Nắng nóng gay gắt đến 38 độ C tiếp tục trên diện rộng
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tiết Thượng Nguyên, tiết hoa đăng…) là một trong những lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời. Vào ngày này, đồng bào Việt - Hoa, thường đến chùa để cầu cho một năm bình an, phát lộc.Lễ hội Nguyên tiêu tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM) năm 2025 có nhiều hoạt động, diễn ra xuyên suốt dịp rằm tháng giêng, tập trung nhiều nhất ở các hội quán của người Hoa.Phần lễ hội được người dân và du khách mong chờ nhất chính là hoạt động diễu hành đường phố. Đoàn diễu hành bắt đầu từ 16 giờ 30 và kéo dài đến 18 giờ 30 cùng với sự tham gia của 1.000 diễn viên quần chúng thuộc các hội quán người Hoa, các đoàn lân - sư - rồng của ba quận: 5, 6 và 11.Lộ trình diễu hành đi các con đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân và du khách đến xem, trải nghiệm mỗi dịp Nguyên tiêu tại TP.HCM hàng năm.Khoảng 15 giờ, dọc hai bên các con đường hàng ngàn người đã có mặt chờ đoàn diễu hành trong tâm trạng háo hức. Khi đoàn diễu hành xuất phát, nhiều người dân tỏ ra vui mừng, cầm điện thoại quay phim. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh (ngụ Q.10, TP.HCM) cho biết, đã có mặt ở đường Lương Nhữ Học từ 14 giờ để chờ đợi. Năm nay chị cùng chồng và con cùng đến để xem biểu diễn kết hợp đi chùa vào ngày rằm tháng giêng."Tôi thấy hoạt động này ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc văn hóa khu Chợ Lớn này. Hy vọng năm sau tôi cũng sẽ đến đây để xem diễu hành một lần nữa", chị Thanh chia sẻ. Trương Khiết (25 tuổi), một diễn viên có 10 năm tham gia lễ hội này cho biết, đây là mùa lễ hội cô chờ đợi nhất trong năm. "Bởi mỗi năm tôi được hóa trang, biểu diễn một lần duy nhất, sau đó phải chờ đến năm sau. Năm nay tôi lại hóa trang thành Tàu Quốc Cữu, một nhân vật trong Bát Tiên, thần thoại của Trung Quốc", Trương Khiết nói.Khít nói thêm khi diễu hành cô phải phủ trên mình nhiều lớp áo, đi cà kheo trong suốt nhiều giờ. Do đó, trước khi biểu diễn phải tập đi cà kheo rất lâu, kèm trang điểm đến hơn 2 tiếng. Trong khi đó, các đoàn lân – sư - rồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách. Đại diện đoàn lân - sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cho biết, năm nay mang đến lễ hội này cặp rồng kim ngân và cặp lân đỏ - vàng. Mục đích mang nhiều may mắn, phát tài và thịnh vượng cho mọi người trong năm mới. Anh Đào Duy Long, đoàn lân - sư - rồng Long Nhi Đường cho biết năm nay mang đến lễ hội con rồng 7 màu. Với màu hồng chủ đạo từ đầu đến đuôi, các màu sắc khác được trang điểm làm vẩy tô thêm vẻ hiện đại, tươi mới so với các năm trước.
HLV Lê Huỳnh Đức ngồi ghế một chân
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Cẩm nang tuyển sinh 2023 có gì khiến học sinh tìm đọc?
Sáng 23.1, công nhân Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cùng các đơn vị tham gia đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để Hội hoa xuân sẵn sàng khai mạc vào chiều tối mai. Trong đó, gia đình linh vật rắn ở phía cổng Nguyễn Thị Minh Khai đã trình làng mang ý nghĩa độc đáo. Theo ban tổ chức, hình ảnh gia đình rắn bên trong giỏ hoa hạnh phúc được thiết kế nhằm truyền tải thông điệp về sự đoàn viên, hạnh phúc và đón chào đầy hy vọng cho năm mới.Hội hoa xuân TP.HCM lần thứ 45 Tết Ất Tỵ năm 2025 tại công viên Tao Đàn có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa" diễn ra trong 10 ngày (từ 24.1 đến hết ngày 2.2.2025). Như mọi năm, Hội hoa xuân là không gian hoa sắc ngập tràn và hương thơm thảo mộc và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Hội hoa xuân TP.HCM khai mạc vào lúc 17 giờ 45 phút ngày 24.1 (nhằm ngày 25 tháng chạp) và bế mạc lúc 17 giờ 30 phút ngày 2.2 (tức mùng 5 tết) với các tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Năm nay, lần đầu tiên xuất hiện tại Hội hoa xuân một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống, đặc trưng của người Việt là múa rối nước. Chương trình múa rối nước, biểu diễn lân sư rồng sẽ diễn ra vào sáng mùng 1, 2 và 3 tết.
Vào thời điểm này, những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đã bắt đầu thu hoạch. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước. Thương lái thu mua tại vườn giống Ri6 mức 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước; trong khi đó sầu riêng giống Thái dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại, tăng trung bình 50.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp cho biết, thị trường Trung Quốc đã "ăn hàng" trở lại nên hoạt động xuất khẩu có phần thuận lợi hơn nhờ vậy mà giá tăng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu vẫn còn rất khó khăn vì phải có giấy kiểm nghiệm sản phẩm không còn tồn dư chất vàng O và cadimi; do vậy, việc thu mua xử lý sau thu hoạch cũng phải chọn lọc và tuân thủ đúng quy định. Theo ông Nguyễn Văn Mười, Phó tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu sầu riêng của chúng ta đã khởi sắc trở lại đúng vào thời điểm bà con nhà vườn miền Tây chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phập phồng vì quy định kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi vì trước đây ngành sầu riêng thế giới đều sử dụng chất vàng O trong việc xử lý sau thu hoạch. Nhưng từ khi các nhà khoa học phát hiện những tác hại của nó thì thế giới chưa có sản phẩm an toàn hơn để thay thế. Cuối tháng 2 vừa qua, tại Chanthaburi (Thái Lan) diễn ra chuỗi sự kiện hội thảo triển lãm về sầu riêng Asean - Trung Quốc, các nước đều có chung mối lo lắng về việc chưa tìm được kỹ thuật, hóa chất nào tốt hơn trong việc xử lý và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch. Đây vẫn là mối lo chung của ngành sầu riêng thế giới.
Thả lưới trên hiên nhà, gỡ cá dưới bếp mùa nước nổi
Ngày 16.1.2021, UBND tỉnh Gia Lai đã có quyết định xếp hạng di tích Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ là di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu vực di tích có diện tích 594 m2 thuộc thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai).

Cách xưng hô thứ bậc trong gia đình người Việt nên biết để ứng xử cho đúng
Giá vé xem chung kết Dota 2 The International 2023 gây phản ứng dữ dội
So với các loại hoa khác tại Chợ Lách (Bến Tre) thì bông giấy là cây đặc biệt, có sức chịu mặn tốt, hoa dày, rực rỡ và lâu tàn. Trước khi ra chợ, cây trải qua khâu ươm trồng, tạo phôi, cắt ghép, lai tạo rất công phu. Vườn bông giấy của ông Màu có đến hàng trăm cây, đủ màu sắc, hầu hết được uốn bonsai với dáng thế tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là 2 cây dù mái Pháp và Thái được ghép từ nhiều cây bông giấy. Từ khi tác phẩm hoàn thiện để trưng bày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người đến thăm vườn đều trầm trồ, hết lời khen ngợi. Nhiều khách tham quan cũng ghé tham quan, chụp ảnh.Ông Màu được biết đến là một nghệ nhân giàu kinh nghiệm trong nghề trồng và tạo hình cây kiển. Ông đã dành nhiều năm chăm sóc và uốn nắn từng tán bông giấy để tạo nên hình dáng chiếc dù có kích thước khổng lồ. Tác phẩm này không chỉ đòi hỏi sự kiên trì mà còn cần sự am hiểu sâu sắc về đặc tính sinh trưởng của cây bông giấy.Phần nóc dù được ông lên ý tưởng thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8 m, đường kính 3,6m làm từ 6 cây bông giấy chân dài, được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp có chiều cao gần 4 m, đường kính 3,8 m, cũng làm từ 6 cây bông giấy nhiều màu. Ông Màu đã bán cây dù này với giá 70 triệu đồng.Để hoàn thiện 2 tác phẩm bông giấy hình dù, ông phải mất thời gian 4 năm trồng, chăm sóc cho cây đạt chiều cao cần thiết. Trong quá trình tạo cây phôi, ông ghép nhiều màu hoa trên cùng một thân. Sau khi có cây phôi đủ tuổi, ông mất thêm 1 năm để ghép, uốn nắn và chỉnh sửa cho nóc dù có hình mái nhà kiểu Thái và Pháp như mong muốn. Bên trong nóc dù kết lưới râm và khung sắt để cố định các nhánh hoa và ngăn lá, hoa rụng xuống."Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, tôi nhận thấy bông giấy có độ dẻo dai, dễ uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, đặc biệt là sự đa dạng về màu sắc nên tôi nảy sinh ý tưởng tạo hình cây dù độc đáo này ", ông Màu nói.Theo ông Màu, năm nay thời tiết mưa nhiều vào cuối năm khiến bông giấy không đạt chất lượng như mong đợi. Để hoa nở đúng dịp tết, nhà vườn phải chăm sóc kỹ lưỡng, từ việc tưới nước, bón phân đến phun thuốc.
Ấn Độ bài trí lại thế trận
Ngày 24.1 (25 Tháng Chạp), thị trường chứng khoán đóng cửa phiên cuối cùng năm Giáp Thìn trong sắc xanh. VN-Index chốt phiên tăng 5,42 điểm, lên 1.265,05 điểm và HNX-Index tăng 0,35 điểm lên 223,01 điểm. Hàng loạt cổ phiếu xanh mướt trên cả hai sàn.Thị trường bước vào phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 với giao dịch khá trầm lắng như cả tuần vừa qua. Dù vậy nhiều cổ phiếu vẫn tiếp tục gia tăng. Trong rổ VN30, số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng chiếm đa số trong phiên có ACB, HDB, MBB, SHB, TCB, TPB, VCB... Đà tăng tích cực cũng diễn ra ở nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu. Sắc xanh của các cổ phiếu chiếm vốn hóa cao trong ngành như MSN, MCH, HNG, MML, VNM... Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bất động sản cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư như PDR, NVL, GEX, NTL,QCG… Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước đó nhưng đã tăng nhẹ so với tuần trước với gần 13.600 tỉ đồng được giao dịch. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên mua ròng thứ hai trên thị trường chứng khoán khi mua ròng gần 318 tỉ đồng trên sàn HOSE trong khi chỉ bán ròng hơn 12 tỉ đồng trên sàn HNX. Khối ngoại tập trung mua ròng tại các mã MSN, PC1, GMD, HDB...Theo thống kê chung trong nhiều năm vừa qua, thị trường chứng khoán trong tuần trước Tết Âm lịch và sau Tết Âm lịch hầu hết đều tăng điểm. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán và chuyên gia đều dự báo lạc quan về thị trường trong năm 2025. Theo VnDirect, kịch bản chính cho VN-Index trong năm 2025 theo chiều hướng tích cực, nếu Tổng thống Donald Trump đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico; đồng USD suy yếu, chỉ số USD-Index giảm dưới 102 điểm và tỷ giá USD/VND ổn định thì VN-Index có thể chạm mốc 1.670 điểm (tăng 32%). Ngược lại, nếu Mỹ áp thuế lên Trung Quốc, Canada, Mexico và chọn lọc với hàng hóa chuyển tải qua Việt Nam, chỉ số USD-Index tăng trên 110, Ngân hàng Nhà nước buộc phải can thiệp mạnh vào tỷ giá và quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán chưa diễn ra, VN-Index có thể chỉ đạt 1.340 điểm (tăng 6%)...
đội hình man utd gặp wolves
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư