Người Việt ở Đài Loan ám ảnh kể lại khoảnh khắc rung chuyển động đất 7,5 độ Richters
Sáng 21.2, ngay từ sáng sớm, bầu trời TP.HCM ngầu đục, như chìm trong "sương mù" như Đà Lạt. Đến hơn 7 giờ, nắng lên làm bầu trời quang hơn nhưng nhiều người vẫn có cảm giác như có "màn sương mù".Nhưng ẩn sau màn sương đó là tình trạng ô nhiễm không khí mà theo IQAir (ứng dụng quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thật), nhiều nơi tại TP.HCM đạt mức báo động cam (IQA là 150) - không tốt cho các nhóm nhạy cảm.Thậm chí, trong ngày 19.2, nhiều nơi tại TP.HCM đạt mức báo động đỏ (IQA là 200) - không lành mạnh với sức khỏe. Mức độ ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng vào buổi trưa, kéo dài đến đầu giờ chiều, nhiều trạm đo chuyển vượt báo động đỏ chuyển sang mức cảnh báo tím - rất không tốt với sức khỏe người dân. Hiện tượng này xuất hiện nhiều mấy ngày gần đây.Tương tự, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc còn nghiêm trọng hơn và mùa ô nhiễm thường kéo dài đến tháng 4. Trong thời gian trước và sau tết, Hà Nội thường xuyên vượt báo động đỏ và lọt vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Đáng chú ý, có thời điểm tại một số trạm đo ghi nhận chất lượng không khí ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người.Tổng thống Putin nói chưa có kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân vào không gian
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức quản lý người tham gia BHYT, cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố (gọi chung là đơn vị) cũng như người tham gia cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã định danh cá nhân trước ngày 31.3.Nếu quá hạn, BHXH TP.HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH đối với những trường hợp chưa được cập nhật số CCCD, mã định danh cá nhân. Đồng thời, đơn vị và người tham gia tự chịu trách nhiệm nếu việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan chính sách BHXH, BHYT.Ngày 18.3, BHXH TP.HCM cho biết đơn vị và người tham gia nên chủ động kiểm tra trạng thái cập nhật của mình.Trong đó, BHXH TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát, lập hồ sơ điện tử 608 (đính kèm ảnh CCCD, thông báo mã định danh cá nhân) và gửi về cơ quan BHXH quản lý để cập nhật.Người tham gia có thể tra cứu, kiểm tra trạng thái cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH, tại trang web của cơ quan BHXH (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx).Lưu ý, người dân cần chọn và nhập đầy đủ thông tin tại các trường có đánh dấu hoa thị đỏ. Trường CMND thì người dân nhập số CCCD. Sau đó, người dân chọn "Tôi không phải là người máy", rồi lấy mã tra cứu. Nếu người tham gia đã được cập nhật số CCCD thì hệ thống sẽ gửi mã OTP về địa chỉ email mà đơn vị của người lao động đã đăng ký với hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH.Nếu chưa, hệ thống sẽ phát thông báo "Số CMND không khớp với hồ sơ cá nhân".Theo BHXH TP.HCM, theo quy định hiện nay (điều 27, Công văn 2089 của BHXH Việt Nam), nếu thay đổi CMND sang CCCD thì người dân không cần xin cấp lại sổ BHXH mới. Việc cấp lại sổ BHXH chỉ áp dụng cho các trường hợp do sổ BHXH mất, hỏng, gộp sổ BHXH hay có thay đổi tên, họ, chữ đệm; ngày, tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.Thay vào đó, người dân cần làm thủ tục cập nhật CCCD trên sổ BHXH để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước.Để thay đổi từ số CMND sang CCCD, người tham gia có thể làm theo các bước sau:Bước 1: Lập hồ sơ 608 để cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH. Người tham gia BHXH đang làm việc tại một công ty thì có thể nhờ bộ phận nhân sự hỗ trợ nộp hồ sơ giúp.Bước 2: Sửa thông tin trên Cổng dịch công BHXH Việt Nam. Cụ thể, người dân có thể truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn "Đăng nhập" và điền các thông tin.Tài khoản VssID (gồm mã số BHXH và mật khẩu) là tài khoản của Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dân có thể chọn "Đăng ký" và làm theo hướng dẫn.Sau khi đăng nhập thành công, người dân chọn "Thông tin tài khoản" để thay đổi số CMND/CCCD, đồng thời đính kèm hình ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD.Sau khi thay đổi thông tin, người dân cần nhập mã kiểm tra và chọn "Ghi nhận" để hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ phê duyệt hồ sơ và cập nhật thông tin mới lên hệ thống bảo hiểm cả nước.
Tài sản hai ‘ông chủ’ Vingroup, Hòa Phát tăng mạnh trong tháng 2
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
Cùng Suntory PepsiCo Việt Nam lan tỏa sứ mệnh bảo vệ nguồn nước sạch
Chưa kịp hân hoan khi thị trường ô tô Việt Nam tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số trong năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã bị "dội gáo nước lạnh". Việc sức mua suy yếu ngay trong tháng đầu năm 2025, trong khi khi nhiều lô xe cũ sản xuất từ năm 2024 vẫn chưa bán hết đang đẩy nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vào thế khó.Sau bước "chạy đà" không mấy khả quan trong tháng 1.2025 bởi thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều đại lý ô tô đang bước vào tháng 2 - một trong những thời điểm trầm lắng nhất của thị trường ô tô Việt Nam, với mối lo xe đời cũ tồn kho, khó bán. Theo ghi nhận của Thanh Niên, tính đến thời điểm hiện tại, không chỉ các mẫu ô tô lắp ráp trong nước, ngay xe cả xe nhập khẩu nguyên chiếc của một số thương hiệu vẫn đang tồn kho phiên bản đời cũ, đặc biệt là xe sản xuất năm 2024.Trong bối cảnh đó, với hy vọng có thể sớm "xả hàng" nhiều mẫu mã ô tô đời cũ đang được các đại lý tăng mức ưu đãi thậm chí "đại hạ giá". Mới đây, TC Motor - nhà sản xuất, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam vừa công bố chương trình giảm giá bán đồng thời gia tăng thời gian bảo hành với các mẫu xe có số VIN sản xuất năm 2024. Cụ thể, khách hàng mua một trong các mẫu ô tô Hyundai sản xuất năm 2024 sẽ được áp dụng chính sách bảo hành lên đến 8 năm hoặc 120.000 km cùng ưu đãi giảm giá lên đến 45 triệu đồng.Trong khi đó, ngoài một số ưu đãi tương tự xe 2025 nhiều mẫu xe Mitsubishi đời 2024 cũng được Mitsubishi Motor Việt Nam (MMV) gia tăng mức giảm giá thông qua chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ. Cụ thể, mẫu sedan hạng B - Mitsubishi Attrage đời 2024 được áp dụng gói ưu đãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, tặng phiếu nhiên liệu, phụ kiện với tổng trị giá từ 10,5 - 45,5 triệu đồng (tùy phiên bản).Mitsubishi Outlander 2024 cũng được áp dụng gói ưu đãi với tổng mức giảm giá lên tới 72 triệu đồng. Thậm chí, ngay cả mẫu xe hút khách nhất của hãng - Mitsubishi Xpander cũng còn hàng tồn kho sản xuất từ năm 2024 và đang được áp dụng gói ưu đãi từ 45,5 - 73 triệu đồng. Tương tự Mitsubishi, Ford Việt Nam cũng đang giảm giá bán cho nhiều mẫu mã, phiên bản xe đời 2024. Trong đó, các phiên bản, biến thể của Ford Ranger nhập khẩu như bản Ranger Stormtrak, Ranger Raptor được giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Phiên bản Ranger XLS và Sport có mức giảm giá từ 10 - 14 triệu đồng. Bản Ranger Wildtrak được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ kèm 1 năm bảo hiểm vật chất.Trong khi đó, tùy theo từng phiên bản, mẫu SUV 7 chỗ Ford Everest sản xuất năm 2024 nhập khẩu từ Thái Lan được áp dụng gói giảm giá 15 triệu đồng hoặc hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Ford Territory 2024 có mức ưu đãi 2 năm bảo hiểm vật chất hoặc quy đổi ra mức giảm giá trực tiếp khi mua xe.Các hãng xe Nhật Bản khác như Honda, Toyota đều triển khai chương trình ưu đãi với hàng loạt mẫu mã theo các hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ, tặng gói phụ kiện hoặc bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài chương trình ưu đãi từ phía hãng xe, nhiều đại lý phân phối cũng linh hoạt trong việc quy đổi các gói ưu đãi và tăng mức giảm giá với các mẫu xe đời 2024. Cụ thể, tại một số đại lý Toyota, bản Vios G CVT 2025 có mức giảm giá tới 45 triệu đồng, Veloz Cross 2024 giảm giá 60 triệu đồng, Corolla Cross 2024 bản máy xăng giảm giá 20 - 25 triệu đồng…Một số đại lý Subaru cũng đang áp dụng mức giảm giá từ 150 - 220 triệu đồng cho các phiên bản của dòng xe Forester sản xuất năm 2024. Trong khi đó, mẫu SUV 7 chỗ Isuzu mu-X đời 2024 cũng được áp dụng mức giảm lên đến cả trăm triệu đồng tại một số đại lý.Việc sức mua sụt giảm, trong khi các mẫu mã ô tô nhập khẩu đặc biệt từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang ồ ạt tràn vào Việt Nam đang dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trên thị trường ô tô. Cuộc đua "đại hạ giá" xả hàng ô tô đời cũ đang diễn ra rầm rộ trên thị trường Việt Nam cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh sức mua giảm mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025.