Tập đoàn công nghệ Thái Lan thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam
Theo đó, trong 2 ngày 11 - 12.2 (tức 14 và 15 tháng giêng) các phương tiện di chuyển từ TP.Phủ Lý (Hà Nam) đi Thái Bình sẽ đi theo ngã tư QL10 đến QL21B (siêu thị Go) - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Các phương tiện từ Ninh Bình đi Thái Bình đi theo QL10 - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Phương tiện từ Thái Bình đi Ninh Bình, Hà Nội đi theo hướng cầu Tân Phong - QL21B - Lê Đức Thọ - QL10 - đi Ninh Bình hoặc Hà NộiCông an tỉnh Nam Định đề nghị người dân và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường trên nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ việc phân luồng theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát giao thông.Theo UBND TP.Nam Định, lễ khai ấn sẽ được thực hiện từ 22 giờ 15 ngày 11.2 tại đền Trần. Lá ấn sẽ được phát cho người dân và du khách thập phương từ 5 giờ sáng ngày 12.2, tại khu vực nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.Để phục vụ cho lễ khai ấn, Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Công an TP.Nam Định xây dựng kế hoạch, huy động hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng ăn xin, tội phạm, trộm cắp, móc túi trong khu vực lễ hội.Riêng lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định sẽ xuyên đêm phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông để lễ khai ấn diễn ra trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Thượng tá Đỗ Đình Sơn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị đã phối hợp với Công an TP.Nam Định bố trí 294 cán bộ, chiến sĩ tổ chức cắm chốt tại các tuyến đường chính dẫn vào khu vực đền Trần để hướng dẫn, điều tiết phương tiện tránh ùn tắc. Các tuyến đường trọng điểm được lên phương án phân luồng từ xa để giảm áp lực giao thông.Ngành nào nhận nhiều hồ sơ xét học bạ nhất trong đợt 1?
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
Nghĩa tình miền Tây: Về 'vương quốc' gạch Mang Thít
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại sân khấu chính của sự kiện, được đặt tại sân vận động Hoa Lư với tổng giá trị giải thưởng gần 1 tỉ đồng. Trước đó, ngày 17.1, Hiệp hội Marathon quốc tế (AIMS) đã chính thức cấp chứng nhận đạt chuẩn cho cả 4 cự ly VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight 2023. Với chứng nhận này, các VĐV chạy đêm có thể dùng kết quả làm một phần tiêu chí xét duyệt các giải marathon danh giá nhất thế giới như Chicago Marathon, Boston Marathon, Tokyo Marathon hay London Marathon...
Ngày 20.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở Y tế Cà Mau đã có công văn gửi đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, yêu cầu thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Theo báo cáo, từ năm 2011 đến nay, các đơn vị đã chi phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% trở lên cho 72 viên chức hành chính, đúng quy định và vị trí việc làm, với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP vẫn chưa được chi trả.Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát và chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm ngân sách hoạt động thường xuyên và nguồn thu hợp pháp. Đối với những trường hợp thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 56), nếu có hồ sơ chứng minh thường xuyên trực tiếp tham gia công tác chuyên môn, phải chi trả ngay, đảm bảo không xảy ra khiếu nại ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan từ năm 2011 đến tháng 5.2024. Các giám đốc đơn vị qua các giai đoạn, kể cả đã nghỉ hưu, sẽ được mời về kiểm điểm.Như Thanh Niên đã thông tin, hơn 100 viên chức tại các trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Cà Mau bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% xuống 20% trong năm 2022 - 2023. Lý do được đưa ra là họ làm công việc hành chính, không phải nhân viên y tế, nên không được hưởng mức ưu đãi này. Tuy nhiên, những viên chức trên cho rằng việc cắt giảm không phù hợp vì họ vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn y tế.Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả và giải quyết chế độ phụ cấp ưu đãi nghề trong tháng 2.
Trà Vinh: Xử lý chủ tài khoản Facebook nói ‘lì xì’ cho CSGT
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.