Ông mụ của những loài cá quý
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Tâm sự của những người hùng áo trắng chống dịch Covid-19
Bức chân dung người phụ nữ đã bị lấp khi Picasso vẽ đè lên, có lẽ là vào năm 1901, để miêu tả người bạn - điêu khắc gia Mateu Fernández de Soto - đang ngồi ở một chiếc bàn, với tông màu xanh lam và xanh lục.Gần 125 năm sau, những phác thảo của bức chân dung đã được Viện Nghệ thuật Courtauld ở London tiết lộ khi họ kiểm tra tác phẩm bằng hình ảnh hồng ngoại và tia X trước một cuộc triển lãm.Barnaby Wright, Phó giám đốc Phòng trưng bày Viện Nghệ thuật Courtauld, giải thích rằng bức chân dung người phụ nữ "hiện ra trước mắt chúng tôi theo đúng nghĩa đen... từng mảnh một" nhờ camera hồng ngoại quét hình ảnh giống như tranh ghép.Mặc dù các chuyên gia "tin chắc rằng có điều gì đó ẩn bên dưới bề mặt bức tranh vì có thể thấy những nét vẽ không thực sự liên quan đến bức chân dung đã hoàn thành, nhưng họ không biết sẽ tìm thấy gì khi bắt đầu quét nó", Wright nói với CNN hôm 10.2.Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về danh tính của người phụ nữ này, mặc dù cô trông giống một số phụ nữ khác mà Picasso đã vẽ ở Paris vào năm 1901, vì có kiểu tóc búi đặc trưng đang thịnh hành ở thủ đô nước Pháp vào thời điểm đó."Cô ấy có thể mãi mãi là một người mẫu ẩn danh, có thể chỉ là một người mẫu cho Picasso… Cô có thể là người yêu, cũng có thể là bạn", Wright nói, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang tiến hành xác định danh tính. Picasso mới 19 tuổi khi đến Paris vào năm 1901 nhưng ông đã tìm ra nhiều cách khác nhau để vẽ các chủ đề của mình.Wright cho biết, bằng cách từ bỏ bức chân dung trước đó và vẽ đè lên, Picasso có lẽ "không chỉ thay đổi chủ đề mà còn thay đổi phong cách khi ông phát triển phong cách hội họa Thời kỳ xanh nổi tiếng của mình".Trong Thời kỳ xanh, Picasso sử dụng nhiều màu sắc u ám hơn để khắc họa tác phẩm của mình khi ông rời xa phong cách ấn tượng trước đó. Sự thay đổi này một phần chịu ảnh hưởng từ vụ tự tử của người bạn thân Carlos Casagemas.Hình ảnh chụp X-quang cho thấy Picasso có thể đã vẽ lại bức tranh này tới 3 hoặc 4 lần, một phần vì ông không đủ khả năng mua vật liệu mới nhưng cũng vì "rõ ràng là ông ấy... thích quá trình biến một hình ảnh này thành một hình ảnh khác", Wright cho biết."Ông ấy không quét vôi trắng lên tấm vải trong lúc thay đổi chủ đề để tạo ra một trang giấy trắng. Ông ấy vẽ hình người bạn của mình trực tiếp lên người phụ nữ… Một hình người nổi lên từ hình người kia, biến đổi người này thành người kia", Wright xác nhận.Tuy nhiên, những gì còn lại của bức chân dung người phụ nữ vẫn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Wright cho biết: "Bạn có thể thấy một số dấu vết rất rõ ràng: mắt, tai và tóc của cô ấy".Bức Chân dung Mateu Fernández de Soto của Picasso sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày Viện nghệ thuật Courtauld ở London từ ngày 14.2 - 26.5.
Công đoàn TP.HCM tập trung chăm lo Tết Nguyên đán 2024 cho người lao động
Na Tra 2 (Na Tra: Ma đồng náo hải) đang làm mưa làm gió tại các rạp Trung Quốc. Đặc biệt, nhân vật Đông Hải Long vương Ngao Quảng chiếm cảm tình của nhiều khán giả. Hàng loạt phân đoạn và hình ảnh về Ngao Quảng trong phim được chia sẻ rầm rộ qua khắp các phương tiện truyền thông. Trên Weibo cũng như các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc khác, đông đảo người xem phấn khích tán thưởng vẻ ngoài của nhân vật ảo này uy vũ, lạnh lùng và đẹp cuốn hút. Những cảnh Ngao Quảng che chở con trai út Ngao Bính cũng được bàn luận sôi nổi. Thậm chí, một bộ phận fan phim khẳng định Ngao Quảng là điểm cộng lớn của Na Tra 2. Ngoài sự xuất hiện của Đông Hải Long vương Ngao Quảng, Na Tra: Ma đồng náo hải còn gây ấn tượng với cốt truyện tốt, tạo hình nhân vật tinh tế, hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt, cảnh chiến đấu mượt mà… Tác phẩm phù hợp với không khí mùa Tết nguyên đán, khi cả gia đình nhiều thế hệ cùng ra rạp. Trên Douban, Na Tra 2 nhận về điểm số 8,6/10, vượt con số 8,4 của phần đầu tiên. Phần 2 của Na Tra có gần 50% đánh giá 5 sao.Na Tra 2 không chỉ thành công lớn về mặt truyền miệng mà còn hốt bạc phòng vé. Số liệu thống kê từ Maoyan ghi nhận trong ngày đầu tiên (29.1) phim ra mắt đã đạt hơn 482 triệu nhân dân tệ (1.683 tỉ đồng), ngày 30.1 thu về 478 triệu nhân dân tệ (1.668 tỉ đồng), ngày 31.1 cán mốc 612 triệu nhân dân tệ (2.136 tỉ đồng). Tính đến sáng 1.2, tổng doanh thu Na Tra: Ma đồng náo hải là 1.572 tỉ nhân dân tệ (5.487 tỉ đồng), bỏ xa loạt tác phẩm chiếu Tết còn lại. Maoyan dự đoán tác phẩm sẽ "gom" được hơn 6 tỉ nhân dân tệ (21.000 tỉ đồng), đồng thời đi vào lịch sử những phim có doanh thu cao nhất điện ảnh Trung Quốc. Cũng trong ngày 31.1, top 3 tác phẩm màn ảnh rộng ăn khách nhất ở Trung Quốc dịp năm mới này là Na Tra: Ma đồng náo hải, Thám tử phố Tàu 1900 với 358 triệu nhân dân tệ (1.249 tỉ đồng) và Phong thần 2 "cá kiếm" được 137 triệu nhân dân tệ (478 tỉ đồng). Đường đua phim chiếu rạp mùa Tết nguyên đán năm nay ở đất nước đông dân gồm 6 tác phẩm: Na Tra 2 (Na Tra: Ma đồng náo hải), Đường thám 1900 (Thám tử phố tàu 1900), Phong thần 2 (Phong thần tam bộ khúc 2 Chiến hỏa tây kỳ), Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả, Gấu Bonnie: Tái khởi tương lai và Hành động giao long. Riêng chất lượng của Đường thám 1900 (Thám tử phố tàu 1900), Phong thần 2 (Phong thần tam bộ khúc 2 Chiến hỏa tây kỳ) và Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả đều gây tranh cãi lớn. Hai phần phim về Na Tra do Sủi Cảo (tên thật Dương Vũ) làm đạo diễn. Na Tra 2 được kỳ vọng sẽ vượt qua loạt kỷ lục của phần 1 từng công chiếu năm 2019. Thời điểm đó, Na Tra 1 (Na Tra: Ma đồng giáng thế) đạt doanh thu 5 tỉ nhân dân tệ (17.300 tỉ đồng), xếp thứ tư phim ăn khách nhất lịch sử phòng vé Trung Quốc.
Bơ cung cấp chất béo lành mạnh, rất quan trọng đối với sức khỏe nội tiết tố. Ngoài ra, bơ có chứa magie và boron - một khoáng chất liên quan đến quá trình chuyển hóa testosterone trong cơ thể và hạn chế việc giảm testosterone.
Úc gây dựng liên kết mới
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.