Lão nông từng nhiễm trùng khớp háng nặng suốt 2 năm đã ‘đi lại khỏe re’
Đối với khu vực Tây nguyên và Nam bộ đề phòng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong các tháng chuyển mùa (tháng 4 - 5.2024).Du khách nước ngoài đến Đà Nẵng chơi đâu, ăn gì?
Ngoài ĐBSCL và Tây nguyên, các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Phước có đến hơn 10.000 ha và nam Trung bộ là Bình Thuận là 365 ha cây trồng có nguy cơ thiếu nước.
Bắt giam nhóm bị can mang súng, dao tự chế đến quán karaoke giải quyết mâu thuẫn
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.
Ngày 25.2, nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Quận ủy, UBND Q.1, Ủy ban MTTQ Q.1 tổ chức hội nghị gặp gỡ cán bộ, công chức, nhân viên các đơn vị y tế, nhân viên y tế trường học trên địa bàn Q.1. Tại hội nghị, bác sĩ Nguyễn Nguyệt Cầu, Trưởng phòng Y tế Q.1, cho biết năm 2024 đánh dấu những thành tựu đáng kể trong công tác dân số và phát triển của quận, với tổng số trẻ sinh ra là 1027, tăng 10,3% so với năm 2023. Bệnh viện Q.1 ghi nhận 468.000 lượt khám ngoại trú, tăng 20% so với năm trước. Đồng thời, bệnh viện ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh, bao gồm đặt lịch khám tại nhà và triển khai ki ốt thông minh đăng ký khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, Trung tâm y tế Q.1 cũng kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Đặc biệt là sởi, với tỷ lệ tiêm vắc xin đạt 97,85%. Mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng cũng được mở rộng để hỗ trợ nhân viên y tế. Và công tác khám sức khỏe người cao tuổi được triển khai tốt, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. “Năm 2025, phòng y tế quận sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát huy công tác dân số. Đồng thời, áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp y tế tư nhân…”, Trưởng phòng Y tế Q.1 nói. Tại hội nghị, các nhân viên y tế làm việc ở các đơn vị khám chữa bệnh có nhiều kiến nghị. Cụ thể, các nhân viên y tế, bác sĩ tại Bệnh viện Q.1 đưa ra các kiến nghị nâng cấp bệnh viện, đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. “Mong các lãnh đạo nâng cấp quy mô bệnh viện và đầu tư trang thiết bị y tế. Thứ nhất là để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, thứ hai là để thu hút bác sĩ giỏi, nguồn nhân lực về bệnh viện làm việc”, một nhân viên y tế của Bệnh viện Q.1 phát biểu. Tương tự, Trưởng trạm y tế P.Cầu Kho cũng kiến nghị các cấp lãnh đạo nâng cấp các trạm y tế và trang thiết bị để có thể phục vụ tốt các chương trình ngành y tế TP.HCM đang thực hiện như khám sức khỏe người cao tuổi… Tổng kết hội nghị, Bí thư Quận ủy Q.1 Dương Anh Đức cho biết thách thức hiện nay của ngành y tế Q.1 là có nhiều doanh nghiệp y tế tư nhân có hiện tượng làm sai, “treo đầu dê bán thịt chó” lợi dụng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trục lợi. Một thách thức nữa là chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chưa xứng tầm một quận trung tâm TP.HCM. Do đó, ông Đức hy vọng Phòng Y tế Q.1, Trung tâm y tế Q.1 và các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn sẽ thực hiện tốt các mục tiêu để phát triển như: đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; giải quyết bài toán nhân lực y tế; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong y tế... Song song đó, việc tăng cường đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.