Đăng tin thất thiệt để ‘câu like’ trên Facebook, bị phạt tiền
Chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024 khép lại, hành trình tìm kiếm ngôi vương của giải đua thuyền máy thế giới UIM F1H2O World Championship ở 6 chặng còn lại gồm: Grand Prix Of Italy (Olbia, Italy 14 - 16.6); Europe (5.7); Grand Prix of China (20 -24.9); Grand Prix of China 2 (27 -29.9); Asia (tháng 11); Road To Sharjah - Grand Prix of Sharjah (Sharjah, U.A.E 12.2024).Quán bình dân, giá vừa túi tiền ở TP.HCM: Cơm tấm rẻ nhất chỉ 15.000 đồng, 3 tiếng hết sạch
Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân Son. Tiền đạo của CLB Nam Định đang dẫn đầu ở mọi chỉ số quan trọng và dễ thấy với khán giả thông thường: từ bàn thắng, kiến tạo, số cơ hội lớn (big chance) tạo ra, lẫn điểm trung bình.Song, bóng đá không đơn giản như con số thống kê. Có một chân lý thế này trong bóng đá đỉnh cao: đội vô địch không phải lúc nào cũng có hàng công mạnh nhất, nhưng chắc chắn luôn là đội ít thủng lưới nhất. Đội tuyển Việt Nam lúc này mới chỉ để lọt lưới 3 bàn, ít nhất giải đấu. Hàng phòng ngự thực tế mới là điểm tựa nâng đỡ giấc mơ vô địch của "Những chiến binh sao vàng". Ở đó, chúng ta thấy những chuyên gia phòng ngự đến từ CLB Hà Nội: Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh.Kể từ đầu AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik chưa bao giờ giữ nguyên đội hình xuất phát. Khả năng sử dụng xoay vòng nhân sự giúp đội tuyển Việt Nam gần như không gặp vấn đề nào về thể lực trước lịch thi đấu khắc nghiệt rất riêng của khu vực Đông Nam Á. Song trong toàn bộ các trận đấu, ông Kim vẫn luôn để ít nhất một nhân tố của CLB Hà Nội ở trung tâm hàng phòng ngự.Ở hai lượt trận bán kết với Singapore, tầm ảnh hưởng của hàng thủ đội bóng bầu Hiển được thể hiện rõ rệt. Tại lượt đi, HLV Kim Sang-sik xếp Thành Chung đá chính giữa hàng phòng ngự và Xuân Mạnh đá trong vai trò trung vệ lệch. Tới lượt về, Xuân Mạnh được đẩy lên chơi hậu vệ biên trái, vai trò trung vệ lệch của Xuân Mạnh được Duy Mạnh đảm nhiệm. Dù với kịch bản nào, thì những lá chắn thép mang thương hiệu CLB Hà Nội giúp đội tuyển Việt Nam vững vàng trước những pha hãm thành của đối phương.Thành Chung đã chơi trọn vẹn cả 5 trận anh được xếp đá chính của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam sạch lưới 2 trận trong số này. Trung vệ sinh năm 1997 lấy lại bóng trung bình 2,4 lần/trận, chặn bóng 1,2 lần/trận, phá bóng 4,6 lần trận. Tất cả đều cao nhất trong số các trung vệ của đội tuyển Việt Nam, đội sở hữu hàng phòng ngự số một tại giải lần này.Song thống kê gói gọn đẳng cấp tuyệt vời của Thành Chung tại AFF Cup 2024 phải là chỉ số tắc bóng. Thành Chung chưa tắc bóng dù chỉ một lần trong suốt 449 phút thi đấu tại giải lần này.Paolo Maldini vĩ đại của AC Milan từng có một câu nổi tiếng: "Nếu phải xoạc bóng, thì tôi đã đọc tình huống chưa đủ tốt". Thành Chung trong vai trò trung vệ đá chính giữa hàng phòng ngự 3 người của đội tuyển Việt Nam đã "đọc vị" đối thủ quá sâu và chưa một lần phải đi sửa sai bằng những cú nhoài người.Thành Chung điềm tĩnh, bọc lót hiệu quả thế nào thì Duy Mạnh lại mạnh mẽ, bùng nổ trong các tình huống đòi hỏi va chạm. Thống kê cho thấy Duy Mạnh thắng 93% số lần tranh chấp tại AFF Cup 2024. Ở khía cạnh tranh chấp tay đôi, Duy Mạnh cũng thắng 100%.Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, các HLV thường có xu hướng sử dụng các hậu vệ vốn chơi quen cùng nhau tại CLB. Cặp Thành Chung - Duy Mạnh rõ ràng đang cho HLV người Hàn Quốc quá nhiều lựa chọn. Xuân Mạnh với chấn thương gặp phải trong trận bán kết với Singapore có thể khó góp mặt trong trận chung kết.Nhưng dấu ấn từ CLB Hà Nội của bầu Hiển vẫn được thể hiện với Văn Vĩ hay Bùi Hoàng Việt Anh, những nhân tố từng chơi cho CLB Hà Nội và đã quá quen với những người đàn anh như Duy Mạnh hay Thành Chung.AFF Cup 2024 thực tế là giải đấu mang nhiều ý nghĩa hơn mức thông thường với bộ đôi Duy Mạnh - Thành Chung. Cả hai đều đã trải qua quãng thời gian khó khăn tại đội tuyển quốc gia dưới thời thời HLV Philippe Troussier. Tại Asian Cup hồi tháng 1.2024, trung vệ của CLB Hà Nội chỉ đá vỏn vẹn 13 phút. Trong 2 trận thua chấm dứt triều đại của HLV người Pháp trước Indonesia, Duy Mạnh thậm chí còn không được triệu tập.Với Thành Chung, chuyện còn khắc nghiệt hơn. Hồi tháng 6.2023, ông Troussier sau khi triệu tập Thành Chung đã loại trung vệ của Hà Nội khỏi danh sách đấu giao hữu với Hồng Kông và Syria. Lý do được thông báo khi đó là Thành Chung bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế là Thành Chung bị cho là không phù hợp với lối quản lý cầu thủ của ông Troussier, vốn bắt nguồn từ một tình huống không hiểu ý trên sân tập.Duy Mạnh và Thành Chung luôn nhớ những lời ấy để nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ trên sân tập và sân đấu tại V-League. Để lúc này, khi đội tuyển Việt Nam trở lại với trận chung kết sân chơi khu vực, bộ đôi của Hà Nội lại là lá chắn thép cho đội tuyển.Sự trở lại của cặp trung vệ thép có công lớn của bầu Hiển khi ông luôn động viên hỗ trợ các cầu thủ trong hành trình chinh phục vinh quang. Từ trước khi trận bán kết lượt về với Singapore diễn ra, Chủ tịch ngân hàng SHB đã treo thưởng 2 tỉ đồng nếu đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024.Từng đưa CLB Hà Nội đi lên từ hạng ba và đưa cả ngân hàng SHB vươn mình từ năm 2008, thời điểm khủng hoảng thế giới bắt đầu bùng nổ, bầu Hiển hơn ai khác hiểu rõ sự cống hiến và đam mê nuôi dưỡng tinh thần của các cầu thủ và nhân viên, nhưng tiền cũng quan trọng không kém để tất cả có thể chăm sóc hậu phương.Chính nhờ văn hóa đó của bầu Hiển mà Thành Chung hay Duy Mạnh có thể vượt qua những khó khăn đầy nhanh chóng và trở thành trụ cột hàng phòng ngự đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Và nếu tuyển Việt Nam trở lại ngôi vương khu vực, nguồn cảm hứng từ bầu Hiển chắc chắn là động lực lớn bậc nhất.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chàng kỹ sư công nghệ thông tin nghỉ việc để bán mì quảng: 'Mẹ là nguồn cảm hứng'
Sáng cuộc đời lành
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
Móng tay “má hồng” dễ thương đến từ Hàn Quốc đốn tim các tín đồ làm đẹp
Bản cam kết này cũng đã được BTC quy định rõ để đảm bảo hình ảnh đẹp, văn minh cho sân cỏ bóng đá sinh viên. Các trường cần tổ chức cổ vũ lành mạnh, vô tư, nhiệt tình, chấp hành nghiêm những điều khoản quy định về an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật, quy chế, điều lệ của giải đấu và nội quy tại địa điểm thi đấu. Khi đến sân cổ vũ, hội cổ động viên các trường phải thông báo cho BTC giải về số lượng, thành phần cổ động viên tham gia chậm nhất là 3 ngày trước ngày diễn ra trận đấu của đội mình.