Hơn 100 phi công tham gia giải dù lượn Kon Tum mở rộng
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.Có con cũng có thể khiến người cha bị trầm cảm
Hùng cho biết hành trình đạp xe về quê nghỉ tết của anh chàng bắt đầu từ lúc 15 giờ, ngày 25.1 và kết thúc lúc 20 giờ, ngày 26.1. “Nếu chỉ tính thời gian đạp xe, không tính thời gian nghỉ ngơi thì mình hoàn thành chặng đường 230 km trong 12 tiếng đồng hồ. Ngày 25, mình đạp 100 km, sau đó nghỉ ngơi đến sáng ngày 26 thì xuất phát và hoàn thành 130 km còn lại. Tốc độ trung bình mình đi là khoảng 20 km/giờ”, Hùng nói.Với tâm thế đi để trải nghiệm nên Hùng luôn ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu. “Cứ đạp được 50 km thì mình dừng lại nghỉ ngơi và ăn uống khoảng 15 - 30 phút. Ở ngày đầu tiên, vì xuất phát trễ nên sau khi đi được 100 km, mình đã tạm dừng nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đạp tiếp vì nếu đạp xe xuyên đêm có thể sẽ gặp nhiều rủi ro”, chàng trai chia sẻ. Hùng cho biết hành lý mà chàng trai này mang theo khi đạp xe về nhà nghỉ tết, bao gồm: quần áo, máy tính, vật dụng quay video, bánh kẹo, nước uống… với tổng cân nặng khoảng 20 kg. “Vì hành lý mang theo khá nặng nên làm mình nhanh mất sức và hạn chế tốc độ lúc lên dốc. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là khi đi qua đèo Bảo Lộc với nhiều khúc cua gắt, dốc dài và đường gồ ghề. Ban đầu dự định là mình sẽ đi cùng một bạn nữa, nhưng do bạn có việc đột xuất nên đã về trước. Vì đi một mình nên gặp khá nhiều khó khăn, nhưng vì muốn trải nghiệm mình vẫn tiếp tục”, Hùng chia sẻ. Chia sẻ về lý do về quê nghỉ tết bằng xe đạp, Hùng cho biết: “Vì mình rất thích khám phá, trải nghiệm những gì chưa từng làm và cũng muốn thử sức mình xem tới đâu. Hành trình này cũng là một bài kiểm tra thể lực cho mục tiêu lớn hơn là đạp xe xuyên Việt”. Hùng chia sẻ rằng có rất nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng không có ý định bỏ cuộc. Bởi vì mục tiêu là hoàn thành hành trình với tâm thế vui vẻ và mục tiêu quan trọng là trải nghiệm cũng như đối diện với bản thân những lúc khó khăn. “Thực ra thì chặng đường 230 km cũng không phải là quá dài, đặc biệt là đối những người đã tập luyện chạy bộ và thể lực tốt thì không có gì quá khó khăn”, Hùng nói.Qua hành trình đi xe đạp về quê nghỉ tết, Hùng cho biết đã tích lũy thêm được những vốn sống, kinh nghiệm và nhiều bài học. “Giúp mình tự tin hơn về bản thân khi dám nghĩ dám làm, kiên trì cho tới khi đạt mục tiêu. Sau chuyến đi này mình cũng nhận ra rằng không có gì là không thể, người khác làm được thì mình cũng làm được. Cứ đi rồi sẽ đến, quan trọng đừng bỏ cuộc”, Hùng chia sẻ. Từ kinh nghiệm rút ra được sau chuyến đi này, Hùng chia sẻ thêm: “Chuẩn bị thể lực và tinh thần là điều quan trọng nhất. Mọi người nên lên kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ chặng đường và nếu được hãy đi cùng với nhiều người sẽ an toàn hơn. Dinh dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng, đừng để bản thân bị khát hay bị đói trên đường đi. Hơn nữa, yếu tố an toàn vẫn là hàng đầu, đừng quyết định mạo hiểm những gì mình không thể kiểm soát. Hạn chế tối đa hành lý nặng, chỉ mang những gì thực sự cần, như: điện thoại, đèn pin, lương thực, tiền mặt. Khi đi buổi chiều, tối nhớ bật đèn pin và đèn hậu, mặc đồ sáng để người khác có thể nhận diện mình. Giữ sức để chinh phục những con dốc, đừng quá mất sức ở những đoạn đường bằng phẳng".Là người đã theo dõi hành trình đạp xe về quê của Hùng, anh Nguyễn Phi Hùng, ngụ tại chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ: "Mình cũng từng có những lần đạp xe chặng đường dài và khó. Vì vậy mình hiểu cái khắc nghiệt của hành trình đạp xe đường dài và vượt đèo như thế này. Khi Hùng chia sẻ là bạn sẽ đạp xe từ TP.HCM về huyện Di Linh, một quãng đường gần 250 km với nhiều con đèo và dốc thì mình cảm thấy lo lắng và cũng thiếu lòng tin. Tuy nhiên, mình đã theo dõi bạn qua từng chặng đường mà bạn cập nhật và cuối cùng Hùng đã làm được. Mình nghĩ chỉ có thể là ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm lớn cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ mới tạo nên kết quả này".
Giá vàng hôm nay 23.4.2024: Lặng sóng trước giờ đấu thầu
Những câu chuyện quá khứ trong Sống không phải những đối đầu gay cấn mà là những khoảnh khắc ngày thường nơi chiến khu, về những khoảnh khắc sống, làm việc, làm phim đầy đam mê trong thiếu thốn đủ bề, trong làn bom rơi bão đạn và trong tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời.
Sau khi phần trang trí khung lưới đã chảy bớt nước, chị Quyên sẽ úp khuôn giấy lên những chiếc khăn phơi đã chuẩn bị trước đó. Kế đến, chị sử dụng khăn có độ thấm hút tốt để nhấn xuống, ấn nhẹ nhàng. Như thế, vừa hút ẩm vừa giúp cho mặt giấy phẳng hơn.
Ưu tiên mở tài khoản ngân hàng bằng phương tiện điện tử bằng CCCD gắn chip
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên địa bàn TP.HCM có chuyển biến rõ rệt. Theo CSGT, tình hình người dân vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ hầu như không còn.Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội liên tục xuất hiện những bài đăng than thở về tình hình một số trụ đèn đỏ liên tục bị lỗi. Dù vậy, người tham gia giao thông đều không dám chạy qua vì mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy là 5 triệu, ô tô là 19 triệu đồng (mức trung bình).Mới đây, một số người dùng mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh trụ đèn đỏ ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (giao lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch) bị lỗi, tất cả xe đều dừng lại trước vạch theo tín hiệu đèn. Sau thời gian chờ đợi, nhiều người đi xe máy đã xuống dắt bộ xe vượt đèn. Người ngồi trên ô tô phải mở cửa xe, đứng xuống đường, một số người gọi công an phường."Đèn đỏ này hư, đứng nãy giờ cả 15 phút đồng hồ rồi", tài khoản T.B vừa quay clip vừa nói. Một người dùng TikTok khác cũng phân vân: "Đèn đỏ lâu như vầy thì đi hay đứng lại đây trời?".Tương tự, ngày 10.1, camera hành trình của xe ô tô ghi lại cảnh đèn xanh còn 10 giây thì đột ngột chuyển vàng ở giao lộ Út Tịch - Hoàng Văn Thụ khiến tài xế phải dừng lại gấp, còn xe di chuyển phía trước vô tình thành vượt đèn vàng. Ở phần bình luận, nhiều người thắc mắc, làm sao để chứng minh đèn đỏ bị hư. Có người lo ngại sau một thời gian, CSGT gửi thông báo phạt nguội về nhà, khi đó "tốn thời gian" đi lên đi xuống giải trình.Thậm chí, với mức phạt không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu như hiện nay, các tài khoản mạng khác thắc mắc: nên xử lý như thế nào khi rơi vào tình huống này, xuống xe dắt bộ có được không?Đại diện Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, thuộc Sở GTVT TP.HCM cho hay, hiện nay hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn TP có 2 nhóm: nhóm có kết nối về trung tâm để điều khiển và nhóm vận hành tại chỗ theo các kịch bản thiết lập sẵn hoặc theo yêu cầu điều khiển tại chỗ của lực lượng chức năng.Tủ đèn tín hiệu tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thuộc nhóm có kết nối về trung tâm. Tại thời điểm người dân phản ánh báo đèn đỏ liên tục, tủ được chuyển sang vận hành ở chế độ tại chỗ. Tức là, vào thời điểm này, người vận hành tại tủ chuyển chế độ từ điều khiển từ xa sang vận hành tại chỗ để giải tỏa lưu lượng khi cần thiết.Theo tìm hiểu của PV, tại TP.HCM, người điều khiển các trụ đèn thường là CSGT hoặc thanh niên xung phong. Tại thời điểm đèn hiển thị đỏ liên tục hướng từ Phạm Ngọc Thạch ra Lê Duẩn thì ở chiều lưu thông trên đường Lê Duẩn xe cộ không đông đúc. Đoạn đường này thuộc quản lý của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM.Hiện đơn vị này đang trích xuất camera để tìm người điều khiển đèn là ai. Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thông tin thêm, trong quá trình vận hành, nếu phát hiện lỗi, trung tâm sẽ phối hợp các đơn vị khắc phục nhanh chóng. Thông thường, một sự cố đèn sẽ được giải quyết trong vòng không quá 1 giờ kể từ khi nhận tin. Trong thời gian này, trung tâm thông tin đến CSGT để phối hợp, điều tiết giao thông tại giao lộ.Theo đơn vị này, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, trung tâm đã tăng cường đội ngũ kỹ thuật của trung tâm, các đơn vị duy tu để thường trực giải quyết khi có sự cố.Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cũng giải thích, ở các trụ đèn được cài chế độ tự động nhưng khi có sự can thiệp của người điều khiển giao thông để chỉnh đèn bằng tay thì sẽ có tình trạng đèn chuyển đột ngột từ xanh sang vàng. Trước đó, đại diện Sở GTVT cho hay, Sở đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông. Trong đó có 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển. Sở đã thường xuyên phối hợp các đơn vị, xử lý kịp thời các sự cố về đèn tín hiệu."Trong quá trình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố hư hỏng, bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn... dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông", đại diện Sở GTVT thông tin.