Khởi động Awesome Academy 2024 đồng hành các game thủ trẻ
Khác với ô tô đã qua sử dụng, khách hàng khi mua ô tô mới đều được hưởng chính sách bảo hành chính hãng sau khoảng 3 - 5 năm đầu sử dụng. Tùy theo chính sách của mỗi nhà sản xuất với mỗi dòng xe sẽ áp dụng thời hạn bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km; hay 5 năm hoặc 150.000 km tùy điều kiện nào đến trước.Với chính sách bảo hành của nhà sản xuất, người dùng ô tô sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong những năm đầu sử dụng xe. Bởi nếu các linh kiện, phụ tùng hay hệ thống trên xe gặp vấn đề trong điều kiện được bảo hành sẽ được nhà sản xuất sửa chữa, thay thế miễn phí. Tuy nhiên, để nhà sản xuất cũng đưa ra một số điều kiện với người dùng để ô tô mới được hưởng chính sách bảo hành chính hãng. Một trong số đó là phải bảo dưỡng ô tô định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Thông thường, để được hưởng chính sách bảo hành, trong khoảng 3 - 5 năm sử dụng ô tô, các chủ xe thường mang xe vào xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng. Tuy nhiên, khi ô tô đã hết thời hạn được bảo hành, không ít chủ xe thường phân vân nên chọn đại lý chính hãng hay gara ngoài để bảo dưỡng. Bởi mỗi nơi đều có những ưu điểm, hạn chế riêng về gói dịch vụ, chất lượng, thời gian cũng như chi phí bảo dưỡng.Ưu điểm:Với các chủ xe không rành về ô tô, xưởng dịch vụ chính hãng là địa điểm thường được họ lựa chọn để bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, phụ tùng chính hãng… các xưởng dịch vụ chính hãng sẽ mang đến sự an tâm hơn.Bên cạnh đó, các xưởng dịch vụ chính hãng thường được trang bị đầy đủ các loại máy móc, đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cùng sự minh bạch, rõ ràng trong khâu sửa chữa, thay thế phụ tùng… Do đó, phương án sửa chữa cũng tốt hơn. Ngoài ra, chủ xe không phải lo lắng về nguồn gốc, chất lượng phụ tùng, linh kiện thay thế.Hạn chế:Việc bảo dưỡng ô tô tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng tồn tại một vài hạn chế khiến chủ xe cảm thấy không được thoải mái. Thứ nhất, vào mỗi dịp cuối tuần hay trước các kỳ nghỉ lễ, lượng xe bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng khá đông, nên chủ xe phải chờ đợi lâu, mất nhiều thời gian.Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng theo quy định, tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất nên nhiều khi có những chi tiết có thể sửa chữa hoặc tái sử dụng cũng bị bắt buộc thay thế. Đặc biệt, chi phí bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ chính hãng thường cao hơn các đại lý, garage bên ngoài khoảng 15 - 20%.Tương tự các xưởng dịch vụ chính hãng, bảo dưỡng ô tô đã hết hạn bảo hành tại các garage ngoài cũng có ưu điểm, hạn chế cần xem xét, cân nhắc trước khi lựa chọn.Ưu điểm:Với các garage ngoài chuyên sửa chữa thời gian bảo dưỡng sửa chữa thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe hơn, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ. Bởi so với xưởng dịch vụ chính hãng, chủ xe có rất nhiều lựa chọn với các garage ngoài, do đó có thể chọn garage thân quen hay các garage gần nhà để thuận tiện hơn.Bên cạnh đó, khi ô tô gặp vấn đề, với một số chi tiết, bộ phận sau khi được tư vấn chủ xe có thể lựa chọn giữa việc thay thế mới hoặc gara đưa ra phương án sửa chữa, thậm chí chủ xe có thể tự đặt phụ tùng để gara hỗ trợ thay thế, lắp đặt. Đặc biệt, các garage bên ngoài thường có phí dịch vụ bảo dưỡng thấp hơn so với các trung tâm dịch vụ chính hãng. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều chủ xe chọn các gara bên ngoài để bảo dưỡng sau khi ô tô hết hạn bảo hành.Hạn chế:Tiết kiệm chi phí tuy nhiên việc bảo dưỡng ô tô tại các garage bên ngoài cũng tiềm ẩn không ít rủi ro lớn về chất lượng phụ tùng và tay nghề người thợ. Chất lượng sửa chữa tại các garage bên ngoài cũng có sự khác nhau do đó chủ xe cần cân nhắc để lựa chọn garage phù hợp.Tùy vào nhu cầu, sự thuận tiện hay chi phí… chủ xe nên tính toán lựa chọn địa điểm phù hợp để chăm sóc, bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi xưởng dịch vụ chính hãng hay garage ngoài đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Do đó, nếu không rành về ô tô và để yên tâm hơn về chất lượng, phụ tùng thay thế… nên chọn xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng xe. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và thoải mái lựa chọn phụ tùng, linh kiện… có thể mang xe đến garage ngoài để bảo dưỡng.Porsche Panamera 4 Sport Turismo, khi sang chảnh đi cùng thể thao
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
'Biển người' ở công viên bến Bạch Đằng TP.HCM chờ ngắm pháo hoa lễ 30.4
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, coi đây là tài sản vô giá, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và chia sẻ niềm vui với người dân Việt Nam khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đã giành chức vô địch tại giải AFF vừa qua.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên đã rà soát hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực kể từ sau Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ hai nước đến nay, giải quyết dứt điểm được nhiều vấn đề tồn đọng và đề ra phương hướng hợp tác song phương trong năm 2025.Hai bên vui mừng khi quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển mạnh khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ước đạt 2,2 tỉ USD, vượt mốc 2 tỉ USD hai bên đã đề ra, phấn đấu nâng kim ngạch hai nước lên tới 5 tỉ USD trong thời gian tới; tiếp tục cùng hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; hợp tác văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ…Hoan nghênh kết quả Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị Việt Nam, đặc biệt là của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong triển khai các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác cấp cao với điểm nhấn là giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của nhiều dự án.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao Chính phủ hai nước, các ban, ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai nước theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Ông đề nghị các cơ quan ban, ngành của hai nước tập trung cao độ, triển khai tích cực các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất; đồng thời, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, nhất là kết nối tài chính, hạ tầng, giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch...
đình tuyên
CSGT đạp ngã xe người vi phạm: Quyền của CSGT khi tuần tra giao thông tới đâu?
Khai thác bệnh sử, các y bác sĩ tại bệnh viện ghi nhận trước đó bệnh nhân V. có sử dụng dương vật giả để cho vào hậu môn sau đó không lấy ra được.