Mai anh đào Đà Lạt đẹp ngỡ ngàng cuối tháng tư ở ngôi trường phố núi
Trưa 7.1, Tân Hoa xã dẫn thông báo của nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã có 32 người thiệt mạng và 38 người bị thương trong trận động đất mạnh 6,8 độ Richter tại huyện Định Nhật, thành phố Xigaze (Shigatse) của Khu tự trị Tây Tạng. Hàng ngàn ngôi nhà trong khu vực bị hư hại.Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc thông báo tâm chấn được ghi nhận ở tọa độ 28,5 độ vĩ bắc và 87,45 độ kinh đông, có độ sâu 10 km. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ nói rằng trận động đất mạnh 7,1 độ Richter.Những đoạn phim do đài CCTV phát sóng cho thấy nhiều ngôi nhà đổ sập. "Huyện Định Nhật và các khu vực xung quanh đã trải qua các dư chấn rất mạnh và nhiều tòa nhà gần tâm chấn đã đổ sập", CCTV đưa tin.Nhà chức trách địa phương đang điều động lực lượng đến các khu vực để đánh giá tác động của trận động đất. Hiện tại, nhiệt độ tại Định Nhật là âm 8 độ C và sẽ giảm xuống âm 18 độ C vào tối nay, theo Cục Khí tượng Trung Quốc.Huyện vùng cao này có khoảng 62.000 dân và nằm bên phía Trung Quốc của núi Everest. Khu vực này thường xuyên có động đất nhưng đây là trận địa chấn mạnh nhất trong bán kính 200 km trong vòng 5 năm qua.Theo AFP, rung lắc do động đất cũng được ghi nhận tại thủ đô Kathmandu của Nepal và bang Bihar của Ấn Độ. Quan chức Jagat Prasad Bhusal tại vùng Namche của Nepal gần Everest cho biết động đất gây rung chuyển khá mạnh, khiến mọi người thức giấc.Nhà chức trách Nepal và Ấn Độ chưa ghi nhận thiệt hại hay thương vong nào. Hồi năm 2015, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nepal làm gần 9.000 người thiệt mạng và hơn 22.000 người bị thương, phá hủy hơn 500.000 ngôi nhà.Bạn đọc viết: Nhếch nhác trước khu di tích Gò Ô Môi
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Tuổi trẻ cả nước chung sức vì cộng đồng
Trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra hôm 29.12.2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Hồ Tấn Tài dính chấn thương dây chằng đầu gối sau một tình huống nỗ lực khống chế và dứt điểm. Sáng 30.12.2024, anh được đưa đi kiểm tra và các bác sĩ chẩn đoán hậu vệ này chỉ bị đụng dập dây chằng chứ không đứt, không cần phải phẫu thuật. Chấn thương này cần 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả đó là không chính xác do phần cơ của Tấn Tài còn căng sau khi thi đấu. Đến sáng 13.1.2025, cầu thủ quê Bình Định đi chụp chiếu, kiểm tra lại đầu gối. Lần này, các bác sĩ cho biết hậu vệ sinh năm 1997 cần phải phẫu thuật do đứt bán phần dây chằng đầu gối phải. Anh sẽ cần khoảng 9 tháng để có thể trở lại sân cỏ. Dự kiến, Tấn Tài sẽ lên bàn mổ vào sáng ngày 14.1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) muốn hậu vệ này được phẫu thuật ở Vinmec tại Hà Nội, nơi tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang điều trị, phục hồi. Trong khi đó, CLB Bình Dương đề nghị cho Tấn Tài được phẫu thuật ở TP.HCM để tiện cho việc phục hồi sau chấn thương. Nếu ca mổ được thực hiện ở TP.HCM, người phẫu thuật cho Tấn Tài cũng là một bác sĩ tay nghề cao, từng phẫu thuật cho các tuyển thủ quốc gia như Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu... VFF và CLB Bình Dương sẽ làm việc với nhau để sớm thống nhất phương án điều trị tốt nhất cho Tấn Tài, đề cầu thủ này trở lại sân cỏ nhanh nhất có thể. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, khả năng hậu vệ này được phẫu thuật ở TP.HCM là cao hơn.
Theo clip được chia sẻ, em trai đứng trên sân khấu, cầm heo đất tặng vợ chồng chị trong ngày cưới. Trước khi trao, em nói rằng con heo mới nuôi được gần 3 tháng, ngày nào cũng được cho ăn bằng tiền lì xì. "Chị Linh (chị gái) là người chịu thiệt thòi và luôn bảo vệ các em nên em mong anh Quyền (anh rể) sẽ luôn ở bên bảo vệ chị em". Nhiều người vỗ tay trước lời chúc dễ thương của em trai, đồng thời ngưỡng mộ tình cảm chị em dành cho nhau. Cư dân mạng khen cậu bé là người tình cảm, không quên gửi lời chúc hạnh phúc đến cô dâu.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là cô dâu Nguyễn Thị Linh (29 tuổi, ở H.Nam Trực, Nam Định), em trai là Nguyễn Hoàng Bảo Long (11 tuổi). Chị Linh cho biết đây là lần thứ hai em trai tặng heo đất cho chị gái. Trước đó 3 tháng, em gái của chị Linh là Nguyễn Thị Chinh (25 tuổi) lập gia đình, Long cũng dành món quà tương tự tặng chị."Khi nhận món quà này, mình xúc động. Mình trân quý con heo đất em dành dụm tiền lì xì gửi tặng cùng những lời yêu thương, lời dặn dò anh rể quan tâm, bảo vệ mình. Món quà này mình vẫn trưng trong tủ, vợ chồng nhìn vào đó để dành tình cảm, quý trọng hai bên gia đình hơn", cô dâu chia sẻ.Khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người bất ngờ và vui vẻ, càng quý mến em trai hơn. Chị Linh rất ngạc nhiên vì câu chuyện của hai chị em nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.Bảo Long nói rằng vì đang đi học nên không có nhiều tiền, nhưng vẫn muốn tặng các chị gái số tiền có được từ dịp tết, tiền thưởng học sinh giỏi. "Em bỏ tiền trong con heo, biết tin chị sắp lấy chồng nên mua từ trước tết để dành dụm. Em mong hai chị luôn vui vẻ, hạnh phúc, được anh rể yêu thương", Long cho hay.Chị Chinh cũng bày tỏ sự xúc động khi nhận món quà đặc biệt từ em trai.Chị nói rằng đó là tình cảm chân thành của em, những lời chúc đều xuất phát từ tấm lòng, không có sự sắp xếp hay hướng dẫn từ người lớn."Mình cũng khóc rất nhiều trên sân khấu, hạnh phúc khi được mọi người yêu thương và nhận ra tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất. Mình vẫn chưa đập heo, đặt ở phòng để mỗi lần nhìn thấy là luôn nhớ về em trai", chị Chinh nói.Long là con út trong gia đình có 4 chị em (3 gái, 1 trai). Hồi còn nhỏ, em được các chị nâng niu, chăm sóc giống người mẹ thứ hai. Các chị lớn lên đi học xa nhà nhưng vẫn dành thời gian gọi điện, trò chuyện với em. Ngược lại, em trai cũng trông chờ, mong ngóng các chị về để gia đình quây quần bên nhau."Em trai là người rất tình cảm, luôn quan tâm đến các chị gái. Ngày em ấy lên Hà Nội khi mình nhận bằng tốt nghiệp, luôn hỏi thăm chị gái và bạn thân của chị xem có bị mệt không. Thời điểm đó, hội trường đông người, thời tiết nóng nực, Long sợ các chị mất sức, mệt mỏi. Mình ra trường được 3 năm, lúc đó Long mừng vì mình đã tốt nghiệp, luôn chúc chị kiếm được công việc có thu nhập cao", chị Chinh bày tỏ.Chị Chinh luôn mong sau này em trai lớn lên sẽ trở thành người tử tế, luôn tình cảm như hồi còn bé. Có thể thấy rằng tình cảm gia đình đôi khi không cần những điều lớn lao, chỉ cần những cử chỉ chân thành, món quà giản dị trong giây phút quan trọng. Ngoài tình thương của cha mẹ, anh chị em thường giúp đỡ nhau để cuộc sống trở nên ý nghĩa, đong đầy hạnh phúc.
Màu truyền thống sáng bừng trong... âm nhạc ngày Valentine
MOU giữa VinFast và BNI không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng của hai bên trong việc cung cấp giải pháp tài chính và cuộc cách mạng giao thông xanh ở Đông Nam Á, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Indonesia.Theo Biên bản ghi nhớ, VinFast và BNI sẽ tích cực làm việc hướng tới mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững của Indonesia. Trọng tâm của hợp tác là đầu tư, phát triển và cung cấp các giải pháp tài chính hỗ trợ hệ sinh thái xanh của VinFast, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Indonesia dễ dàng chuyển đổi sang giao thông điện hóa.BNI sẽ đóng vai trò là đối tác chiến lược toàn diện, tư vấn chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thị trường, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn và sản phẩm tài chính cho VinFast, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup, cũng như đối tác và khách hàng của VinFast.Trong khi đó, VinFast và các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cam kết mang đến những đặc quyền ưu đãi cho nhân viên và đối tác của BNI. Các đặc quyền này bao gồm ưu đãi đặc biệt về giá cho xe điện VinFast và những sản phẩm/dịch vụ liên quan, các giải pháp tài chính linh hoạt được thiết kế riêng nhằm đẩy mạnh việc sử dụng xe điện và chuyển đổi xanh tại BNI.Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức và thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Indonesia, tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với mục tiêu Net Zero và sự phồn thịnh bền vững của quốc gia này, góp phần khẳng định và tăng cường mối quan hệ đối tác "Việt Nam - Indonesia: Quan hệ đối tác vì tiến bộ và thịnh vượng".Ông Agung Prabowo, Thành viên Hội đồng quản trị, mảng Bán buôn và Ngân hàng quốc tế, ngân hàng BNI, chia sẻ: "BNI cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các sáng kiến xanh, giải pháp thân thiện với môi trường và khẳng định trách nhiệm xã hội. Chúng tôi rất ấn tượng với hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" tiên phong của VinFast tại Indonesia. Với mục tiêu chung về thúc đẩy phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng sự hợp tác này không chỉ mang lại những cơ hội kinh doanh chiến lược mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Indonesia và Việt Nam, hướng tới sự thịnh vượng kinh tế - xã hội lâu dài".Bà Phạm Thùy Linh, Phó tổng giám đốc VinFast toàn cầu cũng bày tỏ rất hân hạnh được đồng hành cùng BNI, một tổ chức tài chính uy tín hàng đầu tại Indonesia. VinFast cam kết nỗ lực hết sức để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang xe điện của người dân Indonesia một cách thuận lợi và an tâm nhất. "Với sự hợp tác này, chúng tôi mong muốn chung tay kiến tạo những giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển xanh và bền vững của Indonesia" - bà Phạm Thùy Linh nói.Sau hơn một năm hiện diện tại Indonesia, VinFast đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến thần tốc: Chính thức động thổ nhà máy lắp ráp, giới thiệu dải sản phẩm đa dạng và các chính sách bán hàng - hậu mãi tiên phong, nhanh chóng mở rộng mạng lưới đại lý và xưởng dịch vụ trên khắp Indonesia.Đặc biệt, VinFast đã hợp tác với GSM và V-GREEN để xây dựng hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" bao trùm và toàn diện tại Indonesia, góp phần kiến tạo một tương lai xanh - sạch - phồn thịnh, đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Indonesia, hướng tới tiến bộ, thịnh vượng.