Thấy dị vật trong món ăn, sao nhiều người chọn ‘bóc phốt’ lên mạng xã hội?
Sắc lệnh nói trên, do Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Lucas Bersamin ký vào đầu tuần, đã loại phó tổng thống và tất cả các cựu tổng thống ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). NSC tư vấn cho tổng thống về các chính sách ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Ông Bersamin cho hay động thái mới "nhằm tổ chức lại và tinh giản" thành viên của NSC, hiện bao gồm các quan chức lập pháp, quốc phòng, đối ngoại và thành viên nội các quan trọng."Hiện tại, phó tổng thống không liên quan đến trách nhiệm của tư cách thành viên trong NSC", ông Bersamin nói với các phóng viên, cho biết thêm tổng thống được tự do bổ sung các thành viên hoặc cố vấn khác khi cần thiết.Hiện bà Sara Duterte chưa bình luận. Sắc lệnh trên được đưa ra trong bối cảnh bà Sara Duterte đang đối mặt với cuộc điều tra về cáo buộc đe dọa giết Tổng thống Marcos và gia đình ông, theo AFP.Trong cuộc họp báo trực tuyến vào cuối tháng 11.2024, bà Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nói đã sai người giết ông Marcos nếu bà bị ám sát. Sau đó, bà nói rằng phát ngôn đó đã bị hiểu sai.Bà Sara Duterte trở thành phó tổng thống vào năm 2022 trong một liên minh với ông Marcos. Tuy nhiên, liên minh này đã tan rã trong những tháng gần đây, khi hai bên cáo buộc lẫn nhau nghiện ma túy và có những lời lẽ cực đoan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Philippines, dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025.Tam tai, năm tuổi là gặp xui rủi?
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Tết đến cảnh giác với sự nguy hiểm của bình gas mini
Mùng 4 Tết, dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa kết thúc, nhưng tại bến xe Miền Đông mới, rất nhiều người dân đã quyết định quay lại TP.HCM sớm. Không khí tại bến xe trở nên nhộn nhịp với những chuyến xe liên tục đưa hành khách từ khắp các vùng miền trở lại thành phố, sau hành trình về quê đón Tết.Chia sẻ về lý do trở lại TP.HCM sớm, chị Trịnh Thị Mai Chi, quê ở Bình Định, cho biết: "Lý do tôi đến thành phố sớm là để có thời gian nghỉ ngơi, sau đó là bắt đầu vào công việc. Từ Bình Định vào thì đi xe nên phải có thời gian nghỉ ngơi một chút".Bên cạnh đó, việc đến TP.HCM sớm để tránh tình trạng kẹt xe cũng được nhiều hành khách dự tính. Ông Vũ Quang Thái, quê ở Bình Định cho biết: "Mình vào Sài Gòn sớm để tránh kẹt xe. Rồi mình vào trước một ngày để chuẩn bị nghỉ ngơi rồi thứ hai bắt đầu công việc mới".Khi quay lại thành phố, nhiều người đã mang những món đặc sản quê hương theo. Những món ăn đặc trưng của từng vùng miền không chỉ là phần hương vị của Tết, mà còn là những món quà đầy tình cảm, được dành tặng cho bạn bè và đồng nghiệp. Mỗi món quà đều mang đậm dấu ấn quê hương, là biểu tượng của tình yêu thương và sự gắn kết giữa những người xa xứ.Theo thông tin từ Bến xe Miền Đông mới, từ mùng 1 đến 9 giờ sáng mùng 4 Tết, Bến xe Miền Đông mới có khoảng hơn 1.000 lượt xe đến TP.HCM với hơn 4.000 hành khách. Công tác tổ chức vận hành trong dịp Tết Nguyên đán đã được bến xe triển khai chủ động nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo thời gian di chuyển cho hành khách được thông suốt, thuận tiện.
Nhiều người thường nghĩ: "Ít nhất đàn ông đích thực thì không. Chỉ có những người đàn ông yếu đuối, yếu đuối mới thể hiện cảm xúc của mình".
Mong sớm có quy định về mua bán điện trực tiếp không giới hạn
Cửa gió hàng ghế sau