Người một nhà - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thanh Bình (TP.HCM)
Cụ thể, giá tiêu cao nhất là 112.000 đồng/kg ghi nhận tại Đắk Nông và Đắk Lắk. Giá phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây nguyên là 111.000 đồng/kg.VinFast VF e34 bất ngờ xuất hiện trên đường phố Malaysia
Theo kế hoạch, phương án bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch sẽ bắt đầu vào tháng 9.2025. Hà Nội đang triển khai dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho thủ đô.
Hiến kế nâng tầm Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển lớn nhất cả nước
Email: cungduongyeuthuong@dai-ichi-life.com.vn
Đó là câu chuyện mang áo ấm đến với những em nhỏ nơi bản xa ở H.Mèo Vạc (Hà Giang) của anh Hồ Sỹ Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) khiến người xem cảm thấy ấm áp, hạnh phúc lây giữa những ngày lạnh giá này."Thương các con quá! Trời rét 10 độ mà con mặc phong phanh!", đó là dòng mô tả đầy cảm xúc của anh Thắng trong một clip kể về hành trình ý nghĩa của mình. Khoác lên người chiếc áo ấm dễ thương, mới tinh từ người đàn ông xa lạ, các em nhỏ vừa ngại ngùng nhưng cũng vừa hạnh phúc, ánh mắt hiện rõ niềm vui.Thời gian qua, những clip anh Thắng chia sẻ về hành trình mang hơi ấm đến với những em nhỏ vùng cao, tận tay mặc áo ấm cho các em khiến nhiều người xúc động. Trên mạng xã hội cá nhân "Gia đình Hưng Thịnh" được đặt theo tên các con anh Thắng, có clip thu hút gần 4 triệu lượt xem.Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ và hết lời xuýt xoa khen ngợi hành trình ý nghĩa của anh Thắng. Nhiều người gửi lời chúc sức khỏe đến anh cũng như hy vọng hành động đẹp của anh sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người hơn.Anh Thắng kể khoảng 2 tháng trước, khi trời đã vào mùa đông lạnh, anh quyết định từ nhà ở H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lên Hà Giang để bắt đầu hành trình mang áo ấm đến cho các em. Tới nay, anh đã thực hiện được 3 chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài từ 5 - 10 ngày mang hàng trăm quần áo lạnh, mũ giữ ấm tặng các em nhỏ."Những lần trước khi vợ chồng tôi đi du lịch lên Hà Giang, thấy cuộc sống của các em còn nhiều thiếu thốn nên thấy thương lắm. Đó là lý do mà mùa rét năm nay vợ chồng tôi quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để thực hiện hành trình này. Điểm tôi chọn là những bản xa, hẻo lánh giáp biên giới và đi đến đâu nếu thấy các em nhỏ ăn mặc phong phanh, co ro giữa trời lạnh thì tôi sẽ tặng áo ấm", anh kể.Mỗi lần trao áo ấm, thấy nụ cười hay ánh mắt vui mừng của các em, trong lòng anh Thắng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc. Chính điều đó đã tiếp thêm cho anh thật nhiều sức mạnh trên hành trình này.Trong những chuyến hành trình "trao hơi ấm, nhận nụ cười", anh Thắng đi cùng một người bạn đồng hành, là nhân viên trong công ty của anh. Dù phải gác lại công việc, xa gia đình nhiều ngày cho mỗi chuyến đi nhưng anh vẫn an tâm vì có vợ là chị Trần Thị Thúy Hằng (33 tuổi) quán xuyến mọi việc.Chị Hằng cho biết vợ chồng chị vô cùng tâm huyết với hành trình này và hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho càng nhiều em nhỏ càng tốt. Mỗi ngày, anh Thắng dậy từ 5 giờ để chuẩn bị và đi phát quần áo ấm ở những bản xa đến tối muộn mới về. Người vợ kể anh vẫn dành thời gian nhắn tin, hỏi thăm tình hình ở nhà mỗi ngày trong những chuyến đi."Tôi cũng lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ thiếu thốn và gian khó. Nay khi cuộc sống ổn định, mình san sẻ được bao nhiêu thì cứ san sẻ. Đó cũng là cách dạy cho các con mình biết quan tâm, yêu thương với mọi người xung quanh. Với tôi, chuyến đi này không chỉ cho đi mà bản thân còn nhận lại được nhiều trải nghiệm", anh Thắng chia sẻ.Vợ chồng anh Thắng có 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong đó, con trai đầu nay 10 tuổi, con gái út đã gần 2 tuổi. Anh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại khi có gia đình nhỏ hạnh phúc và công việc ổn định.Trước đó, vợ chồng anh cũng đã thực hiện hành trình trao sữa bánh cho những em nhỏ vùng cao để đổi lấy nụ cười các em. Người đàn ông Nghệ An cho biết sẽ tiếp tục hành trình này đến khi nào không còn đủ khả năng mới dừng lại…
Tại sao 95% diện tích nước Úc không có người ở?
Ngày 17.1, Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan, trích xuất camera an ninh, truy tìm người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ đứng chỉnh đèn tín hiệu giao thông.Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ, chạy xe máy đến, mở tủ chỉnh đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ có đông phương tiện qua lại.Qua xác minh, trụ đèn tín hiệu nói trên đặt tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (TP.Thủ Đức, TP.HCM), tuyến đường thuộc khu vực đảm trách của Đội CSGT Rạch Chiếc.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, bước đầu xác định vụ việc xảy ra hôm 8.1. Thời điểm người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ đứng chỉnh đèn tín hiệu không phải là giờ cao điểm nên không có lực lượng CSGT tại khu vực. Bên cạnh đó, tủ đèn tín hiệu nói trên không được khóa lại nên có thể người dân đã đến tự ý chỉnh đèn tín hiệu.Hiện lực lượng chức năng chưa rõ người đàn ông là ai. Lực lượng CSGT đang phối hợp các đơn vị liên quan trích xuất camera an ninh để xác định thời điểm, truy tìm người đàn ông để làm rõ vụ việc.