$408
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số so mien bac. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số so mien bac.Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số so mien bac. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số so mien bac.SDF, lực lượng đã tạo ra một khu vực bán tự trị ở đông bắc Syria trong suốt 14 năm nội chiến, đã đàm phán với chính quyền mới tại thủ đô Damascus, do các cựu lực lượng đối lập thành lập sau khi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào ngày 8.12.2024, theo Reuters.Chỉ huy SDF Mazloum Abdi cho hay trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Asharq News của Ả Rập Xê Út vào tuần trước rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng mới nhưng là "một khối quân sự" và không giải thể.Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters hôm nay 19.1, Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông bác bỏ đề xuất nói trên của SDF, theo Reuters. "Chúng tôi nói rằng họ sẽ gia nhập Bộ Quốc phòng trong hệ thống phân cấp của Bộ Quốc phòng và được phân bổ theo cách quân sự...Nhưng để họ vẫn là một khối quân sự trong Bộ Quốc phòng, thì một khối như thế trong một tổ chức lớn là không hợp", ông Abu Qasra, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào ngày 21.12.2024, nhấn mạnh.Một trong những ưu tiên của Bộ trưởng Abu Qasra kể từ khi nhậm chức là đưa nhiều phe phái chống ông Assad vào một cấu trúc chỉ huy thống nhất. Tuy nhiên, việc làm như thế với SDF đã gặp thách thức. Mỹ xem SDF là đồng minh chủ chốt chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ xem SDF là mối đe dọa an ninh quốc gia.Đơn vị Phòng vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) chiếm phần lớn trong SDF. Trong khi đó, Ankara coi YPG là sự mở rộng của kẻ thù trong nước là đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn đã lãnh đạo cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập niên chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.Bộ trưởng Abu Qasra cho hay ông đã gặp các nhà lãnh đạo của SDF nhưng cáo buộc họ "trì hoãn" các cuộc đàm phán về việc sáp nhập vào Bộ Quốc phòng Syria giống như các phe phái dân quân khác và nhấn mạnh việc sáp nhập này là "quyền của nhà nước Syria".Ông Abu Qasra được bổ nhiệm vào chính phủ chuyển tiếp khoảng hai tuần sau khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy cuộc tấn công lật đổ ông Assad.Ông Abu Qasra cho biết thêm ông hy vọng sẽ hoàn tất quá trình sáp nhập nói trên, bao gồm bổ nhiệm một số nhân vật quân sự cấp cao, trước ngày 1.3, khi thời gian nắm quyền của chính phủ chuyển tiếp dự kiến kết thúc, theo Reuters. ️
Công Phượng vẫn đều đặn ghi bàn cho CLB bóng đá Bình Phước. Tuy nhiên, đừng quên đây chỉ là đội hạng dưới trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh của giải hạng nhất, nơi Công Phượng vẫn ra sân hàng tuần, chắc chắn không cao bằng V-League. Ngoài ra, tính cạnh tranh trong đội hình của đội Bình Phước, chắc chắn cũng không cao như tính cạnh tranh ở các đội hàng đầu V-League như CLB bóng đá Công an Hà Nội (CAHN), Hà Nội FC, Nam Định, Thể Công Viettel, Bình Dương… Việc Công Phượng chiếm suất đá chính ở đội bóng miền Đông Nam bộ chắc chắn dễ hơn chiếm suất đá chính ở các đội trong nhóm cạnh tranh ngôi vô địch V-League.Chính vì thế, rất khó để đem phong độ của Công Phượng trong màu áo CLB Bình Phước để bình luận tiền đạo này nên hay không nên được HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển Việt Nam. Bản thân HLV Kim Sang-sik cũng đã lên tiếng về vấn đề Công Phượng: "Cậu ấy là cầu thủ giỏi, đang đạt phong độ tốt trong màu áo CLB Bình Phước. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian tôi theo dõi Công Phượng chưa nhiều, chưa đủ để tôi quyết định gọi cậu ấy vào đội tuyển quốc gia".Vả lại, việc triệu tập bất kỳ cầu thủ vào đội tuyển quốc gia còn phụ thuộc vào triết lý của từng HLV, phụ thuộc vào lối chơi mà HLV đó chủ trương xây dựng. Lối chơi do HLV xây dựng sẽ quyết định cầu thủ có liên quan có phù hợp với cách vận hành chung của đội tuyển quốc gia hay không.Về vấn đề này, Công Phượng không phải là trường hợp gây tranh cãi duy nhất trước khi AFF Cup khai diễn. Quế Ngọc Hải, Võ Hoàng Minh Khoa (Bình Dương), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Tô Văn Vũ (Nam Định), thủ môn Đặng Văn Lâm (Ninh Bình)… cũng bị loại đầy đáng tiếc. Nhưng với ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik vừa chứng minh ông lựa chọn đúng.Rồi cũng liên quan đến sự phù hợp, phong cách thi đấu thiên về giữ bóng nhiều ở tuyến trên của Công Phượng, liệu có hợp với chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Nguyễn Xuân Son. Tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, ông Kim chủ trương cho đội tuyển Việt Nam đá chớp nhoáng, dồn bóng cho Xuân Son ở tuyến đầu, để tiền đạo này xử lý bóng nhanh nhất có thể. Hiệu quả trong việc sử dụng Xuân Son ở AFF Cup 2024 đã có lời giải, còn hiệu quả trong việc kết hợp giữa Công Phượng với Xuân Son vẫn còn là dấu hỏi? Thành ra, rất khó để trách HLV Kim Sang-sik trong vấn đề này, một khi kết quả vẫn hết sức thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam.Dĩ nhiên, cơ hội quay trở lại đội tuyển Việt Nam vẫn còn rất nhiều với Công Phượng, nhất là trong bối cảnh Xuân Son đang chấn thương. Xuân Son chấn thương dài hạn, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang cần nhân tố mới cho hàng tiền đạo hơn bao giờ hết. Có thể Công Phượng sẽ là nhân tố như thế, giúp vị HLV người Hàn Quốc tìm thấy sự đột biến khác nữa. Vấn đề là Công Phượng phải kiên trì, cơ hội khoác áo đội tuyển, thậm chí chiếm chỗ thi đấu chính thức không bao giờ khép lại với bất kỳ ai. Thủ môn Nguyễn Đình Triệu là ví dụ điển hình cho điều này. Những tưởng Đình Triệu mãi là cái bóng của thủ thành Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đột ngột tỏa sáng tại giải vô địch Đông Nam Á, giúp đội tuyển Việt Nam giành cúp vàng, bản thân Đình Triệu được giới chuyên môn lựa chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải! ️
Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế mới về tuyển sinh THCS, THPT, trong đó bổ sung chế độ cộng điểm khuyến khích với học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều nhà trường và phụ huynh, học sinh đã hiểu theo hướng học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa như toán, văn, ngoại ngữ… do các sở GD-ĐT tổ chức sẽ được cộng điểm vào lớp 10.Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định cách hiểu trên là chưa đúng. Quy định đối tượng được cộng điểm khuyến khích là học sinh THCS đạt giải cấp tỉnh do sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức trên quy mô toàn tỉnh nhưng đó phải là những cuộc thi có tổ chức ở cấp quốc gia. Do vậy, ông Thành lưu ý, quy định về điểm khuyến khích này sẽ không bao gồm học sinh được giải cấp tỉnh thi học sinh giỏi các môn văn hóa (toán, văn, ngoại ngữ,...) trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.Bộ GD-ĐT hiện không có quy định về thi học sinh giỏi cấp THCS, chỉ có ở cấp THPT. Các địa phương nếu có tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS để khuyến khích những học sinh có năng khiếu thì những em đạt giải cũng không được cộng điểm xét tuyển vào lớp 10. Điều này, theo ông Thành, để đảm bảo công bằng cho tất học sinh."Điểm khuyến khích được cộng vào tổng điểm xét tuyển, tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi, bài thi. Trong đó, giải nhất được cộng 1,5 điểm; giải nhì được cộng 1 điểm; giải ba được cộng 0,5 điểm", Bộ GD-ĐT quy định.Đối với tuyển thẳng, quy chế tuyển sinh cũ quy định các đối tượng tuyển thẳng gồm: học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.Còn thông tư mới quy định đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10 gồm học sinh THCS đạt giải cấp quốc gia các cuộc thi, hội thi do Bộ GD-ĐT tổ chức, hoặc phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ tổ chức "trên quy mô toàn quốc". Thực tế, lâu nay có một số cuộc thi cấp quốc gia nhưng không phải địa phương nào cũng biết và công bố rộng rãi đến tất cả học sinh.Do vậy, ông Thành cho rằng: "Quy định này được bổ sung cụm từ "trên quy mô toàn quốc" nhằm mục tiêu: các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức nhưng phải được công bố rộng rãi trên toàn quốc để các sở GD-ĐT, các tỉnh công bố, để tất cả các học sinh đều biết và nắm được một cách công khai, đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp cận cuộc thi bình đẳng, đều được thể hiện năng lực, và được lựa chọn một cách công khai, minh bạch". ️