‘Địa ngục thiên đàng’ chào đón Argentina
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.Hội chợ tôn vinh nông sản sạch, đặc sản Việt
Như Thanh Niên thông tin, hôm 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1, TP.HCM ra lệnh tạm giữ Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) và Bùi Thị Ngọc Anh (54 tuổi) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Họ được xác định là người xuất hiện trong clip hành hung tài xế công nghệ trên đường Lê Duẩn, khiến dư luận không khỏi bức xúc. Chia sẻ với chúng tôi, nghệ sĩ Quốc Thảo “sốc” khi theo dõi vụ việc. Ông thấy bức xúc trước tình trạng nhiều người dùng từ ngữ nặng nề, đổ thừa nhau và thậm chí là ẩu đả khi va chạm giao thông. “Đây là điều phản cảm. Tại sao lại phải dùng lời lẽ thô tục và dùng bạo lực để giải quyết? Tại sao mình không xử lý văn minh hơn, chọn ngồi lại với nhau để nói chuyện. Kể cả khi mình không mua bảo hiểm thì cũng có thể thương lượng được, vì tính mạng con người vẫn là trên hết. Nhiều người hành động cho thấy rất côn đồ. Đó là vấn nạn cần lên án để người dân thay đổi về mặt nhận thức, cách hành xử”, ông nêu quan điểm.Từ câu chuyện cặp vợ chồng hành hung tài xế công nghệ, Quốc Thảo đặt vấn đề về việc giáo dục "cần giáo dục từ học sinh, trong môi trường nhà trường". Diễn viên Minh Luân cho biết hiện nay tình trạng va quệt xe rồi dẫn đến xô xát ngay trên đường xảy ra khá phổ biến. Nam diễn viên cho biết qua báo chí, anh biết đã có rất nhiều trường hợp xảy ra va chạm rồi hành hung người khác, sau đó bị cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn liên tục tăng lên. "Hy vọng qua trường hợp của cặp vợ chồng kia, mọi người có ý thức chấp hành nghiêm luật giao thông, học tính kiềm chế và có cách hành xử văn minh hơn. Mỗi người nhường nhau một chút, đừng để một phút nóng giận rồi hành xử nông nổi mà ảnh hưởng đến người khác và hại luôn chính bản thân mình. Với những trường hợp này, hy vọng cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm để răn đe. Tôi nghĩ đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho mọi người về ý thức khi tham gia giao thông, về cách hành xử của bản thân làm sao để không rơi vào trường hợp như vậy", diễn viên Hai Muối cho hay. Theo MC Vũ Mạnh Cường, vụ việc cặp vợ chồng hành hung tài xế công nghệ cần được chấn chỉnh nghiêm. MC của các cuộc thi hoa hậu chia sẻ bản thân luôn đề cao việc xử lý có tình, có văn hóa ở những nơi công cộng nên cảm thấy bức xúc khi một số người dân chọn ẩu đả, chứng tỏ sức mạnh “cơ bắp” thay vì bình tĩnh giải quyết. “Tôi mong pháp luật cần xử lý nghiêm để những tình huống như vậy không xảy ra nữa. Trong thời điểm này, những hình ảnh bạo lực tràn ngập trên mạng xã hội vô tình làm cho mọi người tiếp nhận một cách sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật. Điều đó gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội”, Vũ Mạnh Cường thẳng thắn nêu quan điểm về vụ hành hung. Hôm 2.1, Công an thành phố Bến Cát (Bình Dương) cũng đã phối hợp với Công an tỉnh An Giang bắt giữ nghi phạm Lê Văn Hiền để điều tra làm rõ hành vi đánh người dập não sau va chạm giao thông. Việc nhiều trường hợp bạo lực xảy ra sau va chạm giao thông khiến không ít người bất bình. Không riêng gì nghệ sĩ, cư dân mạng bức xúc trước cách cư xử thô lỗ, bạo lực và cho rằng những người này cần phải trả giá đắt cho hành vi của mình. Một tài khoản bình luận: “Đáng đời những kẻ xem thường pháp luật. Cần lên án mạnh mẽ những hành vi này để văn hóa nơi công cộng ngày càng nâng cao hơn”. Người xem khác chia sẻ: “Muốn cho xã hội được an toàn, đối xử với nhau văn minh lịch sự thì phải xử lý thích đáng theo pháp luật”.
Chỉ đạo mới nhất của UBND TP.HCM sau khi lãnh đạo Apax Leaders bị bắt
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một tài xế xe công nghệ đứng giao hàng cho khách trong hẻm thì bị một người đàn ông đến hành hung.Theo đó, đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại cảnh nam tài xế xe công nghệ chạy xe vào con hẻm để nhận hàng hóa từ khách. Lúc này, một người đàn ông khác ngoài 40 tuổi, cũng mặc đồ xe công nghệ, chạy xe đến dừng lại, chặn trước đầu nam tài xế. Người đàn ông lớn tiếng, chỉ tay vào mặt nam tài xế quát "mày chửi tao cái gì, lúc nãy mày chửi tao cái gì" rồi đấm thẳng vào mặt người này.Nam tài xế bước xuống xe, phản kháng lại người đàn ông. Thấy đánh nhau, người trong hẻm đứng ra can ngăn, tuy nhiên người đàn ông tiếp tục lao đến đấm liên tục nam tài xế. Người này còn đốt vật gì đó ném về phía nam tài xế gây ra tiếng nổ lớn.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.T.L (22 tuổi, ở Q.12) cho biết, mình là người bị đánh trong clip lan truyền trên mạng xã hội.Theo đó, khuya 31.12 anh L., chạy xe vào hẻm 748 Thống Nhất (P.15, Q.Gò Vấp) để nhận hàng đi giao cho khách. Khi vào hẻm anh L. thắng xe gấp suýt va chạm với một xe máy của người đàn ông mặc áo xe công nghệ.Anh L., sau đó chạy xe đi đến chỗ nhận hàng cách đó khoảng 100 m. Lúc này người đàn ông chạy xe máy đến lớn tiếng và xảy ra vụ việc như trong clip."Tôi bị người đàn ông đánh, chìa khóa xe trong tay người đàn ông trúng mặt làm răng tôi bị mẻ. Người đàn ông còn lấy pháo trong người ra châm lửa đốt, ném về phía tôi", anh L. cho biết.Liên quan vụ người đàn ông đánh, ném pháo tài xế xe công nghệ, cùng ngày, tiếp nhận thông tin từ Báo Thanh Niên, một cán bộ Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết sẽ cho người kiểm tra, xác minh làm rõ.
U.22 Indonesia đang nhắm tới ứng viên chất lượng cho vị trí HLV trưởng tại SEA Games 33. Ông Indra Sjafri nhiều khả năng không còn đảm nhiệm cương vị "thuyền trưởng", mà nhường chỗ cho HLV Gerald Vanenburg, cái tên mới mẻ trong làng huấn luyện ở khu vực Đông Nam Á.Gerard Vanenburg không phải gương mặt xa lạ với người hâm mộ bóng đá Hà Lan. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Vanenburg từng khoác áo những đội bóng tiếng tăm như Ajax Amsterdam (chơi 173 trận, ghi 64 bàn) hay PSV Eindhoven (chơi 199 trận, ghi 48 bàn). Ông có 42 trận chơi cho đội tuyển Hà Lan ở giai đoạn 1982 - 1992, ghi 1 bàn.Bên cạnh đó, Vanenburg cũng từng chơi cho FC Utrecht, Cannes, Jubilo Iwata và 1860 Munich. Ông đã thi đấu ở 4 quốc gia (Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản), được đánh giá có vốn kinh nghiệm phong phú, từng tiếp xúc với nhiều trường phái bóng đá khác nhau.Gerard Vanenburg giải nghệ năm 2000 và khởi đầu sự nghiệp huấn luyện với cương vị HLV đội trẻ PSV trong 5 năm. Sau đó, cựu tuyển thủ Hà Lan chuyển đến nhiều CLB, đảm nhiệm các cương vị khác nhau như HLV, trợ lý. Ông được tân HLV Patrick Kluivert lựa chọn vào đội ngũ trợ lý ở đội tuyển Indonesia. Rất có thể, Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) nhắm tới ông Vanenburg để đảm bảo sự tiếp nối về mặt lối chơi và cách vận hành từ U.22 đến đội tuyển quốc gia, khi cả hai đội đều được dẫn dắt bởi các HLV người Hà Lan.Thử thách đầu tiên của HLV Vanenburg cùng U.22 Indonesia là vòng loại U.23 châu Á 2026 (khởi tranh vào tháng 9.2025), khi đội trẻ xứ vạn đảo hướng tới mục tiêu góp mặt ở vòng chung kết. Đến tháng 11, U.22 Indonesia sẽ bước vào chiến dịch quan trọng nhất năm, mang tên SEA Games 33. Sức ép cho HLV Vanenburg tại SEA Games 33 sẽ rất lớn. Ông Indra Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32 và về nhì ở SEA Games 30, nhưng chỉ sau thất bại cùng U.20 Indonesia ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025, HLV kỳ cựu này đã bị chỉ trích dữ dội.Ông Sjafri đã cân nhắc quyết định từ chức, trong khi CNN Indonesia đưa tin PSSI đang tính toán tương lai HLV này, trong đó để ngỏ khả năng sa thải. Trả lời trên báo chí Indonesia, một số chuyên gia bóng đá cho rằng HLV Sjafri đã không làm tròn nhiệm vụ khi U.20 Indonesia chỉ giành 1 điểm sau 3 trận. Tuy nhiên khó trách cựu HLV U.22 Indonesia khi đội trẻ nước này rơi vào bảng đấu quá khó (với U.20 Iran và U.20 Uzbekistan), do đó khả năng gây bất ngờ của U.20 Indonesia gần như là con số 0. Do đó, nếu không bảo vệ thành công tấm HCV ở SEA Games 33, HLV Vanenburg khó giữ ghế. Dù vậy, chất lượng cầu thủ trẻ Indonesia là vấn đề. Khác với đội tuyển Indonesia với sự nâng cấp từ lực lượng nhập tịch, các tài năng trẻ bản địa của Indonesia lại không thường xuyên được ra sân. Cầu thủ U.22 bản địa duy nhất được tin dùng ở đội tuyển Indonesia là Marselino Ferdinan. Những ngôi sao lớn nhất của U.22 Indonesia như Marselino Ferdinan, Rafael Struick, Ivar Jenner hay Justin Hubner đều đang chơi bóng tại châu Âu. Khả năng U.22 Indonesia gọi được những cầu thủ này về đá SEA Games 33 (không thuộc khuôn khổ FIFA Days) là cực thấp. Tại AFF Cup 2024, HLV Shin Tae-yong chỉ gọi được duy nhất Marselino về đá. Các cầu thủ còn lại đều không được đội bóng chủ quản đồng ý trả về đội tuyển. Thiếu các cầu thủ nhập tịch ở châu Âu, Indonesia đã bị loại cay đắng ở vòng bảng, chỉ giành 4 điểm sau 4 trận.Đó là lời cảnh báo cho U.22 Indonesia ở SEA Games 33. Thiếu các cầu thủ nhập tịch, thầy trò HLV Vanenburg không dễ bảo vệ tấm HCV.
Ngọc Phạm: Từng mệt mỏi trong hôn nhân với Jimmii Nguyễn
Hãng Reuters ngày 23.1 đưa tin chính quyền của Tổng thống Donald Trump vừa chỉ đạo các công tố viên điều tra những quan chức chống lại những nỗ lực thực thi những quy định đối phó người nhập cư lậu, trong nỗ lực tăng cường trấn áp do ông đưa ra vào ngày đầu tiên sau khi nhậm chức.Theo bản ghi chép do Reuters trích dẫn ngày 23.1, quyền Thứ trưởng Tư pháp Emil Bove chỉ đạo các nhân viên bộ này rằng giới chức cấp tiểu bang và địa phương phải hợp tác với nỗ lực đối phó nạn nhập cư lậu. Bên cạnh đó, các công tố liên bang "cần điều tra những sự việc liên quan bất cứ hành vi sai phạm nào để xem xét xử lý".Bộ Tư pháp cũng có thể kiện những luật gây phức tạp cho nỗ lực của chính quyền liên bang, theo ông Bove.Chính sách trên được đưa ra khi chính quyền mới của đảng Cộng hòa chuẩn bị tăng cường kiểm soát nhập cư bất hợp pháp tại các thành phố có lượng người nhập cư lớn, dẫn đến nguy cơ đối đầu với các quan chức ở các thành phố như New York và Chicago vốn thiếu hợp tác với nỗ lực này.Bản ghi chép mới thể hiện việc Bộ Tư pháp nỗ lực ủng hộ chương trình nghị sự của ông, khi không chỉ nhằm vào việc truy tố những người nhập cư bất hợp pháp hoặc những người tuyển dụng họ vào các vị trí quan chức thành phố và tiểu bang. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các hành động hành pháp mà Tổng thống Trump đã thực hiện để hạn chế nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên hàng đầu của ông.Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (từ năm 2017-2021), nhiều quan chức đảng Dân chủ đã từ chối hợp tác với nỗ lực thực thi của ông, và một số người còn tuyên bố sẽ phản đối một lần nữa."Chúng tôi biết rằng mình không phải tham gia các hoạt động thực thi về di trú", theo CNN dẫn lời Tổng chưởng lý California Rob Bonta thuộc đảng Dân chủ.Tuy nhiên, sự phản kháng trong đảng Dân chủ lần này không phải là đồng nhất. Tại Hạ viện Mỹ hôm 22.1, có đến 46 đảng viên Dân chủ tham gia cùng 217 đảng viên Cộng hòa thông qua luật buộc những người nhập cư bất hợp pháp phải bị giam giữ để trục xuất nếu họ bị buộc tội trộm cắp.Dự luật này đã được Thượng viện thông qua với sự ủng hộ của đảng Dân chủ và hiện đang trên đường đến bàn làm việc của ông Trump để ký thành luật.