Bình Định tuyên dương 20 đảng viên trẻ tiêu biểu
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".Puyol luyện xếp hình cùng bạn gái
Theo Hải, nơi này là điểm du xuân nên đến tham quan, chiêm ngưỡng, để được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: dùng vó, thả lưới để bắt cá với người dân địa phương, hoặc được đi trên xuống ba lá tham quan khu rừng ngập mặn…
Sau trận khủng bố kinh hoàng ở Moscow: Người Việt xếp hàng dưới mưa rét hiến máu giúp nạn nhân
MOU giữa VinFast và BNI không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng của hai bên trong việc cung cấp giải pháp tài chính và cuộc cách mạng giao thông xanh ở Đông Nam Á, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Indonesia.Theo Biên bản ghi nhớ, VinFast và BNI sẽ tích cực làm việc hướng tới mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững của Indonesia. Trọng tâm của hợp tác là đầu tư, phát triển và cung cấp các giải pháp tài chính hỗ trợ hệ sinh thái xanh của VinFast, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Indonesia dễ dàng chuyển đổi sang giao thông điện hóa.BNI sẽ đóng vai trò là đối tác chiến lược toàn diện, tư vấn chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thị trường, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn và sản phẩm tài chính cho VinFast, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup, cũng như đối tác và khách hàng của VinFast.Trong khi đó, VinFast và các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cam kết mang đến những đặc quyền ưu đãi cho nhân viên và đối tác của BNI. Các đặc quyền này bao gồm ưu đãi đặc biệt về giá cho xe điện VinFast và những sản phẩm/dịch vụ liên quan, các giải pháp tài chính linh hoạt được thiết kế riêng nhằm đẩy mạnh việc sử dụng xe điện và chuyển đổi xanh tại BNI.Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức và thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Indonesia, tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với mục tiêu Net Zero và sự phồn thịnh bền vững của quốc gia này, góp phần khẳng định và tăng cường mối quan hệ đối tác "Việt Nam - Indonesia: Quan hệ đối tác vì tiến bộ và thịnh vượng".Ông Agung Prabowo, Thành viên Hội đồng quản trị, mảng Bán buôn và Ngân hàng quốc tế, ngân hàng BNI, chia sẻ: "BNI cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các sáng kiến xanh, giải pháp thân thiện với môi trường và khẳng định trách nhiệm xã hội. Chúng tôi rất ấn tượng với hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" tiên phong của VinFast tại Indonesia. Với mục tiêu chung về thúc đẩy phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng sự hợp tác này không chỉ mang lại những cơ hội kinh doanh chiến lược mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Indonesia và Việt Nam, hướng tới sự thịnh vượng kinh tế - xã hội lâu dài".Bà Phạm Thùy Linh, Phó tổng giám đốc VinFast toàn cầu cũng bày tỏ rất hân hạnh được đồng hành cùng BNI, một tổ chức tài chính uy tín hàng đầu tại Indonesia. VinFast cam kết nỗ lực hết sức để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang xe điện của người dân Indonesia một cách thuận lợi và an tâm nhất. "Với sự hợp tác này, chúng tôi mong muốn chung tay kiến tạo những giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển xanh và bền vững của Indonesia" - bà Phạm Thùy Linh nói.Sau hơn một năm hiện diện tại Indonesia, VinFast đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến thần tốc: Chính thức động thổ nhà máy lắp ráp, giới thiệu dải sản phẩm đa dạng và các chính sách bán hàng - hậu mãi tiên phong, nhanh chóng mở rộng mạng lưới đại lý và xưởng dịch vụ trên khắp Indonesia.Đặc biệt, VinFast đã hợp tác với GSM và V-GREEN để xây dựng hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" bao trùm và toàn diện tại Indonesia, góp phần kiến tạo một tương lai xanh - sạch - phồn thịnh, đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Indonesia, hướng tới tiến bộ, thịnh vượng.
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.
Gần Noel, sao TP.HCM vẫn nắng nóng?
Nhiều hướng dẫn viên du lịch tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hầu hết các đoàn khách quốc tế đến đảo ngọc đều vào viếng Thiền viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc. Sáng 3.2, ghi nhận tại Thiền Viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc (tọa lạc xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc), khách nước ngoài bắt đầu đổ về từ 9 giờ sáng. Càng về sau, lượng khách càng đông hơn. Khách nước ngoài đến Phú Quốc có 2 dạng: những nhóm nhỏ lẻ thường thuê xe máy đi tham quan tự túc, những nhóm đông người tham quan bằng ô tô thông qua các công ty lữ hành. Chia sẻ với chúng tôi, anh Dũng, một hướng dẫn viên tự do cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán, anh phải làm việc hết công suất. Sáng 3.2, anh dẫn đoàn khách nước ngoài gồm 27 khách, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. "Trưa cùng ngày, đoàn sẽ ra sân bay Phú Quốc. Dù lo sợ trễ giờ so với lịch trình tour, nhưng vì chiều lòng khách, tôi ráng đưa đoàn tham quan chùa Hộ Quốc. Đây cũng là điểm cuối cùng trước khi đưa đoàn ra sân bay làm thủ tục", anh Dũng nói.Tại chùa Hộ Quốc, nhiều khách quốc tế cũng viếng chùa như người Việt, chắp tay, khấn vái và dâng hương. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Quốc Tuấn (hướng dẫn viên tự do), Phú Quốc bắt đầu đông khách từ tháng 10.2024. Anh đã đi hướng dẫn liên tục từ thời điểm đó cho đến nay và hầu như đoàn nào anh dẫn cũng ghé qua chùa Hộ Quốc.Đối với tất cả đoàn khách, đặc biệt là khách quốc tế, trước khi vào chùa tham quan hay chiêm bái, anh Tuấn đều hướng dẫn nhanh từ trang phục tới lễ nghi, ăn nói nhẹ nhàng... "Đối với các đoàn có người theo đạo Phật, họ thực hiện rất tốt nơi tôn nghiêm; còn các đoàn không có đạo, họ chỉ đến chụp hình check-in rồi rời đi", anh Tuấn nói thêm.Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc cho biết, trong những ngày Tết Ất Tỵ, Phú Quốc đón rất nhiều khách quốc tế. Đó là điều đáng mừng cho du lịch đảo ngọc. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Phú Quốc gần đây là chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, Phú Quốc cũng đang gặp khó khi mà lực lượng hướng dẫn viên hiện nay sở trường ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.