chủ yếu nhắm vào các công ty Mỹ như Apple, Alphabet và Meta, dẫn đến nhiều cuộc điều tra và các khoản phạt lên đến hàng tỉ USD.Các khiếu nại này có thể dẫn đến việc đình chỉ chuyển dữ liệu sang Trung Quốc và áp dụng các khoản phạt lên đến 4% doanh thu toàn cầu của các công ty vi phạm. Động thái này diễn ra trong bối cảnh TikTok và các công ty công nghệ Trung Quốc khác đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu về các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.
Sáng 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.Bình Định (TX.An Nhơn, Bình Định), cho biết trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hàng trăm chậu hoa cúc của người dân bị héo, chết bất thường, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.Cụ thể, hơn 300 chậu hoa cúc trồng để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của gia đình bà Đặng Thị Lý (55 tuổi, ở khu vực Kim Châu, P.Bình Định) bỗng dưng bị héo, chết bất thường. "Chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an phường vào cuộc, phối hợp với các đội nghiệp vụ của Công an TX.An Nhơn điều tra, xác minh làm rõ vụ việc này", ông Dũng nói.Vụ hoa tết năm nay, gia đình bà Lý dùng tiền tích góp sau một năm làm phụ hồ để đầu tư trồng hơn 300 chậu hoa cúc. Số hoa này đã được thương lái đặt cọc mua, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, hiện số hoa này bị chết khiến vợ chồng bà trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Những ngày qua, vợ chồng bà Lý "mất ăn, mất ngủ" vì chẳng biết lấy đâu ra tiền để trả các khoản chi phí phân, thuốc, nhân công..."Chiều 8.1, vợ chồng tôi tưới nước cho hoa như bình thường. Sáng hôm sau, hoa trong vườn đã héo úa mà không rõ nguyên do. Quá hoảng hốt, vợ chồng tôi kiểm tra phuy chứa nước thì phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi có người đổ thuốc vào nên đã trình báo công an. Mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", bà Lý nói.Trước sự việc trên, ông Lê Trung Hiếu (62 tuổi, ở P.Bình Định) đã thử lấy một ít nước từ phuy của gia đình Lý tưới một chậu hoa cúc trong vườn nhà mình. Kết quả chậu hoa này cũng úa và chết ngay sau đó."Tôi nghi có kẻ xấu bỏ thuốc vào phuy nước của vườn bên cạnh nên mới dẫn đến cơ sự này. Đã trồng cúc bao nhiêu năm nay thì không thể nào nhầm lẫn trong việc pha thuốc, làm chết hàng trăm chậu cúc như vậy được. Mong công an vào cuộc điều tra làm rõ. Nếu vụ việc không được sáng tỏ, tình trạng này sẽ còn tái diễn", ông Hiếu bức xúc nói.Lãnh đạo UBND TX.An Nhơn cho biết, tình trạng hoa cúc chết bất thường với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại địa phương. UBND TX.An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc.
Còn nhiều lo ngại trong việc áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.