Loạt iPad mới ra mắt trong vài tháng tới
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Bí quyết làm giàu: Cựu chiến binh thu tiền tỉ nhờ nuôi cá hô
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.
Bắt giữ một công nhân trộm xe máy bán lấy tiền mua ma túy
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường xá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Thông tin sắp xếp bộ máy được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 sáng 18.3.Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy được đánh giá "thực sự là một cuộc cách mạng". Trong đó, hiện chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ với tổ chức bên trong đã được tinh gọn đáng kể.Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).Đối với các địa phương, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%). Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm rất rõ rệt sau sắp xếp.Theo Bộ Nội vụ, sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người (đạt khoảng 20%).Để cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"."Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30.6 để đến ngày 1.7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới. Đồng thời, tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30.8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 1.9", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.Theo bà, quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách."Tới đây, sẽ sửa luật Cán bộ, công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh trở lên", Bộ trưởng Nội vụ cho hay.Bà Trà cho hay, dù vừa qua đã ban hành luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.Vì vậy cần sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, "cởi trói" cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm và xóa bỏ thủ tục hành chính; chuyển trạng thái "xin" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID.Các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 thủ tục hành chính theo thẩm quyền
Nhiều hoạt động noi gương Tổng Bí thư Trần Phú
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.