Bánh cuốn Tây Hồ: 50 năm một hương vị
Khoảnh khắc Suphanat Muenta bật cao đánh đầu chéo góc đẹp mắt để đội tuyển Thái Lan ấn định chiến thắng 3-1 trước Philippines, những tinh túy của đội bóng xứ chùa vàng đã phát lộ. Dù cạn kiệt thể lực trước dàn sao trẻ của Philippines, bị dồn ép và trói buộc bởi gánh nặng tâm lý nặng nề, nhưng Thái Lan vẫn tìm được đường thắng. Ở sân chơi Đông Nam Á, "Voi chiến" vẫn vô cùng bản lĩnh. Việc bị dồn vào thế chân tường chỉ có thể làm khó, chứ không hạ gục được thầy trò HLV Masatada Ishii.Bản lĩnh của người Thái đến không chỉ từ kinh nghiệm dạn dày, mà còn được tạo dựng nền tảng từ đẳng cấp chiến thuật. Đội tuyển Thái Lan kiểm soát bóng tốt, đan bóng nhuần nhuyễn, phối hợp đập nhả nhịp nhàng, lớp lang với khả năng chuyền bóng và di chuyển tìm kiếm không gian đều vượt trội mặt bằng Đông Nam Á. Tư duy chiến thuật và kỹ thuật đồng đều của các thế hệ cầu thủ giúp Thái Lan duy trì sự thống trị lâu dài tại AFF Cup, với 4 chức vô địch trong 5 giải đấu gần nhất. Dưới bàn tay huấn luyện của HLV Ishii, Thái Lan thậm chí còn nguy hiểm hơn xưa. Bởi thay vì chỉ thuần túy đập nhả bóng ngắn như thời được CĐV gọi với cái tên Thai-tik-tok để mô tả nhịp chuyền chuẩn xác như nhịp kim đồng hồ, Thái Lan giờ chơi bóng dài, đánh biên cũng rất đáng xem. Hai trong ba bàn thắng giúp Thái Lan hạ Philippines, hay rất nhiều pha lập công đã có vào lưới Timor Leste, Singapore, Campuchia mà học trò ông Ishii ghi được đều đến từ mảng miếng trước kia chưa từng là sở trường của Thái Lan. HLV Ishii đang có nhiều thành tố để tạo nên mảng miếng đánh biên đặc sắc. Đó là bộ đôi hậu vệ cánh Suphanan Bureerat và Nicholas Mickelson, trong đó Bureerat là "máy tạt" của Thái Lan với những đường treo bóng có độ chuẩn xác cao. Trong vòng cấm, Thái Lan sở hữu Patrick Gustavsson - tiền đạo Thái kiều với thể hình lý tưởng (1,84 m) cùng năng lực không chiến ấn tượng, bên cạnh Suphanat Muenta dù không cao lớn, song có kỹ năng chọn vị trí thính nhạy. Ngoài ra, những cầu thủ đánh đầu tốt như Jonathan Khemdee, Pansa Hemviboon hay Chalermsak Aukkee cũng giúp "Voi chiến" có thêm ý tưởng. Nhờ bóng bổng, Thái Lan đã có thêm vũ khí giải mã những hàng thủ cứng cỏi. Tuy nhiên, Thái Lan không tạt cánh đánh đầu một cách chân phương. Học trò HLV Ishii có rất nhiều phương án đánh biên như trả ngược tuyến hai, căng ngang, tạt bóng tầm thấp... nhờ các mũi nhọn cực "quái" và giỏi xoay xở trong không gian hẹp. Để đứng vững trước Thái Lan, đội tuyển Việt Nam phải bịt kín hai biên.Ông Kim đã dùng nhiều bộ khung phòng ngự để "chốt" được 3 trung vệ tối ưu: Duy Mạnh, Thành Chung và Tiến Dũng. So với giai đoạn khủng hoảng thời HLV Philippe Troussier, đội tuyển Việt Nam đã thủ tốt hơn. Song, nhìn vào 2 trận bán kết với Singapore, vẫn xuất hiện sự lúng túng trong các pha chọn điểm rơi, đọc tình huống hay bọc lót hỗ trợ của các hậu vệ. Đội quân non trẻ của Singapore hay Indonesia chưa đủ sắc bén để tận dụng sai sót của hàng thủ Việt Nam. Dù vậy, Thái Lan là câu chuyện khác. Nhiều khả năng, đội tuyển Việt Nam phải căng mình phòng ngự chịu đựng áp lực ngay cả khi đá trên sân nhà Việt Trì. Để chặn đứng những pha phối hợp xuyên tuyến sắc sảo và lớp lang của Thái Lan, đội tuyển Việt Nam cần giữ cự ly đội hình hợp lý, phối hợp áp sát và kèm người chặt chẽ. Cần vững vàng trong những pha không chiến với mẫu tiền đạo như Gustavsson hay Suphanat. Mọi sai lầm đều có thể bị trừng phạt, khi đối thủ ở đẳng cấp cao như Thái Lan. Ngoài ra, vai trò của hai cầu thủ đá biên rất quan trọng. Nhưng, đây lại là vị trí để lại dấu hỏi lớn nhất khi HLV Kim Sang-sik đã xoay tua hậu vệ cánh liên tục trong 6 trận đã qua. Với Tiến Anh, Văn Thanh và Xuân Mạnh ở biên phải cùng Văn Vĩ, Văn Khang ở biên trái, đội tuyển Việt Nam sẽ ra sân với đôi cánh nào, dàn trận phòng ngự che kín hai biên ra sao? Hy vọng trong 3 ngày chuẩn bị ngắn ngủi, ông Kim đã tìm ra giải pháp. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnNàng dâu Việt Nam được Không quân Hàn Quốc chọn là phi công quốc dân
Đèn hậu
'Từ bỏ' để thành công với câu chuyện của võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali
Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc.
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Đàn ông cần chăm sóc da nhiều hơn phụ nữ vào mùa đông?
Trong livestream trên trang cá nhân, nghệ sĩ cải lương Ngân Tuấn tiết lộ trước đó, anh lên ý tưởng tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ cố nghệ sĩ Vũ Linh với tên gọi Nhớ về anh, mời các nghệ sĩ cùng tham gia. Tuy nhiên khi thông tin này được chia sẻ, một số người bình luận trái chiều, cho rằng Ngân Tuấn lợi dụng hình ảnh đàn anh vì không để gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh tổ chức. Điều đó khiến giọng ca cải lương không khỏi buồn lòng. Nói về thông tin tiêu cực này, nghệ sĩ Ngân Tuấn khẳng định những điều anh muốn làm xuất phát từ tấm lòng, tình cảm dành cho giọng ca Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. “Tôi muốn anh Năm (tên gọi thân mật của nghệ sĩ Vũ Linh) được khán giả nhớ mãi. Mời anh em đến đêm diễn đó, tôi tự bỏ tiền túi để phát lương cho anh em nghệ sĩ, và đem doanh thu làm từ thiện, hồi hướng công đức cho anh Năm”. Trước những thông tin tiêu cực, nghệ sĩ Ngân Tuấn nói ông buồn lòng nhưng cố gắng vượt qua. “Tôi làm từ cái tâm, nhưng chắc là chưa đủ duyên. Qua livestream này, tôi xin phép ngưng chương trình lại. Xin cáo lỗi cùng khán giả”, anh bày tỏ. Thời gian qua, thông tin về đám cưới của Trọng Lân - nam diễn viên quen mặt với khán giả khi góp mặt trong các dự án phim như Quỳnh búp bê, Người phán xử… nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Mới đây, chính “trai hư” của VFC cũng đã chia sẻ loạt hình ảnh trong lễ ăn hỏi, đồng thời gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và khán giả đã dành sự yêu thương cho anh và người bạn đời.Trọng Lân chia sẻ thêm: “Dù mới chỉ là đám hỏi nhưng tình cảm của mọi người đã khiến ngày hôm đó trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Vì bận lịch quay phim nên đám cưới chính thức sẽ tổ chức vào năm sau. Mong mọi người tiếp tục yêu thương và chúc phúc cho hai vợ chồng mình”. Được biết người bạn đời của Trọng Lân tên Huyền Trang, là một streamer. Cô sinh năm 1999, gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, được nhận xét là xứng đôi khi đứng cạnh diễn viên Người phán xử. Trước đó, cặp đôi trải qua quãng thời gian hẹn hò kín tiếng. Chia sẻ về lễ ăn hỏi, Huyền Trang bày tỏ: “Em cũng không biết lý do nào để anh chọn một người con gái nhiều thiếu sót như em, nhưng em biết em chọn anh là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời này”. Theo số liệu tham khảo trên Box Office Vietnam, phim điện ảnh Nhà gia tiên của đạo diễn Huỳnh Lập đã vượt ngưỡng 150 tỉ đồng sau vài ngày công chiếu. Tác phẩm do Phương Mỹ Chi đóng chính được dự đoán sẽ tiếp tục tăng về mặt doanh thu, đặc biệt là trong 3 ngày cuối tuần. Những ngày qua, Nhà gia tiên liên tục dẫn đầu phòng vé và dường như áp đảo so với các tác phẩm còn lại. Tính riêng hôm 28.2, tác phẩm do Huỳnh Lập làm đạo diễn thu về hơn 6,6 tỉ đồng với hơn 80.000 vé bán ra. Nhà gia tiên là dự án đánh dấu màn chạm ngõ điện ảnh của Phương Mỹ Chi. Để tập trung cho vai diễn Mỹ Tiên trong phim, giọng ca 10X kể đã từ chối các show diễn trong vòng một tháng. Bù lại, cô thấy mình học hỏi được nhiều điều trong quá trình làm việc chung với các tiền bối. "Cát sê không phải là yếu tố quan trọng của tôi khi tham gia phim. Tôi chỉ quan tâm kịch bản có phù hợp và lịch trình đi học có sắp xếp được hay không", á quân Giọng hát Việt nhí bày tỏ. Trong chương trình Đời rất đẹp, cascadeur Lữ Đắc Long gây chú ý khi kể lại khoảnh khắc sinh tử khi mắc Covid-19. Anh nhớ lại: “Nghe tôi bệnh, Quyền Linh ngồi ngoài khóc, nói với tôi: “Tôi thề với ông, tôi sẽ ráng giúp, tôi sẽ kêu gọi bạn bè, tôi sẽ cho ông thở riêng”. Mẹ của Lý Hùng gọi điện năn nỉ giúp tôi. Phòng đó là phòng cấp cứu, ai cận kề cái chết mới hiểu sự sống mong manh”.Trong quá trình điều trị bệnh, một tình huống khiến anh Lữ Đắc Long “khắc cốt ghi tâm” chính là khoảnh khắc đạo diễn Xuân Phước động viên bằng một bài đăng trên mạng xã hội. Từ đó, loạt nghệ sĩ động viên và gửi tiền. “Tự nhiên tôi mở mắt ra, thấy tài khoản tăng lên một trăm mấy chục triệu, sau đó tôi dùng tiền này phát cho người nghèo, những nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn ngay trong đêm”, anh kể.Trở về từ cuộc chiến “tử thần”, anh Lữ Đắc Long thôi thúc bản thân cần hành động để trả ơn đời. Anh nói: “Lúc đó, tôi lập đoàn phóng sự vào bệnh viện, quay cảnh bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Tôi chụp hình, quay phim và viết bài”.