$771
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Chiều nay 7.1 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thăm cầu thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. "Tôi đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Không chỉ cá nhân tôi, tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn và chúng tôi mong bạn sẽ sớm đóng góp cho Việt Nam", GS Thuấn bày tỏ.Chúc mừng GS-TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec, và ê kíp phẫu thuật đã có ca mổ hết sức thành công cho Xuân Son, GS Thuấn chia sẻ: "Thời gian tới sẽ là giai đoạn phục hồi chức năng cho Xuân Son, chắc rằng đội ngũ của Vinmec sẽ sớm giúp Son hồi phục".Trực tiếp phẫu thuật cho cầu thủ Nguyễn Văn Son sau chấn thương tại Thái Lan tối 5.1, GS-TS Trần Trung Dũng cho rằng, với ca mổ này, chúng ta nhìn nhận đó là niềm tin của bệnh nhân, đặc biệt là người có điều kiện chi trả tài chính tin vào y tế Việt Nam. Đặc biệt là cầu thủ như Son có nhiều cơ hội điều trị, dù trước đó đã định chọn Nhật và Hàn để điều trị. "Sự lựa chọn đó khẳng định niềm tin của mọi người với y học chúng ta. Với ca phẫu thuật cho Son, tin rằng các bác sĩ khác như khác: Việt Đức, Chợ Rẫy... đều làm được kỹ thuật này mức độ cao. Quan trọng là niềm tin, vì nếu không tin thì kỹ thuật cao cũng ra nước ngoài", GS-TS Trần Trung Dũng bày tỏ.Vẫn theo GS-TS Trần Trung Dũng, ca mổ của Son kỹ thuật không quá khó nhưng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi với bệnh nhân thường, sau mổ có thể chỉ cần đi lại, sinh hoạt, nhưng với vận động viên và đặc biệt là vận động viên thi đấu đỉnh cao như Xuân Son là khác hoàn khác. Do đó, yêu cầu phục hồi sau mổ là thách thức rất lớn. Sau liền xương, còn phải duy trì sức cơ, kiểm soát cân nặng."Thể trạng của Son, thể trạng châu Âu rất dễ tăng cân, chỉ cần hơi giảm tập, thì từ 90 kg có thể lên hơn trăm cân rất dễ. Vì thế, ca mổ của Son hiện mới chỉ được khoảng 1/10 quãng đường, khó khăn phía trước. Để Son duy trì, kiểm soát được cân nặng thì cần tập phục hồi, và phải tập phù hợp từng giai đoạn: chưa liền xương, liền xương chưa chắc và liền chắc", bác sĩ Dũng phân tích.Theo các bác sĩ, 1 ngày sau phẫu thuật, hiện Son đã có các bài tập phục hồi với máy, tại giường. Anh cũng đã có thể di chuyển bằng nạng."Rất may, trước mổ, các hội chẩn và sự chuẩn bị nhanh chóng giúp cho Son được phẫu thuật trong khung giờ vàng, trong 24 giờ kể từ khi chấn thương. Nếu can thiệp muộn thì tình trạng phù nề do chấn thương gia tăng, da chân phỏng nước thì sau phẫu thuật sẽ liền kém, nuôi dưỡng kém. Mổ trong 24 giờ đầu khi sưng nề chưa nhiều, nên cố định xương thuận lợi. Nếu mọi việc thuận lợi, Son có thể trở lại thi đấu sau khoảng 9 tháng nữa", GS Dũng chia sẻ. ️
Vụ tai nạn ô tô thương tâm xảy ra vào chiều 30.1.2025 trên Quốc lộ 21, đoạn qua phường Nam Vân, TP.Nam Định, khi một xe ô tô 7 chỗ chở 9 người bất ngờ lao xuống mương nước. Sự cố đau lòng này đã khiến 7 người thiệt mạng tại chỗ. Điều tra ban đầu cho thấy, xe ô tô không va chạm với phương tiện nào khác mà tự đâm vào lan can đường và rơi xuống mương.Sự cố này một lần nữa cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tai nạn liên quan đến xe ngập nước. Khi ô tô rơi xuống nước, nếu không kịp thời xử lý, nạn nhân có thể bị mắc kẹt do áp suất nước bên ngoài gây khó khăn cho việc mở cửa, khiến nước nhanh chóng tràn vào khoang lái. Để tăng khả năng sống sót, người lái và hành khách cần nắm vững các kỹ năng thoát hiểm quan trọng.Giữ bình tĩnh là một trong những điều tiên quyết cần phải làm khi xe bị rơi xuống nước. Khi xe bắt đầu chìm, nước sẽ dần lấp đầy khoang xe, khiến áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng. Khi đó, cửa xe có thể được mở dễ dàng hơn. Nếu không thể mở cửa ngay lập tức, hãy tìm cách hạ kính xuống càng sớm càng tốt để tạo lối thoát. Trong trường hợp hệ thống điện bị vô hiệu hóa, dụng cụ phá kính chuyên dụng như búa phá kính sẽ là cứu cánh quan trọng. Nên đập vào góc kính cửa sổ để giúp phá kính nhanh hơn.Một sai lầm phổ biến là cố gọi cứu hộ ngay khi xe vừa rơi xuống nước. Thực tế, thời gian thoát ra chỉ tính bằng giây nên cần ưu tiên hành động thay vì chờ đợi trợ giúp. Nếu trong xe có trẻ em hoặc người già, hãy giúp họ thoát ra trước bằng cách hướng dẫn bơi hoặc bám vào vật nổi. Sau khi thoát khỏi xe, cần nhanh chóng bơi đến bờ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. ️
Nghiên cứu bao gồm 171.274 nam và 122.826 nữ từ 50 đến 71 tuổi không mắc ung thư ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.️