Dư địa lớn cho tăng cường đầu tư và xuất khẩu Việt Nam - Úc
Theo đó, tại Khánh Hòa có 11 dự án liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất trong Kết luận thanh tra số 250/KL-TTCP ngày 11.9.2020 của Thanh tra Chính phủ có thể được tháo gỡ những khó khăn vướng vướng mắc.Cụ thể, đối với 5 dự án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất gồm: dự án Khu liên hợp dịch vụ Thương mại, khách sạn và căn hộ du lịch và văn phòng cho thuê Luna; dự án khách sạn The Horizon Nha Trang; dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú; dự án khu phức hợp Thiên Triều; dự án cao ốc, văn phòng, khách sạn Cattiger (cùng nằm trên địa bàn TP.Nha Trang). Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án trong trường hợp sau khi rà soát, tại thời điểm áp dụng Nghị quyết này mà dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện: phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị (quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu) đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật; không vi phạm quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh.Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ năng lực, điều kiện thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan. Cùng với đó, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát việc xác định giá đất đối với các dự án nói trên, tính và thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính của dự án.Trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày 1.7.2014 thì giá đất tính tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính là giá đất trong bảng giá đất tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất. Trường hợp tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất mà giá đất này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND tỉnh quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.Trường hợp giao đất, cho thuê đất từ ngày 1.7.2014 thì việc xác định giá đất thực hiện như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 257 của luật Đất đai số 31/2024/QH15.Nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật sau khi xác định lại giá đất, tính các khoản nghĩa vụ tài chính. Đối với các dự án sau khi rà soát không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện theo quy định nói trên thì thực hiện thu hồi đất để quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.Riêng 6 dự án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu thầu gồm: dự án The Arena, dự án Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh, dự án Evason Ana Mandara Cam Ranh & Spa, dự án Khu du lịch sinh thái và Nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow Nha Trang (cùng thuộc Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh) và dự án Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang (số 60 Trần Phú, TP.Nha Trang).Với nhóm dự án này, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát, giải quyết theo quy định sau: Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án trong trường hợp sau khi rà soát, tại thời điểm áp dụng Nghị quyết này mà dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện: phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị (quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu) đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật; không vi phạm quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh; nhà đầu tư đáp ứng đủ năng lực, điều kiện thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan.Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát việc xác định giá đất đối với các dự án phù hợp với quy định nói trên thì tính và thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính của dự án. Trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày 1.7.2014 thì việc xác định giá đất như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 257 của luật Đất đai số 31/2024/QH15.Ngoài ra, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật sau khi xác định lại giá đất, tính các khoản nghĩa vụ tài chính.HP giới thiệu loạt sản phẩm tích hợp AI mới tại thị trường Việt Nam
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
Nhiều hoạt động 'Tình nguyện mùa đông' giúp đỡ thanh thiếu nhi và người dân vùng xa
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
Nhiều sáng kiến làm lợi hàng tỉ đồng
Tuy nhiên, lần này mọi thứ đã khác. Các triệu chứng của ông ngày càng xấu đi và ông được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ phát hiện ông đã chết.