$758
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vietlott quanh đây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vietlott quanh đây.Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vietlott quanh đây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vietlott quanh đây.Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ. ️
Cuộc chia tay của Lý Thần với người yêu cũ - Phạm Băng Băng vào năm 2019 đã khiến bao nhiêu người cảm thấy bất ngờ cùng với chia sẻ lúc đó của anh: "Chia tay Phạm Băng Băng là tiếc nuối nhất trong đời tôi". Giờ đây, Lý Thần đã 46 tuổi, chắc hẳn ai cũng tò mò, cuộc sống của anh hiện tại ra sao? Theo Sohu, trong buổi ghi hình chương trình gần đây, đối diện với câu hỏi: "Có phải chia tay Phạm Băng Băng là sai lầm lớn nhất của đời anh? Anh có hạnh phúc hơn khi ở bên Phạm Băng Băng không?" là sự im lặng ngượng ngùng từ ngôi sao của Keep Running khiến người xem đặt dấu hỏi: "Anh còn vương vấn nàng Hoa đán họ Phạm sao?".Năm 2015, Lý Thần và Phạm Băng Băng chính thức công khai tình yêu vô cùng ngọt ngào. Nam diễn viên mạnh tay chi hàng chục triệu nhân dân tệ để cầu hôn, thậm chí ngôi sao thế hệ 7X còn công khai tuyên bố: "Tôi sẵn sàng bảo vệ cô ấy trước mọi giông bão". Nhưng đến năm 2018, sự nghiệp của Phạm Băng Băng gặp sóng gió, người hâm mộ cho rằng Lý Thần - người luôn trung thực và có trách nhiệm, sẽ giúp đỡ bạn gái khi cô gặp khó khăn và cùng cô vượt qua. Nhưng trái ngược với mong đợi, nam thần 7X lặng lẽ từ bỏ tình yêu và cuối cùng cả hai đã chia tay trong hòa bình. Điều này khiến khán giả "thở dài", họ không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế. Nhiều người cho rằng nếu anh kiên quyết đồng hành cùng Phạm Băng Băng vượt qua khó khăn lúc đó thì có lẽ họ đã trở thành cặp đôi kiểu mẫu của làng giải trí.Từ đó đến nay, tình cũ của nàng Hoa đán vẫn chưa công khai một mối quan hệ nào. Sự im lặng của Lý Thần khiến dân cư mạng đào xới lại mối quan hệ của anh với người cũ. Họ cho rằng năm đó, anh dựa vào tên tuổi của người yêu nên được "thổi phồng", thực tế tài năng của anh không xuất sắc như nhiều người ngưỡng mộ. Điển hình nhất là nam diễn viên vẫn chưa có một vai diễn nào gây tiếng vang, tạo uy tín trong nghề. Nhưng bù lại anh giữ vững phong độ và thu hút thêm nhiều người hâm mộ qua các chương trình truyền hình thực tế. Sau khi buổi ghi hình được hé lộ, một vài người hâm mộ đã nhận xét về Lý Thần: "Thế giới này rất thực tế. Điều khán giả mong đợi ở một diễn viên là 'diễn tốt' hơn là làm tốt trong các chương trình tạp kỹ"; "Từ một diễn viên trở thành ngôi sao chương trình tạp kỹ, liệu anh ấy có thể nổi tiếng trở lại không?"; "Ngành giải trí là một hội chợ phù phiếm. Một số người trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, trong khi những người khác lặng lẽ im lặng. Và một số người, như Lý Thần luôn lang thang ở giữa. Anh ta không nhạt nhòa nhưng cũng chẳng phải đỉnh cao, nếu không có chuyện tình với Phạm Băng Băng, tôi chẳng nhớ anh ta là ai"...Nhưng ngôi sao của Keep Running dường như không hề lo lắng về vấn đề này. Sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí, tài tử 7X cũng đã thu được nhiều lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh và anh vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ những khoản đầu tư này. Tuy nhiên, so với giới trẻ hiện nay, lối sống của Lý Thần khá đặc biệt. Cũng trong buổi ghi hình, bạn trai cũ của mỹ nhân họ Phạm nói rằng anh thậm chí còn không biết cách sử dụng phần mềm gọi taxi và thường chỉ vẫy taxi trên đường khi đi ra ngoài. Cách sống này khiến khán giả có cảm giác như được quay trở lại 20 năm trước. ️
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt. ️