Cấm khách mang sản phẩm nhựa dùng một lần trên vịnh Nha Trang
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.Xóa cận, loạn không lật giác mạc - không đau, không biến chứng với công nghệ CLEAR
Với lợi thế giành chiến thắng 2-1 trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tự tin đến sân nhà của đội tuyển Thái Lan đấu trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1 với mục tiêu bảo vệ thành quả đã đạt được. Sở hữu "chân sút ngoại hạng" Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam trở nên đáng gờm khiến "voi chiến' phải e dè, không áp đặt được lối chơi lên đối thủ như nhiều lần chạm trán trước đó và phải nhận thất bại ở chung kết lượt đi. Người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng Nguyễn Xuân Son cùng các đồng đội tiếp tục phát huy tinh thần thi đấu "rực lửa" để giữ vững thành quả. Tuy thua đội tuyển Việt Nam 1-2 nhưng đội tuyển Thái Lan vẫn cho thấy bản lĩnh của nhà đương kim vô địch. Bị dồn ép nhưng "voi chiến" vẫn có bàn thắng thu ngắn cách biệt xuống 1-2. Đây là cách biệt không lớn giúp đội tuyển Thái Lan đặt niềm tin có thể san bằng cách biệt khi trở về sân nhà. Theo dự đoán của độc giả Báo Thanh Niên, 59% tin vào chiến thắng cho Nguyễn Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ngay trên sân của đội tuyển Thái Lan. 33% dự đoán kết quả hòa và chỉ 8% nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua Thái Lan. Trong khi đó nhiều HLV, chuyên gia bóng đá dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ cầm chân được đội tuyển Thái Lan khi tái đấu ở lượt về để lên ngôi vô địch. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Dự đoán kết quả trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Thái Lan 1-1. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Dư địa lớn cho tăng cường đầu tư và xuất khẩu Việt Nam - Úc
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Tuyển sinh lớp 10: Học sinh TP.HCM có thể đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".