Muốn thu nhập tăng gấp 3-4 lần dịp tết thì làm những công việc này
Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Open Beta vào 27.3, Kiếm Thế Origin khẳng định 'bản sắc Kiếm Thế - Xưng đế mobile'
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Chừng nào Ukraine còn để cho Nga trung chuyển chuyển dầu lửa và khí đốt thì chừng ấy Moscow vẫn còn có thể dùng cách này để lách những biện pháp chính sách và cơ chế trừng phạt của EU. Nga phải trả phí quá cảnh khí đốt và dầu lửa cho Ukraine nhưng có được thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Có thể thấy Ukraine quyết tâm triệt hạ mọi thu nhập của Nga từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt.Đối sách của Moscow là tạo dựng cái lợi trong thiệt hại. Nga tìm cách khác để tiếp tục cung ứng khí đốt cho Slovakia, một thành viên EU và NATO, qua đó vừa có thể phân hóa nội bộ phương Tây, vừa phân hóa EU và NATO với Ukraine. Tiếp theo, Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova với lý do Moldova chưa trả hết nợ và không còn có thể tiếp tục vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine. Thực chất, Nga đẩy Moldova vào tình thế phải gia tăng áp lực trực tiếp với Kyiv để khí đốt của Nga tiếp tục được trung chuyển qua Ukraine, biến vấn đề giữa Nga và Moldova thành vấn đề giữa Moldova và Ukraine. Nga nhằm vào Moldova cũng đồng thời nhằm vào EU và NATO, vì 2 liên minh này trong thời gian vừa qua đã tìm mọi cách để lôi kéo Moldova vào phạm vi ảnh hưởng, không để Moldova nghiêng ngả về phía Nga. Biện pháp chính sách này của EU và NATO không đạt kết quả như kỳ vọng, vì Nga vẫn tìm ra lối lách để tạo cái lợi trên nhiều phương diện khác nhau từ thiệt hại phải chịu. Đó còn là vì EU và NATO hết lòng với Ukraine nhưng nước này lại làm hai liên minh rất khó xử trong nội bộ và trong quan hệ với đồng minh.
TP.HCM chính thức thông qua 16 điểm bắn pháo hoa dịp 30.4
Ngày 30.12, lãnh đạo UBND H.Phù Mỹ (Bình Định) thông tin, UBND H.Phù Mỹ đã yêu cầu UBND TT.Phù Mỹ, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất, Phòng Kinh tế - hạ tầng thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm, sau khi có kết luận thanh tra sai phạm tại Ban quản lý chợ Phù Mỹ.Theo kết luận của Thanh tra H.Phù Mỹ, trước đó Ban Quản lý chợ Phù Mỹ đã tự ý thu, huy động tiền đóng góp của tiểu thương để xây dựng dãy ki ốt phía đông chợ - đường Võ Thị Sáu, đổ đất nâng mặt bằng, lát gạch lối đi bên trong chợ...Qua thanh tra, Thanh tra H.Phù Mỹ yêu cầu UBND TT.Phù Mỹ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Nguyễn Thành Khâm, Chủ tịch UBND TT.Phù Mỹ và các cá nhân có liên quan trong việc tham mưu, ban hành văn bản có chủ trương cho Ban quản lý chợ Phù Mỹ sửa chữa hệ thống thoát nước, lát vỉa hè, xây dựng ki ốt bằng nguồn thu của ban quản lý chợ. Việc này là trái thẩm quyền, không đúng quy định và không thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của UBND H.Phù Mỹ.Đồng thời tiến hành kiểm điểm ông Phan Kim Tân, Phó chủ tịch UBND TT.Phù Mỹ, vì chỉ đạo chưa kiên quyết trong việc xử lý các công trình xây dựng trái quy định pháp luật của Ban quản lý chợ Phù Mỹ. Kiểm điểm kế toán UBND TT.Phù Mỹ trong việc buông lỏng quản lý, để Ban quản lý chợ Phù Mỹ lập bộ thu diện tích mặt bằng đưa vào quyết toán các năm 2022, 2023 cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh Bình Định.Thanh tra H.Phù Mỹ cũng xác định UBND TT.Phù Mỹ đã buông lỏng trong công tác quản lý chợ Phù Mỹ, quyết toán hàng năm nhưng không kiểm tra, để ban quản lý chợ đưa vào quyết toán toàn bộ thu diện tích mặt bằng, lô sạp cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh Bình Định, không hướng dẫn chợ có phương án thu hồi nợ đọng. UBND TT.Phù Mỹ chỉ đạo xử lý các công trình xây dựng trái phép không đúng ý kiến chỉ đạo của UBND H.Phù Mỹ.Ngoài ra, Thanh tra H.Phù Mỹ còn yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất H.Phù Mỹ, vì là đơn vị chủ đầu tư sửa chữa nâng cấp chợ nhưng không có phương án bố trí các hộ kinh doanh khi thi công, xây dựng các lều chợ.Kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Phòng Kinh tế - hạ tầng H.Phù Mỹ về việc chậm phúc đáp văn bản của UBND TT.Phù Mỹ và chậm kiểm tra, tham mưu UBND H.Phù Mỹ ban hành văn bản dừng thi công các hạng mục công trình do Ban quản lý chợ Phù Mỹ tự ý đầu tư không đúng quy định.Liên quan đến vụ việc trên, Thanh tra H.Phù Mỹ giao đoàn thanh tra củng cố, chuyển toàn bộ hồ sơ việc xảy ra tại Ban quản lý chợ Phù Mỹ sang Cơ quan điều tra Công an H.Phù Mỹ để xử lý theo quy định của pháp luật, làm rõ dấu hiệu tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, theo Thanh tra H.Phù Mỹ, Ban quản lý chợ Phù Mỹ tự ý thu, huy động gần 1,9 tỉ đồng của tiểu thương, không có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền nhưng không nộp vào ngân sách là sai quy định. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Trúc Nhân, Trưởng ban Quản lý chợ Phù Mỹ; bà Hà Thị Lê Vi, kế toán và bà Phạm Thị Nhuận, thủ quỹ.Ban quản lý chợ Phù Mỹ còn chi sai quy định, sử dụng tiền huy động xây dựng chợ, tạm ứng chi nhưng không cung cấp được chứng từ, cần phải thu hồi nộp ngân sách hơn 253 triệu đồng...