$733
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Liên quan đến ồn ào của Phạm Thoại, ban tổ chức Miss International Queen Vietnam cho biết sau khi trao đổi, thống nhất đã quyết định hạn chế tối đa sự xuất hiện của nhà sáng tạo nội dung này trong chương trình. Chia sẻ về lý do, đơn vị sản xuất cho hay dù chưa có bất kỳ kết luận nào của cơ quan chức năng, nhưng đây là cách tôn trọng cảm xúc và trải nghiệm của khán giả theo dõi chương trình.Nhà sản xuất chia sẻ thêm “chỉ xin phép để lại những khoảnh khắc Phạm Thoại hỗ trợ tiền mặt hoặc lời hứa giúp học viên, để đảm bảo học viên đó sẽ nhận được quyền lợi như đã cam kết trong quá trình ghi hình và các chi tiết như đưa bảng bình chọn kết quả thắng thua nhằm đảm bảo tính minh bạch trong mỗi tập”. Trước đó, Miss International Queen Vietnam chọn Phạm Thoại vào vị trí Chiếc ghế nhân ái để hỗ trợ cho các học viên khó khăn trong quá trình tham gia khóa đào tạo. Đơn vị sản xuất nói trong đợt ghi hình vừa qua, nhà sáng tạo nội dung quê Hải Phòng đã hoàn thành tốt vai trò này. Song sau những ồn ào, Phạm Thoại xin phép không tham gia ghi hình tiếp tục những đợt sau. Phía ban tổ chức đã đồng ý, thống nhất với điều này. Trước đó, khi ồn ào kêu gọi hỗ trợ bé Bắp nổ ra, Phạm Thoại tổ chức buổi livestream để làm rõ, nhưng làn sóng phản ứng của dân mạng chưa dừng lại. Nhiều người thậm chí còn tràn vào trang chủ Miss International Queen Vietnam - cuộc thi từng giới thiệu có TikToker 9X góp mặt để “tấn công”, đề nghị nhà sản xuất có thái độ quyết liệt trước vụ ồn ào. Có cư dân mạng còn tuyên bố sẽ tẩy chay chương trình nếu có sự xuất hiện của Phạm Thoại. Theo ghi nhận, trong teaser tập phát sóng đầu tiên của Miss International Queen Vietnam, Phạm Thoại gần như vắng mặt. Nhiều người cho rằng đây là động thái của ban tổ chức liên quan đến ồn ào của TikToker quê Hải Phòng. Còn nhớ trong thời điểm vướng phải ồn ào kêu gọi từ thiện, Phạm Thoại phải lên tiếng tuyên bố hủy buổi livestream ngày 28.2. Lý do anh đưa ra là không muốn mọi người hiểu lầm vụ việc là chiêu trò để kéo lượt xem, phục vụ mục đích bán hàng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Theo PhoneArena, một báo cáo mới đây từ công ty an ninh mạng Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng tấn công độc hại nguy hiểm nhắm vào thông tin tài chính cá nhân. Theo đó, có tới 26 triệu thiết bị trên toàn cầu đã bị nhiễm mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng, bao gồm cả mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác.Loại phần mềm độc hại này được phân loại là 'infostealer' và hoạt động đúng như tên gọi của nó. Chúng xâm nhập vào thiết bị của người dùng, bí mật thu thập dữ liệu quan trọng như số thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập và các thông tin cá nhân khác. Kaspersky ước tính rằng chỉ riêng trong năm 2023 và 2024, đã có 25 triệu người dùng trở thành mục tiêu của loại tấn công này.Đáng lo ngại hơn, báo cáo cho thấy cứ 14 thiết bị bị nhiễm 'infostealer' thì có 1 thiết bị bị đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng. Trong giai đoạn 2023 - 2024, ước tính có khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên các diễn đàn tin tặc.Mối đe dọa từ infostealer không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp số thẻ. Chúng còn nhắm đến các dữ liệu quan trọng giúp xác minh danh tính người dùng như mật khẩu, cookie trình duyệt và các thông tin tương tự. Những dữ liệu này sau đó được rao bán trên web đen, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dùng.Infostealer thường được ngụy trang dưới dạng các phần mềm hợp pháp, chẳng hạn như các phần mềm gian lận trong game, phần mềm bẻ khóa, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác. Người dùng vô tình tải về và cài đặt, vô hình trung mở đường cho phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị.Ngoài ra, infostealer còn lây lan qua các hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) như email giả mạo, tin nhắn chứa liên kết độc hại, hoặc các trang web bị nhiễm. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra một số 'gương mặt' nổi bật trong số các loại infostealer:Báo cáo này một lần nữa mang đến lời cảnh tỉnh về tình trạng tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Đồng thời, việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là vô cùng cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm mạng. ️
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng. ️
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%). ️