Cơ quan tình báo kín tiếng Canada lộ diện sau vụ rò rỉ về Trung Quốc
Theo ghi nhận của Thanh Niên sáng 8.3, hàng loạt khí tài hiện đại như xe bọc thép, xe chữa cháy, xe chống đạn… của lực lượng công an nhân dân được trưng bày tại khu vực hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) phục vụ người dân và du khách thập phương tới tham quan.Triển lãm trang bị kỹ thuật, khí tài nằm trong khuôn khổ chương trình "Vinh quang Công an nhân dân Việt Nam" diễn ra trong 2 ngày 8 - 9.3 tại khu vực hồ Gươm.Bộ Công an cho hay, trong 2 ngày diễn ra sự kiện, người dân sẽ có cơ hội hòa mình vào 8 hoạt động đặc sắc, mang đậm dấu ấn của lực lượng công an nhân dân; được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn mô tô dẫn đoàn, nhạc kèn, kỵ binh, võ thuật và khí công mãn nhãn hay màn biểu diễn tình huống truy bắt tội phạm đầy kịch tính, nghẹt thở; huấn luyện chuyên nghiệp cảnh khuyển phát hiện dấu vết tội phạm do chính lực lượng thể hiện.Khép lại chuỗi hoạt động là chương trình gala âm nhạc "Vinh quang Công an nhân dân Việt Nam" diễn ra tối 9.3, tại trung tâm Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.Tại sao phanh trước trên xe máy không bố trí bên tay trái?
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Madam Pang sẽ thưởng lớn cho đội tuyển Thái Lan nếu vô địch futsal châu Á
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Pharmaton trong năm qua là việc đạt giải thưởng "Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng". Đây là giải thưởng thường niên do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tổ chức. Với mục tiêu tôn vinh những sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn, ứng dụng công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, giải thưởng này được xem là một trong những chuẩn mực cao nhất trong ngành.Pharmaton tự hào khi 3 năm liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý trong khuôn khổ giải thưởng này. Năm 2025, thương hiệu tiếp tục nhận được Cúp Vàng vì sức khỏe cộng đồng dành cho hai sản phẩm chủ lực là TPBVSK Pharmaton Energy và TPBVSK Pharmaton Essential; Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng dành cho sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, TPBVSK Pharmaton Kiddi Syrup.Ngoài các giải thưởng trong nước, Pharmaton còn được bình chọn là "Sản phẩm Dinh dưỡng thể thao được yêu thích" tại giải thưởng Runners of The Year 2024. Đây là giải thưởng do VnExpress tổ chức thường niên, thu hút sự tham gia của hàng ngàn vận động viên và người yêu thể thao.Danh hiệu này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của các sản phẩm Pharmaton trong việc cung cấp năng lượng, hỗ trợ sức khỏe và nâng cao thể lực, đặc biệt đối với những người có lối sống năng động hoặc thường xuyên luyện tập thể thao.Hiện nay Pharmaton sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Mỗi sản phẩm đều được phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học tiên tiến và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.Phía sau những giải thưởng danh giá là nỗ lực không ngừng nghỉ của Pharmaton trong việc nghiên cứu và đổi mới sản phẩm. Thương hiệu đã đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu với những cải tiến về chất lượng vượt trội. Từ việc áp dụng các công nghệ hiện đại đến việc lựa chọn nguyên liệu cao cấp, mỗi sản phẩm của Pharmaton đều thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Năm 2025 chỉ mới là khởi đầu cho một hành trình phát triển bền vững và đầy hy vọng của Pharmaton. Những giải thưởng danh giá là sự công nhận và là động lực để Pharmaton tiếp tục vươn xa, khẳng định vị thế là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thực phẩm chức năng. Với tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, Pharmaton sẽ tiếp tục mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong tương lai gầnDòng sản phẩm dành cho người lớn - TPBVSK Pharmaton Energy và TPBVSK Pharmaton Essential: Với công thức chứa nhân sâm G115, kết hợp cùng 12 loại vitamin và 6 loại khoáng chất thiết yếu, sản phẩm giúp hỗ trợ tỉnh táo, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.Dòng sản phẩm dành cho trẻ nhỏ TPBVSK Pharmaton Kiddi Syrup: Với công thức chuyên sâu cho trẻ em, sản phẩm này giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp xương chắc khỏe.
Ngay như Master Chef Phan Tôn Tịnh Hải, nổi tiếng là giảng viên, giám khảo trong lĩnh vực ẩm thực, cũng gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm qua kênh online. Nữ đầu bếp chia sẻ: "Việc bán hàng livestream cần có lượng khách quen và có thời gian để duy trì tương tác liên tục. Tôi có nhiều sản phẩm chất lượng, được khách hàng đánh giá cao nhưng công việc lại quá bận rộn, dù rất muốn và ấp ủ xây dựng một kênh bán hàng qua mạng nhưng hiện nay tôi thỉnh thoảng chia sẻ vài video clip nấu ăn chứ thực tế không thể sắp xếp để bán hàng online được".
Tăng trưởng mạnh, VinFast đạt doanh thu gần 1,2 tỉ USD năm 2023
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.