42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Giữ đất, đuổi thù
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Người Bình Định xa xứ cùng ôn lại nét đẹp văn hóa quê nhà
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Đóng học phí một lần: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi người học?
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Tại chương trình, đại diện Ban Giám đốc, Công đoàn cơ sở Vietcombank An Giang, bà Dương Thoại Uyên - Phó Giám đốc Chi nhánh, Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã trao tặng 150 phần quà Tết cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị 103,7 triệu đồng."Tết yêu thương" là chương trình ý nghĩa được tổ chức thường niên tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang và nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đóng góp của các quý mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh.Việc sẻ chia, đồng hành cùng bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong điều trị tại bệnh viện mỗi dịp Tết đến Xuân về của Vietcombank An Giang hằng năm đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu Vietcombank, ngân hàng xanh phát triển bền vững vì cộng đồng.
Vì sao loạt thị trường khách ngoại lớn nhất của Việt Nam chưa hồi phục 100%?
Ngày 7.1, Công an H.Châu Thành (Tây Ninh) cho biết đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, ngụ xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Tiến đã dùng vé số giả để đi lừa đảo.Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút, ngày 1.1, Nguyễn Văn Tiến, điều khiển xe mô tô mang theo 70 tờ vé số giả mở thưởng ngày 31.12, mỗi tờ vé số giả đều trúng giải 6 (với 4 số trúng) số tiền thưởng tương đương 400 ngàn đồng/tờ mang đi lừa những người bán vé số dạo đổi lấy tiền tiêu xài.Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, Tiến đi đến ấp Bình Long, xã Thái Bình, H.Châu Thành thì gặp chị Bùi Thị Thùy Trang (37 tuổi, ngụ xã Thái Bình, H.Châu Thành, Tây Ninh) đang đi bán vé số, Tiến lấy 3 tờ vé số trúng thưởng giả lừa chị Trang đổi lấy số tiền là 1,2 triệu đồng. Sau khi đổi xong, Tiến mua lại của chị Trang 30 tờ vé số thật. Sau đó, Tiến điều khiển xe mô tô đi đến khu vực ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, H.Châu Thành thì gặp cháu Cao Diễm Thùy (15 tuổi, tạm trú ấp Bình Long, xã Thái Bình, H.Châu Thành) đang bán vé số. Tại đây, Tiến đưa ra 2 tờ vé số giả, yêu cầu cháu Thuỳ đổi lấy tiền là 800 ngàn đồng. Do không có nhiều tiền, nên cháu Thùy trả cho Tiến số tiền 140 ngàn đồng, số tiền còn lại Tiến quy đổi thành 30 tờ vé số thật của cháu Thùy.Khi Tiến đang chờ lấy vé số thì bị lực lượng công an phối hợp cùng người dân bắt giữ.