Leonardo DiCaprio khuyên Timothée Chalamet đừng đóng phim siêu anh hùng
Tổng thống Aoun cho biết ông Salam đã nhận được 84 trong tổng số 128 phiếu ủng hộ tại quốc hội. Ông Aoun đã triệu tập ông Salam và giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Ông Salam đang ở nước ngoài và dự kiến trở về Li Băng vào ngày 14.1, Reuters đưa tin.Phát biểu trước báo chí ngày 13.1, tổng thống Li Băng nói rằng ông kỳ vọng quá trình lập chính phủ sẽ diễn ra suôn sẻ và sớm nhất có thể. Trước khi có quyết định về nhân sự lãnh đạo mới, ông Najib Mikati đã giữ chức thủ tướng lâm thời Li Băng trong hơn 2 năm.Theo Reuters, việc lựa chọn ông Salam nêu bật sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các nhóm chính trị tại Li Băng, khi lực lượng Hezbollah tại Li Băng được cho là bị giảm ảnh hưởng sau hơn 1 năm giao chiến với Israel. Một số nhà lập pháp Li Băng là thành viên Hezbollah mong muốn ông Mikati tiếp tục làm thủ tướng.Ông Nawaf Salam, 72 tuổi, là chánh án Tòa án Công lý Quốc tế từ tháng 2.2024. Ông xuất thân từ gia đình chính trị có tiếng tại thủ đô Beirut, Li Băng. Ông có chuyên môn về luật và khoa học chính trị và từng có thời gian học tại Đại học Harvard (Mỹ) và Viện nghiên cứu chính trị Paris (Pháp). Ông là đại sứ Li Băng tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2007.Hồi tháng 7.2024, khi đang giữ chức chánh án ICJ, ông thông báo cơ quan này ra phán quyết cho rằng việc Israel hiện diện trên những lãnh thổ của người Palestine là vi phạm và yêu cầu rút khỏi những nơi này. Tuy nhiên, phán quyết không mang nhiều giá trị ràng buộc và Israel coi quan điểm của ICJ là "dối trá".Ông Trump sẽ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc nếu đắc cử?
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Quảng Trị: Mạo danh Huyện đoàn Cam Lộ kêu gọi hỗ trợ thiệt hại mưa lũ
"Lãnh đạo HUTECH không đặt chỉ tiêu cụ thể cho đội bóng, mà động viên các bạn cố gắng hết sức mình. Chúng tôi không đặt nặng thành tích, xác định đây là nơi rèn luyện sức khỏe, giao lưu học hỏi, giúp các bạn sinh viên hoàn thiện và tốt hơn từng ngày", Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trải lòng trước giải.Đá với tinh thần học hỏi và rèn luyện cũng là phương châm thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam mang tới giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025). Năm nay cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập trước, nên HUTECH đến giải với mong muốn cống hiến những gì tốt nhất, để lại sân chơi bóng đá học đường ấn tượng đẹp.Dù không đề cao chuyện thành tích, nhưng đến giờ, HUTECH lại đang là tân binh để lại ấn tượng đậm nét bậc nhất. Ở bảng C, Nguyễn Minh Trí cùng đồng đội đã thắng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đội được mệnh danh là "hiện tượng" khi đã loại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) với tỷ số 2-1 trong trận ra quân nhờ thế trận phản công chặt chẽ và tận dụng tối đa cơ hội. Đến trận thứ hai gặp đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, các chàng trai HUTECH dù hòa 0-0, nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Nam tổ chức phòng ngự khoa học và kín kẽ, khiến đối thủ có rất ít cơ hội tiếp cận cầu môn. Đồng thời ở khâu phản công, Nguyễn Minh Trí, Trần Hữu Bình và Roãn Trung Đức lại mang đến những mảng miếng phối hợp đặc sắc và hiệu quả đến mức... dân chuyên có lẽ cũng phải đánh giá cao. Tình huống "xoay compa" rồi chọc khe cho đồng đội của Minh Trí ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội là pha xử lý đúng chất sinh viên: hồn nhiên, ngẫu hứng và khó lường. Thay vì cầm chân đối thủ để lấy 1 điểm, HUTECH đã đẩy cao dồn ép đối thủ trong những phút cuối, và thực sự đã có thể thắng nếu chắt chiu hơn. Ở sân chơi sinh viên, không nhiều đội có thể ép sân Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Mấu chốt của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là tinh thần đoàn kết. Không ngôi sao nào quan trọng hơn lối chơi tập thể. Chính sự gắn kết giữa các tuyến, cách vận hành khoa học và kỷ luật đã giúp thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam từng bước vượt khó. Bởi vậy mà dù khởi đầu tốt, nhưng ban huấn luyện HUTECH khẳng định "sẽ cố gắng từng trận đấu một" và chưa vội nghĩ ngợi quá xa.Tinh thần thể thao của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM còn được thể hiện trên khán đài, với dàn cổ động vừa đông, vừa chất. Các CĐV HUTECH cổ vũ miệt mài suốt trận đấu, dù đội nhà thăng hoa hay gặp khó, cũng đều cất tiếng hát với các ca khúc truyền thống của trường."Cố lên, sắp thắng rồi, sắp thắng rồi" là lời cổ vũ quen thuộc, đã đồng hành cùng HUTECH từ vòng loại đến tận vòng chung kết. Điểm tựa từ cầu thủ thứ 12 đã đưa thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam chinh phạt từng thử thách.Với 4 điểm sau 2 trận, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã lọt vào bán kết. Trận cuối bảng C gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (đội đã bị loại) là cơ hội để HUTECH nhào nặn và hoàn thiện lối chơi. Dù gặp đối thủ nào ở tứ kết, hãy tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã sẵn sàng.
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 5.1.2025.KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...Ký hiệu trúng đặc biệt:Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Yevgeny Prigozhin: Từ biệt danh 'đầu bếp' đến trùm lính đánh thuê
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.