Nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng mua đứt doanh nghiệp Việt có đơn hàng đi Mỹ, EU
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.Hành trình tái sinh của rác
Nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Dương Công Đông - CEO Công ty Dương Gia Phát, đồng thời là nhà sáng lập hệ thống Nhà Thuốc Việt. Với hơn 15 năm kinh nghiệm thực chiến, ông đã trực tiếp triển khai và tư vấn chiến lược cho nhiều doanh nghiệp, từ đó rút ra những bài học đắt giá. Trong buổi phỏng vấn này, ông đã có những chia sẻ với góc nhìn chuyên sâu, giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu quả digital marketing và hướng tới phát triển bền vững.Nhiều doanh nghiệp đầu tư digital marketing nhưng không đạt kỳ vọng, theo ông nguyên nhân chính là gì?- Ông Dương Công Đông: Một trong những sai lầm lớn nhất - cũng là bài học tôi từng trải qua - là quá tập trung vào quảng cáo và bán hàng (performance marketing) mà không xây dựng thương hiệu (branding). Khi mới triển khai digital marketing cho Nhà Thuốc Việt, tôi tập trung vào quảng cáo để thúc đẩy doanh thu. Ban đầu, hiệu quả rất tốt, nhưng sau vài năm, chi phí quảng cáo tăng cao trong khi tỷ lệ chuyển đổi lại giảm dần. Tôi nhận ra rằng, nếu không xây dựng uy tín thương hiệu từ sớm, doanh nghiệp rất dễ rơi vào vòng xoáy "đốt tiền" mà không mang lại kết quả bền vững.Do đó, doanh nghiệp cần kết hợp giữa mục tiêu ngắn và dài hạn, hài hòa giữa các hoạt động nhằm thúc đẩy bán hàng và các hoạt động xây dựng thương hiệu.Doanh nghiệp triển khai nội dung đa nền tảng nhưng khách hàng không ghi nhớ thương hiệu, theo ông nguyên nhân do đâu?Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự nhất quán trong thông điệp truyền thông. Ví dụ, khách hàng xem trên kênh này thấy thương hiệu tốt ở điểm A nhưng trên kênh khác lại thấy tốt ở điểm B. Các yếu tố như hình ảnh, màu sắc, ngôn từ… trên các kênh không được thể hiện một cách nhất quán. Sự mâu thuẫn này khiến khách hàng không có ấn tượng rõ ràng và khó hình thành lòng tin với thương hiệu.Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện đồng nhất và quy chuẩn nội dung chặt chẽ. Quan trọng nhất là xác định thông điệp cốt lõi và đảm bảo mọi kênh truyền thông đều truyền tải thống nhất giá trị đó.Để làm digital marketing đa kênh hiệu quả, theo ông còn điều gì quan trọng cần lưu ý?Sai lầm thường gặp nhất là do không xác định rõ kênh trung tâm và kênh bổ trợ. Việc tập trung đẩy mạnh một kênh trung tâm sẽ phát huy tác dụng hơn là các kênh đều bình bình như nhau. Các kênh phụ sẽ bổ trợ cho kênh chính phát triển mạnh, giúp nội dung trên kênh chính dễ "viral" hơn.Ví dụ, nếu sản phẩm chủ yếu dựa vào tìm kiếm chủ động, hãy tập trung vào SEO và Google Ads. Nếu khách hàng chủ yếu đến từ mạng xã hội, hãy chọn một nền tảng chính như Facebook hoặc TikTok, rồi mới mở rộng. Ngoài ra, nếu ngân sách hạn chế thì doanh nghiệp nên cân nhắc trong việc triển khai đa kênh.Vậy khi doanh nghiệp không có đủ nguồn lực nhưng vẫn muốn triển khai digital marketing đa kênh, làm sao để tối ưu hiệu quả?Nhiều doanh nghiệp hết vốn trước khi thấy kết quả chỉ vì "chạy theo số đông". Khi tư vấn và triển khai dịch vụ digital marketing cho các doanh nghiệp, tôi thường đưa ra lời khuyên rằng, nếu nguồn lực hạn chế, hãy tập trung vào một hoặc hai kênh nhưng làm thật tốt, thay vì dàn trải mà không hiệu quả. Khi kênh chính hoạt động tốt và có lợi nhuận, mới mở rộng sang kênh khác.Nhiều doanh nghiệp không đầu tư PR vì cho rằng không mang lại doanh thu ngay, ông nghĩ sao về quan điểm này?Đánh giá một hoạt động marketing chỉ qua doanh thu ngắn hạn là một quan niệm sai lầm. Mỗi hoạt động đều có mục tiêu nhất định trong chiến lược tổng thể. Trong khi Google Ads hay Facebook Ads có thể mang lại doanh số nhanh chóng, các hoạt động như PR, influencer marketing và SEO lại giúp củng cố thương hiệu và chuyển đổi người xem thành khách hàng trong tương lai.Với những sai lầm này, ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp để làm digital marketing hiệu quả hơn?Marketing là một hành trình gồm nhiều giai đoạn. Mỗi hoạt động marketing của doanh nghiệp cần được triển khai có chủ đích, nhắm vào một giai đoạn cụ thể trong hành trình khách hàng. Ngay sau hoạt động này là các hoạt động khác tiếp diễn. Các hoạt động marketing phải tương tác với nhau mới tạo nên hiệu quả. Thay vì làm theo kiểu "phong trào", hãy làm digital marketing một cách bài bản, có chiến lược dài hạn và tập trung vào giá trị cốt lõi của thương hiệu.Cảm ơn ông vì những chia sẻ hữu ích!
SofM trở thành HLV trưởng ĐTQG Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam
Trong những năm gần đây, gacha game đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong làng game thế giới. Với cơ chế "quay gacha" để nhận phần thưởng ngẫu nhiên, dòng game này thu hút hàng triệu người chơi với hy vọng sở hữu các vật phẩm hiếm. Tuy nhiên, gacha game không chỉ mang lại sự giải trí mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tài chính và tính minh bạch.Thuật ngữ "gacha" bắt nguồn từ Nhật Bản, ám chỉ các trò chơi sử dụng cơ chế tương tự máy gachapon – nơi người chơi bỏ tiền để nhận đồ chơi ngẫu nhiên. Trong gacha game, người chơi dùng tiền thật hoặc tiền ảo để quay số nhằm nhận phần thưởng, từ nhân vật đặc biệt, vũ khí hiếm đến các vật phẩm trang trí.Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được các vật phẩm hiếm trong gacha game thường rất thấp. Các tựa game như Genshin Impact, Honkai: Star Rail hay Blue Archive đều sử dụng hệ thống này để giữ chân người chơi và thúc đẩy chi tiêu. Những nhân vật 5 sao hoặc vũ khí hiếm thường chỉ có tỷ lệ xuất hiện dưới 1%, khiến người chơi dễ dàng rơi vào vòng xoáy "quay gacha" liên tục để đạt được mục tiêu mong muốn.Gacha game khéo léo khai thác tâm lý người chơi thông qua các hiệu ứng như "đầu tư đã bỏ ra" (sunk cost fallacy). Khi đã đầu tư một khoản tiền hoặc thời gian nhất định, người chơi thường khó từ bỏ vì cho rằng việc tiếp tục quay sẽ mang lại kết quả mong muốn. Điều này tạo nên một vòng lặp chi tiêu không kiểm soát.Ngoài ra, cơ chế phần thưởng giới hạn thời gian như banner cũng tạo áp lực lớn. Trong Genshin Impact, các nhân vật hiếm chỉ xuất hiện trong vài tuần. Nếu bỏ lỡ, người chơi sẽ phải chờ rất lâu để có cơ hội quay lại. Áp lực từ thời gian và cơ chế này khiến nhiều người cảm thấy "bị ép buộc" phải nạp tiền.Hệ thống pity system (bảo hiểm thất bại) cũng là một con dao hai lưỡi. Dù nó đảm bảo người chơi nhận được vật phẩm hiếm sau một số lượt quay nhất định, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ tiếp tục chi tiền để đạt đến ngưỡng này thay vì dừng lại.Mặc dù gacha game mang lại niềm vui cho hàng triệu người chơi, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt, việc quay gacha tạo cảm giác phấn khích khi người chơi không biết mình sẽ nhận được gì, giống như mở một món quà bất ngờ. Mặt khác, yếu tố may rủi lại trở thành áp lực tài chính đối với nhiều người, đặc biệt là những người chơi trẻ tuổi.Theo báo cáo của Sensor Tower, các tựa game như Honor of Kings đã đạt doanh thu hàng trăm triệu USD chỉ trong tháng 10.2024. Một phần lớn doanh thu này đến từ các sự kiện trong game, nơi người chơi được khuyến khích chi tiêu mạnh tay để sở hữu các vật phẩm hoặc nhân vật giới hạn thời gian. Cơ chế này không chỉ tạo ra sức hút mà còn khiến nhiều người chơi cảm thấy bị "ép buộc" phải chi tiêu để không bị bỏ lại phía sau.Phương Thanh (1998) – Chuyên viên phần mềm chia sẻ: “Tôi thường nạp khoảng 1.5 triệu đồng mỗi lần quay gacha. Khi nhận được vật phẩm mong muốn, cảm giác rất phấn khích nhưng cũng tiếc tiền. Còn khi không nhận được, tôi bực bội và thường nạp thêm với hy vọng ‘gỡ gạc’. Tuy nhiên, sau này tôi đã từ bỏ gacha game vì cần thời gian cho công việc.”Thanh Hải (1995) – Nhân viên thiết kế thì có cách tiếp cận khác: “Tôi từng chi hơn 3 triệu đồng trong một lần để nhận nhân vật yêu thích. Nhưng tôi luôn tính toán cẩn thận trước khi nạp. Nếu không chắc chắn nhận được, tôi sẽ không chi. Banner giới hạn thời gian dễ khiến người chơi không có kế hoạch dễ bị hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO), nhưng với tôi, việc quản lý tài nguyên giúp tránh chi tiêu không cần thiết.”Cơ chế bảo hiểm có thể dẫn đến việc nạp thêm tiền khi gần đạt đủ số lượt quay cần thiết. Việc quản lý tài nguyên và giữ vững mục tiêu là chìa khóa để tránh bẫy chi tiêu.Game thủ có kinh nghiệm như Thanh Hải đưa ra lời khuyên: “Khi chơi gacha game, hãy xác định mục tiêu rõ ràng để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, cần hiểu rõ chơi vì sức mạnh nhân vật (meta) hay chỉ để sưu tầm. Đừng bị cuốn vào tâm lý ‘xoay thêm vài lần nữa chắc sẽ trúng’, nếu không đủ tài nguyên, tốt nhất là chờ đợi.” Phương Thanh nhấn mạnh: “Đặt ngân sách rõ ràng và tuân thủ. Đừng để cảm xúc chi phối, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng xoáy chi tiêu không hồi kết.”Cả hai góc nhìn và dẫn chứng đều chỉ ra rằng, gacha game không đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn có thể là là một "bẫy tài chính" nếu người chơi không biết kiểm soát bản thân. Trách nhiệm không chỉ thuộc về người chơi, mà còn đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ phía nhà phát triển game.Trước những tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định quản lý nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi gacha game:Gacha game vẫn là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp game, nhưng sự tranh cãi về mặt tài chính và tính minh bạch sẽ tiếp tục định hình tương lai của thể loại trò chơi này. Để trở thành một hình mẫu kinh doanh bền vững, các nhà phát triển cần minh bạch hơn trong cơ chế và cam kết bảo vệ quyền lợi của người chơi. Với những người tham gia, việc tỉnh táo và kiểm soát tài chính là cách tốt nhất để biến gacha game thành một thú vui giải trí thay vì bẫy chi tiêu.
Những thông tin này còn phản ánh mối quan hệ, sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa quốc gia Đại Việt thời Lý với các nền văn hoá lớn như Chăm Pa, Trung Quốc và Ấn Độ trong lịch sử.
Cồn Cỏ, đảo tiền tiêu cửa ngõ phía nam vịnh Bắc Bộ
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.