Từ thứ tư tới, TP.HCM sẽ có mưa trái mùa
Thay đổi cụ thể là giảm thời gian xin gia hạn thị thực Mỹ tính từ khi thị thực cũ hết hạn từ 48 tháng xuống còn 12 tháng.Trang USTravelDocs của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Đương đơn có thị thực không định cư của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 12 tháng. Thời gian 12 tháng được tính từ ngày hết hạn của thị thực đến ngày Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nhận được hồ sơ xin gia hạn thị thực của đương đơn”.Thời gian này trước đây là 48 tháng.Việc gia hạn thị thực qua đường bưu điện nhằm tạo điều kiện cho người thường đến Mỹ có thể gia hạn thị thực mà không cần đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn. Đương đơn nếu không đáp ứng yêu cầu nêu trên cũng như các yêu cầu khác được nêu trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cần đặt lịch hẹn trực tuyến cho cuộc phỏng vấn xin thị thực.Thông tin về điều chỉnh này đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người Việt Nam có thị thực không định cư đến Mỹ, bao gồm du học sinh, lao động có chuyên môn đến Mỹ làm việc, cũng như những người đến Mỹ tạm thời để du lịch hay điều trị y tế.Thực hư xe điện VinFast VF e34 tăng phạm vi hoạt động sau cập nhật phần mềm
Lê Nguyễn Thùy Dương, thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm học 2024-2025, cho biết, niềm đam mê trong học tập của em một phần được bồi đắp từ văn chương, nhưng phần lớn được nuôi dưỡng bởi những người thân trong gia đình và các thầy cô giàu tâm huyết mà em từng gặp. "Ngay từ nhỏ ba mẹ em đã hướng cho em và chị gái song sinh của em là Lê Nguyễn Ánh Dương (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM), đạt giải ba môn văn quốc gia năm nay, rằng giáo dục là con đường dẫn con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn và nuôi dưỡng niềm tin đó trong lòng em từ thời thơ ấu. Trong một số tác phẩm văn chương, các nhân vật nữ mà em yêu thích cũng có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có liên quan mật thiết đến quyền và vị thế của phụ nữ. Sức sống của các nhân vật đó và hy vọng của gia đình em mang lại cho chúng em khát vọng và niềm say mê với việc học", Thùy Dương chia sẻ."Vậy nên em nghĩ rằng để học tốt môn ngữ văn, điều quan trọng nhất là trân trọng những trải nghiệm của mình - trong văn chương và trong cuộc sống và truyền tải chúng một cách chân thành, phù hợp trong bài làm của mình. Đây cũng là điều các giáo viên hướng dẫn lưu ý với em và các bạn trong suốt quá trình học tập'', Thùy Dương nói thêm. Thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất với em trên hành trình đọc và học văn, có lẽ chính là những giờ ngủ trưa hồi tiểu học. Dương cho biết, em không có thói quen ngủ trưa vì đã ngủ đủ vào buổi tối rồi. Nằm yên không biết làm gì, em mượn những quyển sách từ thư viện nhỏ trong lớp để đọc. "Những tuyển tập truyện cổ tích do thầy Nguyễn Ngọc Ký sưu tầm và viết lại, những trang thơ cũ của nhà thơ Trần Đăng Khoa… đó là những "giấc mơ trưa" của em, là khoảnh khắc chính thức đánh dấu sự tìm đến văn chương của em. Lúc đó em không tìm đến văn chương vì một mục đích cụ thể nào như để học giỏi văn, để tiếp thu kiến thức… em chỉ đến vì một hứng thú vô tư. Có lẽ văn chương sẽ đồng hành lâu với độc giả khi chúng ta xây dựng một mối liên kết hồn nhiên với nó", nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong kể lại.Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nàoThực tế cho thấy, học sinh hiện nay bị tác động nhiều bởi các thiết bị công nghệ, có phần xa rời với việc đọc sách. Dẫn đến sợ, ngại môn văn, không có vốn từ, cảm xúc để viết. Thế nên Thùy Dương chia sẻ với các bạn cách học văn một cách nhẹ nhàng nhất. Theo Dương, hãy bắt đầu từ những điều mình yêu thích trong văn học như các thể loại hay nội dung mà mình yêu thích. Nội dung của văn học thể hiện tất cả các phương diện đời sống. Do đó, ta có thể bắt đầu tự mình tìm đọc những tác phẩm nói về lĩnh vực, đề tài mình yêu thích.Vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong văn học vào đời sống hàng ngày; từ việc đọc các văn bản thông tin thông thường đến các bài luận xin học bổng... Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt trọng tâm vào tính ứng dụng của văn học, đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn trẻ tiếp thu văn học tốt hơn.Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ là xu thế phát triển của thời đại, nên ta phải tận dụng nó để phục vụ cho việc học văn, thậm chí làm cho việc học văn trở nên thú vị, sinh động hơn. AI có thể là một trợ lý ảo hay một nơi cung cấp những ý kiến khác để ta tham khảo, xem xét, chắt lọc, từ đó có sự soi chiếu đa dạng vào những văn bản đã học. AI cũng có thể vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm, sơ đồ hóa nội dung bài học... làm cho môn văn trở nên thú vị hơn rất nhiều.Theo Thùy Dương, việc đọc sách không chỉ giúp ta rèn luyện khả năng đọc hiểu, tăng vốn từ, mà còn giúp ta tích lũy kiến thức về mọi mặt của đời sống. Quan trọng hơn, việc đọc và suy ngẫm về điều viết trong sách sẽ mang đến cho ta một sự trải nghiệm gián tiếp mà qua đó sẽ giúp mỗi người trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. ''Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nào'', thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhận xét.''Đối với sách chuyên ngành, nên chọn và tìm hiểu về các tác giả cơ bản, phải đọc trước; sau đó đọc sâu rộng hơn theo mục tiêu học tập cũng như sở thích của bản thân. Còn sách thường thức, ta nên tìm nguồn sách trước hết từ sự giới thiệu của các nhà chuyên môn, các giải thưởng hay các bảng xếp hạng uy tín. Vì những căn cứ đó đã giúp sàng lọc trước, chọn trước cho mình những tác phẩm được xem là có giá trị'', Thùy Dương phân tích thêm.Là một giáo viên, với tôi hạnh phúc nhất là khi được chúc mừng học sinh của mình thành công, đây là niềm vui thật lớn, vỡ òa hạnh phúc. Chúng tôi đã từng có học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên có kết quả tuyệt vời, thủ khoa môn văn quốc gia, lại là học sinh lớp 11 CV1.Từ khi các em bước vào ngôi trường mơ ước của mình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh lớp 10 chuyên ngữ văn rất hào hứng với môi trường học tập mới. Khi được nghe tôi kể về truyền thống học tập của học sinh trường chuyên, em nào cũng tràn đầy sự quyết tâm và khao khát học giỏi. Trong đó có Lê Nguyễn Thùy Dương học rất giỏi môn ngữ văn, chữ viết rất đẹp.Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy Dương có năng khiếu học văn, cách viết của em rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, những tầng nghĩa hiểu biết của em rất phong phú cho thấy sự nghiền ngẫm, học tập rất nghiêm túc. Nên dù mới vào lớp 10 em Thùy Dương đã thi đậu vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, điều này chưa có đối với môn ngữ văn trước đó. Tiếp đến em Thùy Dương đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic truyền thống 30/4.Khi những kết quả tốt đẹp đó đến với mình, Dương càng chăm học hơn, tôi rất hài lòng về khả năng tập trung trong học tập của em.Mỗi khi em nghe giảng bài, tôi quan sát thấy em lắng nghe chăm chú, say mê để rồi từ đó em phát hiện ra một ý hay, làm giàu cho kho tàng trí tuệ của mình, thêm được một cách diễn đạt thu hút hơn. Đọc bài em viết, tôi rất vui khi em hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chọn cách thể hiện bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo nên bài văn của em thường nổi bật nhất trong lớp. Tôi rất hài lòng khi biết em đọc rất nhiều sách và độ khó được nâng cao dần lên, mỗi cuốn sách giúp cho trải nghiệm của em sâu sắc và tư duy tiến bộ lên mỗi ngày. Có thể nói trong quá trình trao đổi hàng ngày, sống cùng với nhân vật, cùng cảm nhận những lời văn hay, cùng cảm được cái day dứt của tác giả… đã nuôi dưỡng tình yêu của em với môn văn một cách liền mạch như hơi thở trong cuộc sống, giản dị mà hữu ích.Thùy Dương là một học sinh chuyên văn rất ngoan, em đọc từng trang văn một cách thấm thía. Tôi hay khích lệ em, lời khen chân thành và đúng lúc cho các em thêm nhiều nhiệt huyết và niềm tin. Dương cũng sẵn sàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập của mình với bạn bè mà vẫn giữ được nét riêng của chính mình. Em nhìn thấy tâm huyết của thầy cô trong việc trao truyền kiến thức, rất trân trọng điều này và đã quyết tâm thực hiện ước mơ như một lời biết ơn thiết thực nhất. Tôi trân quý tấm lòng của em với văn chương, tôi hay nói với em, ai có lòng biết ơn sẽ có đủ đầy mọi điều trong cuộc sống.Giáo viên Nguyễn Thị Ái Vân, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong
Con nước rong thương nhớ
Khoảng 11 giờ 30, tại đường Điện Biên Phủ phương tiện đi lại tăng đột biến làm kẹt xe. Đoạn từ cầu Điện Biên Phủ hướng về ngã tư Hàng Xanh chật kín xe cộ, nối đuôi nhau và di chuyển rất chậm. Ở chiều đi này có đến 6 làn xe nhưng đoạn gần cầu vượt Hàng Xanh lại bị dồn ứ xe cộ rất đông. Một phần do các xe dừng đèn đỏ, tạo thành nút thắt cổ chai. Ở chân cầu vượt Hàng Xanh, nhiều xe đi ở 2 làn phía trong dường như "chết đứng", rất khó di chuyển lên phía cầu vượt. Do đó, phía trên cầu vượt mặt đường thông thoáng, dễ di chuyển nhưng rất ít xe có thể tiến lên được. Đến điểm nút giao thông ngã tư Hàng Xanh có đèn tín hiệu, xe cộ dừng thẳng tắp, không có tình trạng chạy vượt hay lấn làn. Nơi đây cũng cho phép các phương tiện rẽ phải nhưng theo ghi nhận rất ít xe cộ chọn rẽ trong thời gian nói trên. Do kẹt xe quá nhiều nên CSGT phải đứng phân luồng, điều chỉnh đèn tín hiệu bằng tay. Anh Hưng, một tài xế xe tải cho biết từ khi chạy xe đến đoạn đường này đã mất đến 30 phút nhưng vẫn chưa vượt qua được ngã tư Hàng Xanh để đi tiếp. Chỉ vài phút, xe tải của anh chỉ di chuyển được đoạn ngắn khi đèn chuyển sang xanh rồi lại "nằm" chờ rất lâu khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ. "Đèn đỏ ở đây rất lâu nhưng đèn xanh rất ít thời gian. Tôi chạy xe đến đây lúc 11 giờ 30 nhưng 12 giờ rồi tôi vẫn chưa đến được đoạn đèn xanh, đèn đỏ nữa", anh Hưng bày tỏ. Trong khi đó, tại đường Bạch Đằng tình trạng xe cộ ùn ứ kéo dài giữa trưa cũng làm người đi đường mệt mỏi. Đoạn ùn ứ trên đường Bạch Đằng dài khoảng 1 km từ đường Phan Chu Trinh đến tận Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ghi nhận vào 12 giờ 15, xe cộ phải mất khoảng 20 phút mới có thể vượt qua được đoạn đường này. Đồng thời người dân đã tuân thủ đúng luật giao thông dừng đèn đỏ, không leo lề, không rẽ phải vào đường Đinh Bộ Lĩnh khi đèn đỏ. Cùng thời điểm 12 giờ 15, tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng chật kín xe cộ. Nhiều xe đi đến đây phải di chuyển chậm, tốn rất nhiều thời gian.
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.
Chàng trai Việt được mời tâng bóng tại giải La Liga Tây Ban Nha
Chiều 20.3, Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Chấp hành Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư, giai đoạn 2025 - 2027 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Trước đó, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã ký quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, là 1 trong 13 tổ chức Đoàn trực thuộc các cơ quan Đảng T.Ư.T.Ư Đoàn cũng có quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 17 nhân sự; chỉ định Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 5 nhân sự.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh (nguyên Phó bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư) được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027; Phó bí thư là anh Nguyễn Xuân Khôi.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, sinh năm 1986, quê Phú Thọ. Trình độ chuyên môn: cử nhân luật, cử nhân ngôn ngữ Anh.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh từng làm cán bộ Đoàn chuyên trách Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam, chuyên viên Văn phòng Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư; Phó trưởng ban, Trưởng ban Phong trào Thanh niên Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư.Từ tháng 6.2021 - 2.2025, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh là Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư. Từ tháng 3.2025, chị Quỳnh được chỉ định làm Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư.Dịp này, Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư cũng tổ chức chương trình Phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Với chủ đề "Tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ", Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư đã đưa ra những nội dung quan trọng trong phong trào thi đua.Phát biểu tại chương trình, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh cho biết, ngày 18.2.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức đoàn, nơi tập hợp, phát huy sức trẻ, phát triển năng lực của đoàn viên thanh niên tại 13 tổ chức Đoàn thuộc các cơ quan Đảng T.Ư, cơ quan tư pháp T.Ư và Văn phòng Chủ tịch nước. "Dù mới được thành lập nhưng kế thừa và phát huy truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư sẽ quyết tâm vượt khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao", chị Quỳnh nói.Theo chị Quỳnh, đợt thi đua là hoạt động nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi đoàn viên, thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư.Chương trình cũng góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các công trình, phần việc thanh niên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.