Xây nhà đúng chỉ giới quy hoạch, vẫn bị giải tỏa ?
Chính điều này đã góp phần khiến cho nhiều đô vật chuyên nghiệp cũng phải chật vật mới giành được chiến thắng trên sới vật của làng Vĩnh Khê.Sĩ quan Ukraine nói vũ khí phương Tây ‘không còn phù hợp’ do gửi chậm
Vị trí thủ môn và vị trí hậu vệ trái là những vị trí đang cần người của đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có thủ thành Nguyễn Đình Triệu nhận giải thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Tuy nhiên, chính bản thân Đình Triệu thừa nhận anh khó trụ lâu ở đội tuyển, vì vấn đề tuổi tác. Đình Triệu năm nay đã bước sang tuổi 34, khó duy trì phong độ cao, thể lực tốt trong thời gian dài, nhất là duy trì sự dẻo dai ở cấp độ đội tuyển quốc gia vốn rất khắc nghiệt.Trong khi đó, thủ môn Nguyễn Filip bắt đầu có dấu hiệu chững lại, trong khi thủ môn còn lại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Trần Trung Kiên còn quá trẻ. Trong bối cảnh đó, đội tuyển Việt Nam luôn cần có thêm sự bổ sung nhân sự ở vị trí thủ môn. Vì thế, thủ thành Patrik Lê Giang sẽ là nhân tố được HLV Kim Sang-sik chú ý.Patrik Lê Giang là thủ thành ổn định hàng đầu tại V-League trong 2 – 3 mùa giải qua. Về thể hình (1,88 m), về năng lực chuyên môn, Patrik Lê Giang đều đảm bảo. Điều quan trọng tiếp theo là thủ thành này đang khao khát thành công, sẽ tạo động lực để anh phấn đấu không ngừng nếu được khoác áo đội tuyển quốc gia. Vấn đề của Patrik Lê Giang là anh vẫn chưa có quốc tịch Việt Nam. Trong năm 2025, thủ môn này mong được nhận được quốc tịch, cũng như tiếp tục phấn đấu để giữ vững phong độ ở giải trong nước. Khả năng rất cao nếu Patrik Lê Giang được nhập tịch Việt Nam, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho thủ thành đang khoác áo CLB TP.HCM được khoác áo đội tuyển quốc gia, ở chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2025.Gương mặt cầu thủ Việt kiều khác cũng đang được chú ý là hậu vệ cánh trái Jason Quang Vinh. Vị trí hậu vệ cánh trái cũng là nơi mà đội tuyển Việt Nam đang cần người. Kể từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dài hại, chưa hậu vệ nào tạo được sự an tâm hoàn toàn nơi cánh trái của đội tuyển quốc gia.Khuất Văn Khang là người được thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái nhiều nhất, từ thời HLV Philippe Troussier cho đến thời HLV Kim Sang-sik. Tuy nhiên, Khuất Văn Khang cũng là cầu thủ để lại nhiều sự thất vọng nhất ở vị trí này. Còn tại AFF Cup 2024, Nguyễn Văn Vĩ thường xuyên được thi đấu chính thức nơi hành lang trái. Văn Vĩ chơi không tệ, nhưng một mình Văn Vĩ là chưa đủ, đội tuyển Việt Nam cần thêm phương án khác bên cánh này, thứ nhất để chia sẻ gánh nặng cho Văn Vĩ, thứ nhì để tăng sự đa dạng trong lối chơi.Jason Quang Vinh có thể là sự lựa chọn phù hợp để bổ sung cho cánh trái của đội tuyển. Cầu thủ này có thể hình khá (1,77 m), có kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp tại Pháp lẫn tại Việt Nam. Nếu quá trình nhập tịch của 2 cầu thủ Việt kiều nói trên thuận lợi, Jason Quang Vinh và Patrik Lê Giang có thể sẽ là những nhân tố mới của đội tuyển quốc gia trong năm mới. Về mặt chuyên môn, họ đủ sức khoác áo đội tuyển Việt Nam, có thể đóng góp cho chiến dịch vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik.
Ngỡ ngàng với vẻ đẹp bộ tranh đinh chỉ của chàng trai xứ Quảng
Năm qua đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của Xuân Son ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Trong vai trò tiền đạo chủ lực, anh đã ghi được nhiều bàn thắng quan trọng, giúp CLB Nam Định lên ngôi ở đấu trường V-League. Sự nổi bật của Xuân Son không chỉ đến từ kỹ năng chuyên môn, mà còn ở tâm huyết thi đấu và khả năng dẫn dắt. Anh đã trở thành tác nhân chính giúp CLB Nam Định có được mùa giải thành công nhất trong nhiều năm trở lại đây. Anh đồng thời cũng là "Vua phá lưới" V-League 2 mùa giải liên tiếp. Đặc biệt, trong mùa giải 2023-2024, cầu thủ sinh năm 1997 đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V-League, đoạt giải "Bàn thắng đẹp nhất giải" và đạt danh hiệu "Vua phá lưới" với 31 bàn thắng. Đây là một con số mang tính lịch sử, phá vỡ kỷ lục 25 bàn của cựu tiền đạo Lê Huỳnh Đức.Theo thống kê từ chuyên trang chuyển nhượng bóng đá Transfermarkt, Xuân Son đã ra sân tổng cộng 100 trận tại V-League, ghi được 71 bàn thắng và đóng góp 14 pha kiến tạo trong màu áo các CLB Nam Định, Đà Nẵng, và Bình Định. Anh cũng là chân sút có hiệu suất tốt nhất V-League nhiều năm trở lại đây. Nam Định là CLB đầu tiên Xuân Son gắn bó khi tới Việt Nam vào năm 2020 và sau khi trải qua 2 chặng chuyển tiếp ở Đà Nẵng và Bình Định, anh quay trở lại mái nhà đầu tiên vào năm 2023 và gắn bó tới nay. Tình yêu với mảnh đất thành Nam của Xuân Son được khẳng định khi anh chia sẻ rằng tết năm nay là cái tết hạnh phúc khi anh được đón năm mới ở vùng đất đã "kiến tạo" nên Xuân Son ngày hôm nay. Sau thời gian chờ xét duyệt, Xuân Son chính thức nhận quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024. Tuy nhiên, vì quy định của FIFA, anh phải chờ sau 3 lượt trận đầu tiên mới có thể ra mắt đội tuyển và anh đã không làm người hâm mộ thất vọng. Tại AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son đã tạo nên một dấu ấn khó phai trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Dù chỉ thi đấu 5 trận, anh xuất sắc ghi 7 bàn thắng và giành cả hai danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" lẫn "Vua phá lưới". Thành tích này không chỉ thể hiện tài năng vượt trội mà còn cho thấy sự hòa nhập nhanh chóng và tinh thần cống hiến của anh đối với đội tuyển Việt Nam.Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến sự góp mặt của một số cầu thủ nhập tịch như Fabio dos Santos (Phan Văn Santos), Kesley Alves (Huỳnh Kesley), Samson Kayode (Hoàng Vũ Samson, thi đấu cho Buriram United năm 2018), Gaston Melo (Đỗ Merlo),... Tuy nhiên, họ chưa từng có cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam để thi đấu ở các giải quốc tế chính thức. Hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Son đã vượt qua mọi rào cản để trở thành nhân tố chủ chốt trên hàng công, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam chinh phục đỉnh cao khu vực.Sự hiện diện và thành công của anh đã phá vỡ những định kiến tồn tại lâu nay về cầu thủ gốc nước ngoài, mở ra một chương mới cho việc sử dụng nguồn lực này trong tương lai. Xuân Son không chỉ mang đến chất lượng chuyên môn cao mà còn thể hiện tình yêu sâu sắc với Việt Nam, minh chứng qua những hành động giản dị như cùng gia đình tham gia vào các hoạt động đời thường, say mê các món ăn Việt và niềm tự hào khi hát Quốc ca.Thành công của Xuân Son đã tạo động lực để đội tuyển Việt Nam xem xét và tiếp nhận thêm các cầu thủ nhập tịch khác như Jason Quang Vinh, Hendrio Araujo,...Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam hôm ấy đáng lẽ phải trọn vẹn niềm vui, nhưng chấn thương nghiêm trọng của Xuân Son đã để lại một nốt lặng đầy ám ảnh trong lòng người hâm mộ. Khi anh đổ gục xuống sân, cả khán đài như nín lặng, hàng triệu con tim thắt lại, lo lắng dâng trào. Đó không chỉ là nỗi đau thể chất của Xuân Son, mà còn là nỗi đau của những người yêu bóng đá nước nhà, khi chứng kiến một trụ cột của đội tuyển phải đối mặt với thách thức lớn nhất sự nghiệp.Chẩn đoán ban đầu về chấn thương của Son chỉ là một ổ gãy đơn giản, nhưng sau quá trình kiểm tra chi tiết, các bác sĩ phát hiện tình trạng phức tạp hơn nhiều: một ổ gãy thân xương chày với mảnh rời lớn hình chêm dài 7 cm ở thành sau, kèm theo nguy cơ phát sinh thêm các mảnh gãy rời nếu không được xử lý đúng cách. Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là thước đo sự khéo léo và kinh nghiệm của ê kíp phẫu thuật, khi vừa phải đảm bảo xương được cố định chắc chắn, vừa tránh gây tổn thương thêm đến các cấu trúc lành và làm chậm quá trình phục hồi sinh lý.Phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy trong trường hợp này mang tính thách thức cao. Việc lựa chọn mở ổ gãy để nắn chỉnh mảnh rời hay đóng đinh nội tủy kín đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì mỗi phương án đều có những nguy cơ riêng. Ngoài ra, kích thước cơ thể lớn và thể trạng của Xuân Son càng khiến mọi thao tác phải chính xác đến từng chi tiết. Mỗi bước đi trong phẫu thuật được tính toán và mô phỏng kỹ qua phần mềm hiện đại, để đảm bảo sự vững chắc và khả năng phục hồi tốt nhất cho cầu thủ.Sau phẫu thuật, hành trình phục hồi của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, được chia thành bốn giai đoạn với mục tiêu cụ thể: kiểm soát đau, phục hồi chức năng cơ bản, cải thiện sức mạnh và tầm vận động, và cuối cùng là chuẩn bị thể lực ở mức độ cao. Dù phẫu thuật chỉ là 10% của quá trình trở lại, 90% còn lại là sự quyết tâm của Son, kết hợp với đội ngũ phục hồi chức năng và ban huấn luyện. Một cầu thủ chuyên nghiệp có thể mất trung bình 9 tháng để trở lại sân cỏ, và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào cách cơ thể đáp ứng với các giai đoạn phục hồi.Từ một cầu thủ luôn bừng sáng trên sân cỏ, Xuân Son giờ đây phải bước vào cuộc chiến hoàn toàn khác, nơi không còn tiếng cổ vũ cuồng nhiệt, chỉ còn sự kiên cường và nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Thử thách này sẽ không dễ dàng, nhưng với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, người hâm mộ tin rằng anh sẽ trở lại, mạnh mẽ hơn, để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới cùng đội tuyển Việt Nam. Anh nhận được hỗ trợ tối đa từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), từ CLB Nam Định, từ gia đình, người hâm mộ và cả các doanh nghiệp, nhà tài trợ cùng Bệnh viện đa khoa Vinmec - nơi anh đang điều trị. Những bằng khen, phần thưởng có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cũng sẽ là động lực lớn để anh và gia đình vững tin trong hành trình phục hồi phía trước. Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Anh nhận được sự chào đón nồng hậu từ người hâm mộ Nam Định."Nam Định luôn là nơi tôi yêu quý vô cùng. Sau 3 năm sống tại đây, tôi cảm nhận rõ rệt tình cảm đặc biệt mà người dân Nam Định dành cho mình. Chính vì thế, đón tết ở Nam Định là một trải nghiệm không thể nào quên. Tôi yêu mọi thứ thuộc về nơi này", Xuân Son chia sẻ với Báo Thanh Niên vào chiều ngày 25.1, trong lúc đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở thành Nam."Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả, bởi đây là cái tết đầu tiên tôi đón với tư cách là một công dân Việt Nam thực thụ. Điều này mang ý nghĩa rất lớn với tôi và gia đình", Xuân Son xúc động nói thêm.Mùa xuân này, với tư cách một công dân Việt Nam, Xuân Son đang tận hưởng những giây phút ý nghĩa bên gia đình và những người yêu quý mình tại Nam Định – nơi đã trở thành mái nhà thứ hai của anh.Chấn thương đã làm gián đoạn hành trình đầy rực rỡ của Xuân Son tại AFF Cup, nhưng không thể dập tắt đi ngọn lửa quyết tâm trong anh. Chức vô địch AFF Cup có thể kém trọn vẹn khi anh không thể có mặt trên sân để ăn mừng cùng cả đội nhưng anh biết rằng đó chỉ là bắt đầu cho một chặng đường khác đáng mong đợi.
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
Khắc phục hậu quả bôi bẩn phố phường có được miễn trách nhiệm hình sự?
Trong buổi ghi hình chương trình Gala Việc tử tế với chủ đề Yêu lắm Việt Nam ơi do VTV tổ chức, hàng loạt nghệ sĩ thân thuộc của miền Bắc đã có dịp hội tụ để tôn vinh những "người hùng thầm lặng" có đóng góp thiện nguyện nổi bật, giúp đỡ cộng đồng trong năm 2024. Các nghệ sĩ Minh Hòa, Nguyệt Hằng, diễn viên Anh Thơ, Thanh Hương, Quách Thu Phương, Thục Anh, Sỹ Hưng, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp... đều mặc áo dài do Ngọc Hân thiết kế tại buổi quay hình. Những mẫu áo dài này nằm trong hai bộ sưu tập mới nhất của nàng hậu. Hồi cuối tháng 12.2024, Ngọc Hân từng giới thiệu 4 mẫu áo dài trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương tại triển lãm nghệ thuật Tết Tỵ của nhóm G39. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn kỹ tính, cầu toàn nên việc anh đồng ý cho nàng hậu sử dụng hình ảnh của 15 bức tranh để in lên áo dài là một ưu ái không hề nhỏ. Ngọc Hân cảm thấy mình may mắn khi được họa sĩ Lê Thiết Cương yêu mến dù cả hai mới quen biết 2 năm và cộng tác cùng nhau trong một vài dự án mỹ thuật. Bộ sưu tập áo dài của Ngọc Hân có chất liệu chủ đạo là cotton lóng (được đặt sản xuất riêng) và lụa. Đây là hai chất liệu thân thiện môi trường, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Ngoài các thiết kế dành cho phái đẹp, cô còn có các mẫu cho nam giới, trẻ em và phụ kiện khăn bằng chất liệu voan tơ mềm mại. Với tone màu pastel (vàng, hồng) cùng hình ảnh cầu Long Biên, phố cổ… hay hình con rắn (con vật biểu tượng của năm Ất Tỵ), mỗi thiết kế áo dài đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà thành, đồng thời ẩn chứa những thông điệp nhân văn về cuộc sống, con người. Dù cách tân về phom dáng hay sáng tạo các chi tiết hiện đại trên tay áo, hàng cúc… thì áo dài Ngọc Hân vẫn luôn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Đây cũng là định hướng mà nàng hậu theo đuổi từ khi trở thành nhà thiết kế thời trang.