Nhiều hướng đi cho học sinh hoàn thành lớp 9
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Nguyên nhân khiến nhiều nam giới viêm nhiễm bộ phận sinh dục sau tết
Theo đó các hạng mục của dự án Tân An Huy được khởi công lần này gồm: hệ thống đường giao thông, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng và bờ kè. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 36 tháng, tức vào ngày 6.2.2028.Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân An Huy cho biết, dự án đã xây dựng được khoảng 30% khối lượng công việc nhưng sau đó phải dừng lại khi Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân An Huy mất vào năm 2017. Cùng với việc Thanh tra TP.HCM chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án như nợ thuế 216 tỉ đồng, 14 căn nhà đã xây dựng không phép sai quy hoạch, dự án đền bù chưa xong, chưa hoàn thiện hạ tầng... dự án dở dang và bất động suốt nhiều năm qua. "Hiện doanh nghiệp đã có phương án tốt, đảm bảo đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện và hoàn thành dự án, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Nhà Bè cũng đã có văn bản báo cáo Thanh tra TP.HCM xem xét trình UBND TP.HCM cho chúng tôi tiếp tục thực hiện dự án. Công ty cam kết sẽ hoàn thành dự án nhà ở này trong thời hạn 36 tháng, khắc phục hoàn toàn những sai phạm, triển khai dự án đúng quy định của pháp luật nếu UBND TP.HCM cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại", ông Hải khẳng định và mong muốn, chính quyền TP sẽ tạo điều kiện để ban lãnh đạo mới hoàn thiện dự án. Có mặt tại buổi khởi công sáng nay có không ít khách hàng, những người đã mua nền đất và đóng đủ tiền cho chủ đầu tư từ rất lâu, trong đó có hàng trăm người đã được giao nền nhưng nhiều năm qua không thể xây dựng nhà. Vì vậy, việc chủ đầu tư khởi công hạng mục hạ tầng dự án đã mở ra hy vọng hồi sinh dự án, trả lại quyền lợi chính đáng cho người mua đất. Nhiều khách hàng cho biết, họ mừng "phát khóc" khi thấy dự án khởi công trở lại sau hàng thập kỷ dở dang, gây thiệt hại lớn cho người mua. Việc dự án Tân An Huy khởi công trở lại trong những ngày đầu xuân cũng là tin mừng mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến các hội viên của hiệp hội. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, dự án Tân An Huy đã bị "đứng hình" 20 năm qua do năng lực yếu kém của chủ đầu tư trước đây nên cả khách hàng và người dân có đất trong khu vực dự án đều bị thiệt hại, không được an cư lạc nghiệp. Nay, Công ty Tân An Huy đã có ban lãnh đạo mới có năng lực và tâm huyết, đồng thời nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP.HCM giao Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án được khởi công trở lại là tin mừng cho khách hàng và người sử dụng đất trong dự án. HoREA kỳ vọng chủ đầu tư gặp gỡ đối thoại chân thành với người sử dụng đất trong khu vực dự án và khách hàng theo nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm hài hòa lợi ích của khách hàng, người sử dụng đất, chủ đầu tư và lợi ích công cộng để tái khởi động lại dự án thành công.
Hai người tố cáo Boeing chết đột ngột, 10 người còn lại thì sao?
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Từ ngày 19 - 22.3, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có chuyến thăm chính thức Sri Lanka và có các cuộc hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của nước này nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.Tại cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Rizvie Salih, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics. Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, Sri Lanka mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm), ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Sri Lanka cũng hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, xe đạp điện, xe máy điện, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Sri Lanka. Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và xem xét khả năng ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Jagath Wickramaratne, hai bên đánh giá cao sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lập pháp, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, phát triển kinh tế số và bảo vệ môi trường. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Sri Lanka. Hai bên cam kết tiếp tục đẩy mạnh kết nghĩa giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, Phật giáo và khuyến khích sinh viên Sri Lanka sang học tập tại Việt Nam.Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, hai bên thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với mục tiêu sớm đạt kim ngạch 1 tỉ USD. Hai bên nhất trí xem xét sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy khả năng mở đường bay thẳng giữa hai nước để tạo thuận lợi cho giao thương và du lịch. Thủ tướng Sri Lanka khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực Sri Lanka có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, bán lẻ. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác trong giáo dục - đào tạo, trao đổi văn hóa, tôn giáo và giao lưu nhân dân. Sri Lanka mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong quá trình trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết.
Mang thai hộ - Phép màu tìm con: Một đời mong tiếng 'Mẹ ơi!'
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...